Chiến đấu cơ Trung Quốc lại chặn máy bay Mỹ trên biển
“Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đề cập vấn đề này với phía Trung Quốc theo các kênh ngoại giao và quân sự phù hợp”
Chiến đấu cơ Trung Quốc đã có hành động chặn đường “không an toàn” đối với máy bay trinh sát của Mỹ đang tiến hành tuần tra thường kỳ ở không phận quốc tế trên biển Hoa Đông vào ngày 7/6, hãng tin Reuters dẫn một tuyên bố của bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết.
Theo đó, hai máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc đã chặn đường máy bay trinh sát RC-135 thuộc không quân Mỹ.
“Một trong hai máy bay Trung Quốc đã lại gần máy bay RC-135 với khoảng cách không an toàn. Theo đánh giá ban đầu, đây có vẻ là một trường hợp về sự bất cẩn của phi công, bởi không xảy ra hành động gây hấn hay nguy hiểm nào khác”, tuyên bố của bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết.
Tuyên bố này không nói rõ máy bay Trung Quốc đã lại gần máy bay Mỹ với khoảng cách là bao nhiêu.
“Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đề cập vấn đề này với phía Trung Quốc theo các kênh ngoại giao và quân sự phù hợp”, tuyên bố có đoạn viết.
Hồi tháng 5, Lầu Năm Góc cho biết hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã chặn một máy bay trinh sách EP-3 của Mỹ với khoảng cách chỉ khoảng 15 mét trên biển Đông.
Lầu Năm Góc cũng nói rằng vụ máy bay Trung Quốc chặn máy bay Mỹ vào tháng 5 vi phạm một thỏa thuận mà Washington và Bắc Kinh đã ký kết vào năm ngoái về tránh nguy cơ va chạm trên biển và trên không.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo nếu Trung Quốc thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông, thì Mỹ sẽ xem đó là một “hành động gây hấn và gây bất ổn”.
Giới chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng sau khi tòa án trọng tài ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết về vụ kiện của Philippines nhằm vào các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, Bắc Kinh có thể sẽ đáp trả bằng cách công bố một ADIZ trên biển Đông như đã từng làm ở Hoa Đông vào năm 2013.
Theo dự kiến, phán quyết về vụ kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc sẽ được tòa án trọng tài công bố trong vài tuần tới.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết biển Đông, nơi 5 nghìn tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua hàng năm.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa biển Đông sau khi Bắc Kinh bồi lấp trái phép hàng loạt đảo nhân tạo trên vùng biển này. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ trích mạnh các cuộc tuần tra và tập trận của hải quân Mỹ ở khu vực châu Á.
Tại diễn đàn an ninh thường niên Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore vào tuần trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo Mỹ không nên có hành đông gây hấn trên Biển Đông.
Theo đó, hai máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc đã chặn đường máy bay trinh sát RC-135 thuộc không quân Mỹ.
“Một trong hai máy bay Trung Quốc đã lại gần máy bay RC-135 với khoảng cách không an toàn. Theo đánh giá ban đầu, đây có vẻ là một trường hợp về sự bất cẩn của phi công, bởi không xảy ra hành động gây hấn hay nguy hiểm nào khác”, tuyên bố của bộ chỉ huy lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết.
Tuyên bố này không nói rõ máy bay Trung Quốc đã lại gần máy bay Mỹ với khoảng cách là bao nhiêu.
“Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đề cập vấn đề này với phía Trung Quốc theo các kênh ngoại giao và quân sự phù hợp”, tuyên bố có đoạn viết.
Hồi tháng 5, Lầu Năm Góc cho biết hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã chặn một máy bay trinh sách EP-3 của Mỹ với khoảng cách chỉ khoảng 15 mét trên biển Đông.
Lầu Năm Góc cũng nói rằng vụ máy bay Trung Quốc chặn máy bay Mỹ vào tháng 5 vi phạm một thỏa thuận mà Washington và Bắc Kinh đã ký kết vào năm ngoái về tránh nguy cơ va chạm trên biển và trên không.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo nếu Trung Quốc thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông, thì Mỹ sẽ xem đó là một “hành động gây hấn và gây bất ổn”.
Giới chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng sau khi tòa án trọng tài ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết về vụ kiện của Philippines nhằm vào các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, Bắc Kinh có thể sẽ đáp trả bằng cách công bố một ADIZ trên biển Đông như đã từng làm ở Hoa Đông vào năm 2013.
Theo dự kiến, phán quyết về vụ kiện của Philippines nhằm vào Trung Quốc sẽ được tòa án trọng tài công bố trong vài tuần tới.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết biển Đông, nơi 5 nghìn tỷ USD hàng hóa được vận chuyển qua hàng năm.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa biển Đông sau khi Bắc Kinh bồi lấp trái phép hàng loạt đảo nhân tạo trên vùng biển này. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ trích mạnh các cuộc tuần tra và tập trận của hải quân Mỹ ở khu vực châu Á.
Tại diễn đàn an ninh thường niên Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore vào tuần trước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter cảnh báo Mỹ không nên có hành đông gây hấn trên Biển Đông.