Chỉ một đêm, 40 tỷ phú thế giới bỏ túi hơn 19 tỷ USD
Báo cáo việc làm tháng 7 của Mỹ tốt hơn mong đợi đã giúp 40 người giàu nhất hành tinh bỏ túi 19,4 tỷ USD chỉ trong đêm 3/8
Báo cáo việc làm tháng 7 của Mỹ tốt hơn mong đợi cùng với những báo cáo kinh doanh lạc quan của các doanh nghiệp, đã giúp thị trường chứng khoán tăng vọt và tài sản ròng của 40 người giàu nhất hành tinh tăng thêm 19,4 tỷ USD chỉ trong một đêm 3/8, hãng tin tài chính Bloomberg cho biết.
Người kiếm chác được nhiều nhất trong ngày 3/8 là "đại gia" bán lẻ người Tây Ban Nha Amancio Ortega. Ông này đã kiếm được 2,8 tỷ USD nhờ cổ phiếu của hãng bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới Inditex SA tăng 5,4%. Theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg, tài sản của người giàu nhất châu Âu này hiện là 45,1 tỷ USD.
Trong khi đó, tài sản của người giàu nhất thế giới Carlos Slim đã bị hụt 569 triệu USD trong tuần, xuống 74,9 tỷ USD. Đứng thứ hai về độ giàu trên thế giới, theo danh sách của Bloomberg, vẫn là Bill Gates với tài sản ít hơn Carlos Slim 12,2 tỷ USD. Người về thứ ba là Warren Buffett với tài sản ròng 45,9 tỷ USD.
Kristen Scarpa, chiến lược gia đầu tư thuộc Hãng quản lý tài sản Barclays có trụ sở tại thành phố New York, cho biết tâm lý của giới đầu tư đã chuyển sang hướng tích cực. Tăng trưởng việc làm đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tiêu dùng, yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế đầu tàu thế giới hồi phục.
Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày hôm qua, trong tháng 7 vừa qua, các nhà tuyển dụng nước này đã tạo được thêm 163.000 việc làm, tăng hơn 2 lần so với con số hồi tháng 6 và ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua. Báo cáo này đã giúp giới đầu tư lấy lại tinh thần sau những cú sốc hồi đầu tuần.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh sau thông tin trên. Trong đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 217,29 điểm, tương ứng 1,69%, lên 13.096,17 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 25,99 điểm, tương ứng 1,9%, lên 1.390,99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 58,13 điểm, tương ứng 2%, lên mức 2.967,90 điểm.
Với phiên tăng điểm mạnh này, thị trường chứng khoán Mỹ đã giành lại được tất cả những gì "thất lạc" trong tuần sau 2 cuộc họp thất vọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Tính chung cả tuần giao dịch này, Dow Jones tăng 0,2%, S&P 500 tăng 0,4% và Nasdaq Composite cộng 0,3%.
Tình hình chứng khoán châu Âu cũng diễn biến tương tự. Kết thúc phiên 3/8, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 124,98 điểm, tương ứng 2,21%, lên 5.787,28 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 141,73 điểm, tương ứng 4,38%, lên 3.374,19 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 259,57 điểm, tương ứng 3,93%, lên 6.865,66 điểm.
Một yếu tố khác cũng góp phần làm thị trường lạc quan là các chuyên gia phân tích đánh giá rằng, điều kiện mà Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đưa ra trong phát biểu hôm 2/8 rất có khả năng sớm được thực hiện, bởi lẽ "lục địa già" đang phải vật lộn tìm lối ra cho khủng hoảng nợ công.
Người kiếm chác được nhiều nhất trong ngày 3/8 là "đại gia" bán lẻ người Tây Ban Nha Amancio Ortega. Ông này đã kiếm được 2,8 tỷ USD nhờ cổ phiếu của hãng bán lẻ quần áo lớn nhất thế giới Inditex SA tăng 5,4%. Theo Chỉ số tỷ phú Bloomberg, tài sản của người giàu nhất châu Âu này hiện là 45,1 tỷ USD.
Trong khi đó, tài sản của người giàu nhất thế giới Carlos Slim đã bị hụt 569 triệu USD trong tuần, xuống 74,9 tỷ USD. Đứng thứ hai về độ giàu trên thế giới, theo danh sách của Bloomberg, vẫn là Bill Gates với tài sản ít hơn Carlos Slim 12,2 tỷ USD. Người về thứ ba là Warren Buffett với tài sản ròng 45,9 tỷ USD.
Kristen Scarpa, chiến lược gia đầu tư thuộc Hãng quản lý tài sản Barclays có trụ sở tại thành phố New York, cho biết tâm lý của giới đầu tư đã chuyển sang hướng tích cực. Tăng trưởng việc làm đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tiêu dùng, yếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế đầu tàu thế giới hồi phục.
Theo báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày hôm qua, trong tháng 7 vừa qua, các nhà tuyển dụng nước này đã tạo được thêm 163.000 việc làm, tăng hơn 2 lần so với con số hồi tháng 6 và ở mức cao nhất trong vòng 5 tháng qua. Báo cáo này đã giúp giới đầu tư lấy lại tinh thần sau những cú sốc hồi đầu tuần.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh sau thông tin trên. Trong đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 217,29 điểm, tương ứng 1,69%, lên 13.096,17 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 25,99 điểm, tương ứng 1,9%, lên 1.390,99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 58,13 điểm, tương ứng 2%, lên mức 2.967,90 điểm.
Với phiên tăng điểm mạnh này, thị trường chứng khoán Mỹ đã giành lại được tất cả những gì "thất lạc" trong tuần sau 2 cuộc họp thất vọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu. Tính chung cả tuần giao dịch này, Dow Jones tăng 0,2%, S&P 500 tăng 0,4% và Nasdaq Composite cộng 0,3%.
Tình hình chứng khoán châu Âu cũng diễn biến tương tự. Kết thúc phiên 3/8, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 124,98 điểm, tương ứng 2,21%, lên 5.787,28 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 141,73 điểm, tương ứng 4,38%, lên 3.374,19 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 259,57 điểm, tương ứng 3,93%, lên 6.865,66 điểm.
Một yếu tố khác cũng góp phần làm thị trường lạc quan là các chuyên gia phân tích đánh giá rằng, điều kiện mà Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi đưa ra trong phát biểu hôm 2/8 rất có khả năng sớm được thực hiện, bởi lẽ "lục địa già" đang phải vật lộn tìm lối ra cho khủng hoảng nợ công.