“Chính phủ đủ khả năng kiểm soát lạm phát”
“Chỉ số giá tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm là tương đối cao, song chúng ta không phải quá lo lắng với việc lạm phát tăng cao trở lại”
“Chỉ số giá tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm là tương đối cao, song chúng ta không phải quá lo lắng với việc lạm phát tăng cao trở lại”.
Đó là khẳng định của Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ trong phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra trong hai ngày 2 - 3/3.
Tại cuộc họp báo Chính phủ ngay sau đó (chiều 3/3), đồng chủ trì là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy một lần nữa nhấn mạnh, chúng ta đủ khả năng kiểm soát lạm phát và quyết tâm không để lạm phát tăng cao trở lại.
Lạm phát khó vượt 1 con số
Ông Lê Đức Thúy cho biết, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ, nội dung quan trọng nhất và cũng là vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay là tái lạm phát.
Chính vì vậy, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải tập trung thảo luận nguyên nhân và các giải pháp ngăn chặn tái lạm phát trong thời gian tới.
Theo đánh giá của Chính phủ, nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2010 đã tăng trưởng tốt, cả về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, dù có tháng 2 là tháng Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận, dù mức tăng trưởng đang trên đà phục hồi và đạt mức cao so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu; xuất nhập khẩu tuy có tăng nhưng thấp, đặc biệt nhập siêu dù giảm về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại chiếm tới 19,6% tổng xuất khẩu, chạm ngưỡng an toàn của điều hành vĩ mô.
Đặc biệt, vấn đề lạm phát đang là mối quan tâm không chỉ của người dân, doanh nghiệp mà của cả cơ quan quản lý. Chính vì lẽ đó, Chính phủ đã yêu cầu 4 cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia phải có báo cáo chuyên đề riêng về vấn đề lạm phát.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nhận định mối quan ngại về lạm phát cao trở lại hiện đang là một tâm lý xã hội khá phổ biến, nhất là giá của một số mặt hàng thiết yếu tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán.
“Chính vì thế, dù việc tăng giá của tháng 1 và 2 vừa qua trong điều kiện bình thường có thể không gây nhiều băn khoăn cho dư luận xã hội, không đòi hỏi phải bàn định quá sâu, nhưng trong tình hình hiện nay buộc Chính phủ phải xem xét và trả lời liệu có kiềm chế được lạm phát hay không, có giữ được ổn định để không gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận”, ông Thúy cho biết.
Theo ông Thúy, sau khi xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, các bộ ngành liên quan và Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia đều cho rằng, nếu xét về con số thì giá cả trong 2 tháng đầu năm nay không có gì đột biến. Chỉ số tăng giá tiêu dùng xét từ năm 2003 đến 2010 thì 2 tháng đầu năm và cả năm của 2003 là 3,1% và 3%; năm 2004 (4,1% và 9,5%); 2005 (3,6% và 8,4%); 2006 (3,3% và 6,6%); 2007 (3,2% và 12,6%); 2008 (5,94% và 19,89%); 2009 (1,49 và 6,32) và 2 tháng đầu năm 2010 là 3,35%.
"Tính toán cho thấy, mức tăng giá 2 tháng đầu năm thường chiếm 40 - 50% mức tăng giá của cả năm (trừ năm 2003). Vì thế chưa có gì phải nói nhiều tới lạm phát của 2 tháng đầu năm và chưa có gì phải nói đến lạm phát cao đang trở lại hay phải điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát... tuy nhiên chúng ta không được chủ quan”, ông Thúy nói.
Về giá cả tháng 3 và cả quý 1/2010, ông Thúy cho biết, trong những năm qua, giá cả tháng 3 thường tăng rất thấp hoặc giảm do là tháng sau Tết Nguyên đán, giá cả quay về mức trước tết. Tuy nhiên trước những tác động tăng giá xăng dầu, điện, nước, tỷ giá hối đoái... trong thời gian gần đây, các bộ ngành đều dự đoán giá cả tháng 3 sẽ tăng nhưng đều cho rằng chỉ ở mức từ 0,5 -1%.
"Dù ở mức nào thì cả quý 1/2010, mức tăng giá cũng chỉ khoảng 4% và theo thực tiễn nhiều năm qua, mức tăng giá quý 1 sẽ chiếm tỷ trọng 40 - 50% của cả năm, nên lạm phát cả năm sẽ ở khoảng 8 - 9%. Nhưng nếu điều hành tốt thì hoàn toàn có thể đạt được mức 7% như Quốc hội đã đặt ra, khó có chuyện lạm phát vượt ra ngoài một con số", ông Thuý khẳng định.
Không để xăng dầu tăng giá liên tiếp
Liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới, ông Lê Đức Thúy cho biết, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm đạt 1,4% là hoàn toàn phù hợp với tính quy luật của những tháng đầu năm. Ngoại trừ năm 2008 là năm có lạm phát cao thì tăng trưởng tín dụng cùng kỳ các năm 2007, 2009 lần lượt tăng là 2,09% và 1,82%.
Chính vì vậy, theo ông Thúy, mục tiêu đề ra cho tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng cả năm khoảng 25% là hoàn toàn “rộng rãi” và hợp lý. Tuy nhiên, theo ông Thúy, Chính phủ cũng không nên quá thắt chặt tín dụng bởi điều này sẽ gây khó khăn cho vấn đề lãi suất cũng như làm cho doanh nghiệp không có được dự báo đúng để tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý.
“Điều hành linh hoạt và thận trọng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, kết hợp với kiểm soát tín dụng theo mục tiêu là những gì mà Chính phủ sẽ tập trung trong thời gian tới”, ông Thúy cho biết.
Liên quan đến việc điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã quyết định, trong năm 2010, giá điện sẽ không tăng nữa, giá bán than cho ngành điện đã điều chỉnh nên cũng không tăng thêm nữa.
Đặc biệt đối với giá xăng dầu, sau 5 lần tăng liên tục trong một thời gian ngắn đã tác động tiêu cực đến giá cả một số mặt hàng liên quan và gây tâm lý bất bình trong dư luận, Chính phủ chỉ đạo, sắp tới sẽ giám sát chặt việc tăng giá xăng dầu của các doanh nghiệp, dứt khoát không để tình trạng tăng giá liên tiếp tái diễn, song vẫn đảm bảo yếu tố thị trường trong kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ giá các mặt hàng thiết yếu cũng như hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là vấn đề tỷ giá, lãi suất, kinh doanh vàng.
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi về việc một số địa phương cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng để sản xuất kinh doanh, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đó không phải là vấn đề to tát hay ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng như dư luận đã nêu. Vấn đề đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn pháp luật đã có quy định, vì vậy cần đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của luật pháp.
Chính phủ vẫn chỉ đạo chặt chẽ các địa phương trong việc ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân, địa phương cần tính toán lợi ích giữa việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất với vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng và đời sống của người dân trên địa bàn.
Đó là khẳng định của Thủ tướng cùng các thành viên Chính phủ trong phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra trong hai ngày 2 - 3/3.
Tại cuộc họp báo Chính phủ ngay sau đó (chiều 3/3), đồng chủ trì là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia Lê Đức Thúy một lần nữa nhấn mạnh, chúng ta đủ khả năng kiểm soát lạm phát và quyết tâm không để lạm phát tăng cao trở lại.
Lạm phát khó vượt 1 con số
Ông Lê Đức Thúy cho biết, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ, nội dung quan trọng nhất và cũng là vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay là tái lạm phát.
Chính vì vậy, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải tập trung thảo luận nguyên nhân và các giải pháp ngăn chặn tái lạm phát trong thời gian tới.
Theo đánh giá của Chính phủ, nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2010 đã tăng trưởng tốt, cả về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, dù có tháng 2 là tháng Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận, dù mức tăng trưởng đang trên đà phục hồi và đạt mức cao so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu; xuất nhập khẩu tuy có tăng nhưng thấp, đặc biệt nhập siêu dù giảm về giá trị tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại chiếm tới 19,6% tổng xuất khẩu, chạm ngưỡng an toàn của điều hành vĩ mô.
Đặc biệt, vấn đề lạm phát đang là mối quan tâm không chỉ của người dân, doanh nghiệp mà của cả cơ quan quản lý. Chính vì lẽ đó, Chính phủ đã yêu cầu 4 cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia phải có báo cáo chuyên đề riêng về vấn đề lạm phát.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nhận định mối quan ngại về lạm phát cao trở lại hiện đang là một tâm lý xã hội khá phổ biến, nhất là giá của một số mặt hàng thiết yếu tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán.
“Chính vì thế, dù việc tăng giá của tháng 1 và 2 vừa qua trong điều kiện bình thường có thể không gây nhiều băn khoăn cho dư luận xã hội, không đòi hỏi phải bàn định quá sâu, nhưng trong tình hình hiện nay buộc Chính phủ phải xem xét và trả lời liệu có kiềm chế được lạm phát hay không, có giữ được ổn định để không gây ra tâm lý hoang mang, lo lắng trong dư luận”, ông Thúy cho biết.
Theo ông Thúy, sau khi xem xét, đánh giá kỹ lưỡng, các bộ ngành liên quan và Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia đều cho rằng, nếu xét về con số thì giá cả trong 2 tháng đầu năm nay không có gì đột biến. Chỉ số tăng giá tiêu dùng xét từ năm 2003 đến 2010 thì 2 tháng đầu năm và cả năm của 2003 là 3,1% và 3%; năm 2004 (4,1% và 9,5%); 2005 (3,6% và 8,4%); 2006 (3,3% và 6,6%); 2007 (3,2% và 12,6%); 2008 (5,94% và 19,89%); 2009 (1,49 và 6,32) và 2 tháng đầu năm 2010 là 3,35%.
"Tính toán cho thấy, mức tăng giá 2 tháng đầu năm thường chiếm 40 - 50% mức tăng giá của cả năm (trừ năm 2003). Vì thế chưa có gì phải nói nhiều tới lạm phát của 2 tháng đầu năm và chưa có gì phải nói đến lạm phát cao đang trở lại hay phải điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát... tuy nhiên chúng ta không được chủ quan”, ông Thúy nói.
Về giá cả tháng 3 và cả quý 1/2010, ông Thúy cho biết, trong những năm qua, giá cả tháng 3 thường tăng rất thấp hoặc giảm do là tháng sau Tết Nguyên đán, giá cả quay về mức trước tết. Tuy nhiên trước những tác động tăng giá xăng dầu, điện, nước, tỷ giá hối đoái... trong thời gian gần đây, các bộ ngành đều dự đoán giá cả tháng 3 sẽ tăng nhưng đều cho rằng chỉ ở mức từ 0,5 -1%.
"Dù ở mức nào thì cả quý 1/2010, mức tăng giá cũng chỉ khoảng 4% và theo thực tiễn nhiều năm qua, mức tăng giá quý 1 sẽ chiếm tỷ trọng 40 - 50% của cả năm, nên lạm phát cả năm sẽ ở khoảng 8 - 9%. Nhưng nếu điều hành tốt thì hoàn toàn có thể đạt được mức 7% như Quốc hội đã đặt ra, khó có chuyện lạm phát vượt ra ngoài một con số", ông Thuý khẳng định.
Không để xăng dầu tăng giá liên tiếp
Liên quan đến việc điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới, ông Lê Đức Thúy cho biết, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm đạt 1,4% là hoàn toàn phù hợp với tính quy luật của những tháng đầu năm. Ngoại trừ năm 2008 là năm có lạm phát cao thì tăng trưởng tín dụng cùng kỳ các năm 2007, 2009 lần lượt tăng là 2,09% và 1,82%.
Chính vì vậy, theo ông Thúy, mục tiêu đề ra cho tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng cả năm khoảng 25% là hoàn toàn “rộng rãi” và hợp lý. Tuy nhiên, theo ông Thúy, Chính phủ cũng không nên quá thắt chặt tín dụng bởi điều này sẽ gây khó khăn cho vấn đề lãi suất cũng như làm cho doanh nghiệp không có được dự báo đúng để tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý.
“Điều hành linh hoạt và thận trọng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, kết hợp với kiểm soát tín dụng theo mục tiêu là những gì mà Chính phủ sẽ tập trung trong thời gian tới”, ông Thúy cho biết.
Liên quan đến việc điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đã quyết định, trong năm 2010, giá điện sẽ không tăng nữa, giá bán than cho ngành điện đã điều chỉnh nên cũng không tăng thêm nữa.
Đặc biệt đối với giá xăng dầu, sau 5 lần tăng liên tục trong một thời gian ngắn đã tác động tiêu cực đến giá cả một số mặt hàng liên quan và gây tâm lý bất bình trong dư luận, Chính phủ chỉ đạo, sắp tới sẽ giám sát chặt việc tăng giá xăng dầu của các doanh nghiệp, dứt khoát không để tình trạng tăng giá liên tiếp tái diễn, song vẫn đảm bảo yếu tố thị trường trong kinh doanh của các doanh nghiệp xăng dầu.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ giá các mặt hàng thiết yếu cũng như hoạt động của các ngân hàng, đặc biệt là vấn đề tỷ giá, lãi suất, kinh doanh vàng.
Cũng tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi về việc một số địa phương cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng để sản xuất kinh doanh, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, đó không phải là vấn đề to tát hay ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng như dư luận đã nêu. Vấn đề đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn pháp luật đã có quy định, vì vậy cần đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của luật pháp.
Chính phủ vẫn chỉ đạo chặt chẽ các địa phương trong việc ưu tiên giải quyết việc làm cho người dân, địa phương cần tính toán lợi ích giữa việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất với vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng và đời sống của người dân trên địa bàn.