Chiếc xương sườn và bộ veste xám
Có vẻ như chiếc xương sườn của Adam đang chịu nhiều sức ép hơn khả năng nó có thể chịu đựng?
Những bóng hồng thành đạt thường được cho rằng có sự hậu thuẫn của đại gia, trong khi các nam tử thành đạt thì không mấy khi liên luỵ đến nữ nhân.
Lại thấy, khi làm việc cùng sếp nữ, tâm lý nhân viên thường nặng nề hơn dưới trướng sếp nam. Có vẻ như chiếc xương sườn của Adam đang chịu nhiều sức ép hơn khả năng nó có thể chịu đựng?
Đào liễu, phát xít hay lửng lơ con cá vàng?
Người đẹp mà làm sếp thì mặc nhiên nhận thêm thị phi liên quan đến nhan sắc như “được sếp lớn cưng” hoặc thậm chí ác khẩu hơn là “chỉ biết dẹo” nếu họ là người mềm mỏng, nhu thuận trong xử thế. Thế mà, khi nàng tỏ ra rắn rỏi, kiên định, thì nàng bị gán ghép là “phát xít”, “quân phiệt” hoặc “thát chơ”.
Một sếp nam với những phong cách quản trị khác nhau thường được khen là “linh hoạt”, là “có tài lãnh đạo” thì sếp nữ sẽ bị gọi là “lửng lơ con cá vàng”.
Với vai trò song hành: vừa làm nội tướng vừa là người phụ nữ của công việc, phụ nữ vốn đã thiệt thòi hơn so với nam giới trong công việc lẫn trong tâm trí của số đông. Thường biết, đàn ông lấy tài năng làm trọng, phụ nữ lấy phúc đức mà giữ gìn, nhưng buổi hiện đại nhiều phụ nữ bình quyền muốn gồng gánh trọng trách song đôi ấy. Các nàng muốn chứng tỏ năng lực, thích thách thức. Vì thế, đôi khi nàng chủ động bớt đi một ít tính nữ để được việc, và sau đấy lại ngậm ngùi “giá như có thể phát huy sức mạnh nữ tính hơn”.
Vũ khí của phụ nữ là nước mắt và những lời tâm sự, nhưng không sếp nữ nào có thể sử dụng vũ khí đấy cho ngọt, vì chúng trái với những phẩm chất và tiêu chuẩn của một nhà lãnh đạo.
Con dại cái mang
Thu, trưởng nhóm tài chính một tập đoàn đa quốc gia, là một phụ nữ xuất sắc trong công việc. Chị luôn hoàn tất mọi nhiệm vụ trên mức mong đợi. Trừ khi con ốm đau, chị mất tập trung làm việc. Đang họp, phải chạy ra gọi điện thoại cho người nhà dặn dò thuốc uống. Đang làm, phải bỏ ra ít giờ để cùng người nhà mang con đi khám bác sĩ quen.
Chị lý luận rằng tự tay mang con đến gặp bác sĩ thì mới được ưu tiên và khám kỹ, rằng bà thì lớn tuổi mà giao phó cho cô trông trẻ thì không an tâm. Rồi thì đêm về, một tay trông con, một tay làm nốt những công việc mà trong ngày chị vẫn chưa xuể. Mấy năm liền chị đều đạt danh hiệu cá nhân nổi bật của nhóm, nhưng xem chừng chị đã bất lực trong việc trút bỏ cái gánh nặng làm người phụ nữ đa đoan.
Trong khi đó, những quý anh cùng làm với chị thì có vẻ rảnh rang hơn nhiều, bởi họ lý luận rằng, “vợ chăm con tốt hơn mình”. Và ở đâu đó, có khi vợ các anh cũng phải khoác lên mình những gói trách nhiệm nặng không kém chị Thu, thì các anh mặc nhiên hưởng thụ sự nhàn tản cuối giờ chiều uống bia tán phét chuyện chính trường quốc tế.
Khi cảm xúc tạo nên tâm trạng
Món quà vô giá của phụ nữ, sự nhạy cảm, có vẻ như được tặng sai khi cô ấy mang vào công sở. Quỳnh, nhân viên công ty quảng cáo, vô cùng bận rộn với lịch họp khách hàng, họp hành nội bộ; nhưng cô sẵn lòng dành cả mấy tiếng để đi shopping khi nghe tin những shop hàng hiệu đang giảm giá; hoặc bỏ ra nửa tiếng để chit chat và cho lời khuyên nữ đồng nghiệp về cách ăn mặc, trang điểm, nếu có cơ hội.
Và thế là những hạn chót, những công việc cả nhóm phải làm thường xuyên rối ren bởi lịch làm việc thay đổi bất chợt của Quỳnh. Ấy thế mà, cả nhóm không sao giận được Quỳnh, bởi nàng luôn biết cách “chuộc lỗi” bằng những chiếc áo, khăn choàng… nàng săn được. Đồng nghiệp gọi nàng là “bình hoa di động”, bởi nàng trang điểm cho phòng làm việc thêm đẹp đẽ và người khác tuy không thích nhưng cũng không thể chối từ làm việc với nàng.
Có nàng, văn phòng thêm xinh, thêm tiếng cười. Vắng nàng, chất lượng công việc cũng không giảm sút nhưng mọi người vẫn thích có nàng để điểm tô cho chốn công sở xám ngoét thêm chút hồng xinh.
Mấy gánh hồng nhan?
Phụ nữ cần lụa là một tí, cần son phấn một tí, nhưng mấy ai vừa đủ sức giỏi việc nước, đảm việc nhà mà lại còn thời gian và sự thảnh thơi để mát xa mặt, để trang điểm và gìn giữ dung nhan? Vì thế, cách đây hai năm, ở tập đoàn tôi làm việc đã rộ lên phong trào dạy trang điểm và ăn mặc đẹp cho nữ nhân viên. Lý luận của phong trào này là tư tưởng, “làm đẹp cho mình và làm tươi mát cho đời”.
Quả tình, nửa thế giới là những người phụ nữ chân yếu tay mềm phải gồng gánh gấp đôi nhiệm vụ mà vẫn phải giữ sự ngọt ngào tươi xinh. Chúng tôi tự hỏi không biết mình phải yếu mềm bao nhiêu nữa thì mới đủ?
Thẩm Hạ (SGTT)
Lại thấy, khi làm việc cùng sếp nữ, tâm lý nhân viên thường nặng nề hơn dưới trướng sếp nam. Có vẻ như chiếc xương sườn của Adam đang chịu nhiều sức ép hơn khả năng nó có thể chịu đựng?
Đào liễu, phát xít hay lửng lơ con cá vàng?
Người đẹp mà làm sếp thì mặc nhiên nhận thêm thị phi liên quan đến nhan sắc như “được sếp lớn cưng” hoặc thậm chí ác khẩu hơn là “chỉ biết dẹo” nếu họ là người mềm mỏng, nhu thuận trong xử thế. Thế mà, khi nàng tỏ ra rắn rỏi, kiên định, thì nàng bị gán ghép là “phát xít”, “quân phiệt” hoặc “thát chơ”.
Một sếp nam với những phong cách quản trị khác nhau thường được khen là “linh hoạt”, là “có tài lãnh đạo” thì sếp nữ sẽ bị gọi là “lửng lơ con cá vàng”.
Với vai trò song hành: vừa làm nội tướng vừa là người phụ nữ của công việc, phụ nữ vốn đã thiệt thòi hơn so với nam giới trong công việc lẫn trong tâm trí của số đông. Thường biết, đàn ông lấy tài năng làm trọng, phụ nữ lấy phúc đức mà giữ gìn, nhưng buổi hiện đại nhiều phụ nữ bình quyền muốn gồng gánh trọng trách song đôi ấy. Các nàng muốn chứng tỏ năng lực, thích thách thức. Vì thế, đôi khi nàng chủ động bớt đi một ít tính nữ để được việc, và sau đấy lại ngậm ngùi “giá như có thể phát huy sức mạnh nữ tính hơn”.
Vũ khí của phụ nữ là nước mắt và những lời tâm sự, nhưng không sếp nữ nào có thể sử dụng vũ khí đấy cho ngọt, vì chúng trái với những phẩm chất và tiêu chuẩn của một nhà lãnh đạo.
Con dại cái mang
Thu, trưởng nhóm tài chính một tập đoàn đa quốc gia, là một phụ nữ xuất sắc trong công việc. Chị luôn hoàn tất mọi nhiệm vụ trên mức mong đợi. Trừ khi con ốm đau, chị mất tập trung làm việc. Đang họp, phải chạy ra gọi điện thoại cho người nhà dặn dò thuốc uống. Đang làm, phải bỏ ra ít giờ để cùng người nhà mang con đi khám bác sĩ quen.
Chị lý luận rằng tự tay mang con đến gặp bác sĩ thì mới được ưu tiên và khám kỹ, rằng bà thì lớn tuổi mà giao phó cho cô trông trẻ thì không an tâm. Rồi thì đêm về, một tay trông con, một tay làm nốt những công việc mà trong ngày chị vẫn chưa xuể. Mấy năm liền chị đều đạt danh hiệu cá nhân nổi bật của nhóm, nhưng xem chừng chị đã bất lực trong việc trút bỏ cái gánh nặng làm người phụ nữ đa đoan.
Trong khi đó, những quý anh cùng làm với chị thì có vẻ rảnh rang hơn nhiều, bởi họ lý luận rằng, “vợ chăm con tốt hơn mình”. Và ở đâu đó, có khi vợ các anh cũng phải khoác lên mình những gói trách nhiệm nặng không kém chị Thu, thì các anh mặc nhiên hưởng thụ sự nhàn tản cuối giờ chiều uống bia tán phét chuyện chính trường quốc tế.
Khi cảm xúc tạo nên tâm trạng
Món quà vô giá của phụ nữ, sự nhạy cảm, có vẻ như được tặng sai khi cô ấy mang vào công sở. Quỳnh, nhân viên công ty quảng cáo, vô cùng bận rộn với lịch họp khách hàng, họp hành nội bộ; nhưng cô sẵn lòng dành cả mấy tiếng để đi shopping khi nghe tin những shop hàng hiệu đang giảm giá; hoặc bỏ ra nửa tiếng để chit chat và cho lời khuyên nữ đồng nghiệp về cách ăn mặc, trang điểm, nếu có cơ hội.
Và thế là những hạn chót, những công việc cả nhóm phải làm thường xuyên rối ren bởi lịch làm việc thay đổi bất chợt của Quỳnh. Ấy thế mà, cả nhóm không sao giận được Quỳnh, bởi nàng luôn biết cách “chuộc lỗi” bằng những chiếc áo, khăn choàng… nàng săn được. Đồng nghiệp gọi nàng là “bình hoa di động”, bởi nàng trang điểm cho phòng làm việc thêm đẹp đẽ và người khác tuy không thích nhưng cũng không thể chối từ làm việc với nàng.
Có nàng, văn phòng thêm xinh, thêm tiếng cười. Vắng nàng, chất lượng công việc cũng không giảm sút nhưng mọi người vẫn thích có nàng để điểm tô cho chốn công sở xám ngoét thêm chút hồng xinh.
Mấy gánh hồng nhan?
Phụ nữ cần lụa là một tí, cần son phấn một tí, nhưng mấy ai vừa đủ sức giỏi việc nước, đảm việc nhà mà lại còn thời gian và sự thảnh thơi để mát xa mặt, để trang điểm và gìn giữ dung nhan? Vì thế, cách đây hai năm, ở tập đoàn tôi làm việc đã rộ lên phong trào dạy trang điểm và ăn mặc đẹp cho nữ nhân viên. Lý luận của phong trào này là tư tưởng, “làm đẹp cho mình và làm tươi mát cho đời”.
Quả tình, nửa thế giới là những người phụ nữ chân yếu tay mềm phải gồng gánh gấp đôi nhiệm vụ mà vẫn phải giữ sự ngọt ngào tươi xinh. Chúng tôi tự hỏi không biết mình phải yếu mềm bao nhiêu nữa thì mới đủ?
Thẩm Hạ (SGTT)