Chỉ tiêu xuất khẩu không phải là cứu cánh
"Dự kiến hoạt động xuất khẩu năm 2010 sẽ phục hồi nhưng mức tăng không cao nên chỉ tiêu tăng hơn 6% là hợp lý"
“Vấn đề ở đây không phải là cố gắng năm 2010 đạt mức tăng xuất khẩu hơn 6% mà là dự báo như thế nào để có phương án xử lý chính sách ngoại tệ và những vấn đề liên quan khác”.
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội trong cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề mục tiêu xuất khẩu trong năm 2010.
Theo ông, chỉ tiêu xuất khẩu không phải và không nên là mục đích cuối cùng của chúng ta. Ông có thể phân tích thêm về những vấn đề liên quan khác?
Chúng ta tính được mức xuất khẩu và thu được thuế xuất khẩu là để cân đối năm 2010 sẽ nhập siêu bao nhiêu - đó mới là vấn đề quan trọng. Còn thực ra, nếu đặt là 6% hay 7% cũng quan trọng nhưng chưa phải là vấn đề quyết định, mà phải đặt trong tỷ lệ cân đối chung của nền kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ.
Một vấn đề cũng cần được đặt ra rất nghiêm túc nữa là không phải vì đề ra chỉ tiêu nên phải xuất khẩu bằng mọi giá. Đảm bảo số lượng xuất khẩu nhưng phải có giải pháp tích cực hỗ trợ để giá trị gia tăng trên từng sản phẩm được tăng lên. Có những tranh luận gay gắt và một chút mâu thuẫn ở nghị trường khi thảo luận về vấn đề này cũng là vì hướng tới mục đích không phải nâng cao số lượng xuất khẩu mà là nâng giá trị gia tăng của từng loại sản phẩm xuất khẩu.
Năm 2009, ban đầu đưa ra chỉ tiêu xuất khẩu tăng tới 13%, nhưng sau đó đã phải điều chỉnh xuống chỉ còn 3% và thực tế thực hiện thì có thể âm tới gần 10%. Vậy năm 2010, chỉ tiêu tăng hơn 6% mà Quốc hội vừa biểu quyết thông qua liệu có tiệm cận thực tế hơn so với năm 2009 không thưa ông?
Nhìn chung, triển vọng của xuất khẩu Việt Nam trong năm 2010 sẽ khá hơn. Nhiều nước trên thế giới đều đã điều chỉnh lại tốc độ tăng trưởng GDP, tạo cho chúng ta có căn cứ có thể tin tưởng nền kinh tế thế giới trong năm 2010 sẽ khá hơn. Như vậy Việt Nam có thể tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng đối với các mặt hàng xuất khẩu.
Về mức tăng trưởng xuất khẩu của năm 2010, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã làm một bài toán rất đơn giản đó là khi nền kinh tế thế giới có xu hướng phát triển, tất nhiên kéo theo giá sẽ tăng chứ không thấp như năm 2009.
Hiện nay, nếu tính về số lượng sản phẩm xuất khẩu của năm 2009, so với năm 2008, là cao hơn. Nếu chỉ tính đơn thuần, đặc biệt đối với lĩnh vực xuất khẩu nông sản, nếu giữ được ở mức giá cao hơn của năm 2009 nghĩa là cộng thêm lạm phát, với số lượng hàng nông sản đã tăng hơn thì cũng đã khá hơn. Như vậy có thể sẽ vượt mức 6% và chỉ tiêu này là tiệm cận thực tế.
Nhưng đang từ mức âm gần 10% mà phải đạt ngưỡng tăng hơn 6% trong khi diễn biến của thị trường xuất khẩu năm tới chưa hẳn đã hoàn toàn tích cực. Cùng đó, năm 2009, nếu VN không xuất khẩu được một lượng vàng khá lớn trong những tháng đầu năm thì con số âm xuất khẩu còn cao hơn nữa. Như vậy, thưa ông chỉ tiêu này có phải vẫn là cao quá không?
Tất nhiên, năm 2010, sẽ có cả nhân tố tích cực và không tích cực tác động đến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Phân tích theo từng nhóm hàng xuất khẩu thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cho thấy, trong nhóm hàng khoáng sản, lượng xuất khẩu dầu thô sẽ giảm do dành khoảng 3-4 triệu tấn cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tuy giá dầu xuất dự tính có tăng nhưng do lượng xuất khẩu giảm nên tính chung kim ngạch khó có thể tăng nhiều như năm 2009; một số nhóm hàng khác (như đá quý, kim loại) không có yếu tố tăng đột biến như năm 2009; lượng hàng nông sản cũng đến ngưỡng khó tăng về lượng mặc dù giá có thể tăng, nhưng tính chung vẫn giảm so với năm 2009.
Sau khi rà soát toàn diện các nhóm hàng xuất khẩu, dự kiến hoạt động xuất khẩu năm 2010 sẽ phục hồi nhưng mức tăng không cao nên chỉ tiêu hơn 6% là hợp lý, có cơ sở. Thực tế thì với mức dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2010 tăng 6%, vẫn là giảm khoảng 4,5% so với năm 2008.
Năm 2010, theo ông, liệu có diễn ra sự “đổi ngôi” của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực? Chúng ta cần phải lưu ý những điểm gì khi bước vào thị trường xuất khẩu sau khủng hoảng?
Cũng có thể. Theo thống kê của năm 2009, dệt may và da giày đã vượt dầu thô, chắc chắn sang năm 2010, dầu thô sẽ không ở vị trí thứ nhất nữa mà có thể xuống vị trí thứ ba, bởi khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động với công suất khoảng 3-5 triệu tấn dầu thô/năm, chúng ta phải hạn chế xuất khẩu để dành cung cấp cho nhà máy này.
Nhưng đối với ngành hàng nông sản, sản lượng xuất khẩu cũng vẫn sẽ cao và chắc không diễn ra sự “đổi ngôi” với mặt hàng này.
Sau khủng hoảng, vấn đề cần quan tâm là chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu sâu đối với các thị trường truyền thống và mới. Đối với các thị trường truyền thống, cũng phải có những nghiên cứu về tâm lý của người tiêu dùng sau khủng hoảng ra sao, người ta dùng cái gì, cần cái gì, ăn cái gì...
Đối với các thị trường mới như châu Phi, châu Mỹ Latinh, cũng phải nghiên cứu nhu cầu của họ. Chúng ta phải đón bắt tâm lý đó để chuẩn bị đưa vào kế hoạch sản xuất của từng doanh nghiệp. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng đã có kế hoạch sản xuất cho năm 2010, định hướng phát triển thị trường ở đâu...
Đến nay, chúng ta chưa hề có bất kỳ nghiên cứu nào tương tự thế nào nhưng tôi tin các nhà quản trị doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã có những động tác để thực hiện những vấn đề này.
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội trong cuộc trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề mục tiêu xuất khẩu trong năm 2010.
Theo ông, chỉ tiêu xuất khẩu không phải và không nên là mục đích cuối cùng của chúng ta. Ông có thể phân tích thêm về những vấn đề liên quan khác?
Chúng ta tính được mức xuất khẩu và thu được thuế xuất khẩu là để cân đối năm 2010 sẽ nhập siêu bao nhiêu - đó mới là vấn đề quan trọng. Còn thực ra, nếu đặt là 6% hay 7% cũng quan trọng nhưng chưa phải là vấn đề quyết định, mà phải đặt trong tỷ lệ cân đối chung của nền kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ.
Một vấn đề cũng cần được đặt ra rất nghiêm túc nữa là không phải vì đề ra chỉ tiêu nên phải xuất khẩu bằng mọi giá. Đảm bảo số lượng xuất khẩu nhưng phải có giải pháp tích cực hỗ trợ để giá trị gia tăng trên từng sản phẩm được tăng lên. Có những tranh luận gay gắt và một chút mâu thuẫn ở nghị trường khi thảo luận về vấn đề này cũng là vì hướng tới mục đích không phải nâng cao số lượng xuất khẩu mà là nâng giá trị gia tăng của từng loại sản phẩm xuất khẩu.
Năm 2009, ban đầu đưa ra chỉ tiêu xuất khẩu tăng tới 13%, nhưng sau đó đã phải điều chỉnh xuống chỉ còn 3% và thực tế thực hiện thì có thể âm tới gần 10%. Vậy năm 2010, chỉ tiêu tăng hơn 6% mà Quốc hội vừa biểu quyết thông qua liệu có tiệm cận thực tế hơn so với năm 2009 không thưa ông?
Nhìn chung, triển vọng của xuất khẩu Việt Nam trong năm 2010 sẽ khá hơn. Nhiều nước trên thế giới đều đã điều chỉnh lại tốc độ tăng trưởng GDP, tạo cho chúng ta có căn cứ có thể tin tưởng nền kinh tế thế giới trong năm 2010 sẽ khá hơn. Như vậy Việt Nam có thể tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng đối với các mặt hàng xuất khẩu.
Về mức tăng trưởng xuất khẩu của năm 2010, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã làm một bài toán rất đơn giản đó là khi nền kinh tế thế giới có xu hướng phát triển, tất nhiên kéo theo giá sẽ tăng chứ không thấp như năm 2009.
Hiện nay, nếu tính về số lượng sản phẩm xuất khẩu của năm 2009, so với năm 2008, là cao hơn. Nếu chỉ tính đơn thuần, đặc biệt đối với lĩnh vực xuất khẩu nông sản, nếu giữ được ở mức giá cao hơn của năm 2009 nghĩa là cộng thêm lạm phát, với số lượng hàng nông sản đã tăng hơn thì cũng đã khá hơn. Như vậy có thể sẽ vượt mức 6% và chỉ tiêu này là tiệm cận thực tế.
Nhưng đang từ mức âm gần 10% mà phải đạt ngưỡng tăng hơn 6% trong khi diễn biến của thị trường xuất khẩu năm tới chưa hẳn đã hoàn toàn tích cực. Cùng đó, năm 2009, nếu VN không xuất khẩu được một lượng vàng khá lớn trong những tháng đầu năm thì con số âm xuất khẩu còn cao hơn nữa. Như vậy, thưa ông chỉ tiêu này có phải vẫn là cao quá không?
Tất nhiên, năm 2010, sẽ có cả nhân tố tích cực và không tích cực tác động đến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước ta.
Phân tích theo từng nhóm hàng xuất khẩu thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cho thấy, trong nhóm hàng khoáng sản, lượng xuất khẩu dầu thô sẽ giảm do dành khoảng 3-4 triệu tấn cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Tuy giá dầu xuất dự tính có tăng nhưng do lượng xuất khẩu giảm nên tính chung kim ngạch khó có thể tăng nhiều như năm 2009; một số nhóm hàng khác (như đá quý, kim loại) không có yếu tố tăng đột biến như năm 2009; lượng hàng nông sản cũng đến ngưỡng khó tăng về lượng mặc dù giá có thể tăng, nhưng tính chung vẫn giảm so với năm 2009.
Sau khi rà soát toàn diện các nhóm hàng xuất khẩu, dự kiến hoạt động xuất khẩu năm 2010 sẽ phục hồi nhưng mức tăng không cao nên chỉ tiêu hơn 6% là hợp lý, có cơ sở. Thực tế thì với mức dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2010 tăng 6%, vẫn là giảm khoảng 4,5% so với năm 2008.
Năm 2010, theo ông, liệu có diễn ra sự “đổi ngôi” của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực? Chúng ta cần phải lưu ý những điểm gì khi bước vào thị trường xuất khẩu sau khủng hoảng?
Cũng có thể. Theo thống kê của năm 2009, dệt may và da giày đã vượt dầu thô, chắc chắn sang năm 2010, dầu thô sẽ không ở vị trí thứ nhất nữa mà có thể xuống vị trí thứ ba, bởi khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động với công suất khoảng 3-5 triệu tấn dầu thô/năm, chúng ta phải hạn chế xuất khẩu để dành cung cấp cho nhà máy này.
Nhưng đối với ngành hàng nông sản, sản lượng xuất khẩu cũng vẫn sẽ cao và chắc không diễn ra sự “đổi ngôi” với mặt hàng này.
Sau khủng hoảng, vấn đề cần quan tâm là chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu sâu đối với các thị trường truyền thống và mới. Đối với các thị trường truyền thống, cũng phải có những nghiên cứu về tâm lý của người tiêu dùng sau khủng hoảng ra sao, người ta dùng cái gì, cần cái gì, ăn cái gì...
Đối với các thị trường mới như châu Phi, châu Mỹ Latinh, cũng phải nghiên cứu nhu cầu của họ. Chúng ta phải đón bắt tâm lý đó để chuẩn bị đưa vào kế hoạch sản xuất của từng doanh nghiệp. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng đã có kế hoạch sản xuất cho năm 2010, định hướng phát triển thị trường ở đâu...
Đến nay, chúng ta chưa hề có bất kỳ nghiên cứu nào tương tự thế nào nhưng tôi tin các nhà quản trị doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã có những động tác để thực hiện những vấn đề này.