Chính phủ: Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
Chính phủ báo cáo trước Quốc hội và nhân dân cả nước kết quả và cả hạn chế của tình hình kinh tế, xã hội
Kinh tế xã hội các tháng đầu năm 2010 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát…, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng báo cáo trước Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp thứ bảy, sáng 20/5, tại Thủ đô Hà Nội.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc cũng là nhiệm vụ hàng đầu được Chính phủ xác định cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới.
Tại diễn văn khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú trọng nhấn mạnh, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có xem xét quyết định chủ trương đầu tư xây dựng công trình đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM và đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Dư nợ Chính phủ trong giới hạn an toàn
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2009, trong 25 chỉ tiêu Quốc hội thông qua, có 17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đã đề ra. Nhờ sớm ngăn chặn được suy giảm, sản xuất kinh doanh phục hồi và có bước phát triển nên tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009 vẫn đạt 442,34 nghìn tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán và tăng khoảng 51,69 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu.
Tổng chi ngân sách Nhà nước đạt 584,70 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với dự toán và tăng 51,69 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, Thủ tướng cho biết.
Các chỉ tiêu về dư nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Tính đến ngày 31/12/2009, dư nợ Chính phủ bằng khoảng 41,9% GDP, dư nợ ngoài nước bằng khoảng 38,9% GDP.
Những tháng đầu năm 2010, nền kinh tế tiếp tục được phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của quý 1/2009. Cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều đạt nhiều kết quả tốt.
Thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao. Bảo đảm được cân đối thu, chi ngân sách nhà nước. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/4/2010 đã đạt 29,2% dự toán năm, cao hơn so với một số năm gần đây.
Đầu tư phát triển tiếp tục được đẩy mạnh với tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý 1/2010 tăng 26,23% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%. Các mặt về an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân tiếp tục được giải quyết tốt, báo cáo nêu rõ.
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
Một số hạn chế cũng được Chính phủ chỉ rõ, đó là xuất khẩu còn nhiều khó khăn, nhập siêu lớn nên cán cân thanh toán tổng thể vẫn còn khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng đầu năm 2010 tăng khá cao so với các năm trước.
Lãi suất ngân hàng đứng ở mức cao đã hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống các định chế tài chính chưa thật lành mạnh, tính công khai, minh bạch thấp, còn tiềm ẩn rủi ro, báo cáo viết.
Bên cạnh đó, huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo an sinh xã hội và bù đắp bội chi ngân sách gặp khó khăn. Tăng trưởng tín dụng thấp, chưa đáp ứng nhu cầu hợp lý của các doanh nghiệp và mục tiêu phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản phát triển chưa vững chắc.
Hạn chế trong chỉ đạo, điều hành vĩ mô cũng được Chính phủ đánh giá, như phản ứng chính sách trong quản lý thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bất động sản còn lúng túng và chậm. Quản lý, điều hành giá một số mặt hàng chưa thật linh hoạt...
Công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội có nơi, có lúc chưa tốt, chưa hiệu quả, Phó thủ tướng báo cáo.
Nhiệm vụ hàng đầu: Ổn định kinh tế vĩ mô
Trước Quốc hội và cử tri cả nước, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã trình bày trọng tâm chỉ đạo điều hành nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2010. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc.
Theo đó, chính sách tiền tệ sẽ được điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế để đảm bảo tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển và yêu cầu kiềm chế lạm phát.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm nhằm cảnh báo sớm và xử lý kịp thời các rủi ro, bất ổn của thị trường tài chính, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Các trọng tâm trong chỉ đạo điều hành tiếp theo là đẩy mạnh sản xuất kinh, kinh doanh, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5%. Triển khai mạnh mẽ nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chính phủ cũng xác định tăng cường công tác an ninh quốc phòng, an ninh và đối ngoại, tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác phục vụ phát triển đất nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động từ trung ương đến địa phương và tạo sự đồng thuận xã hội cao, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Trong ngày làm việc đầu tiên, sau báo cáo của Chính phủ, Quốc hội sẽ nghe Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp và nghe báo cáo thẩm tra về kinh tế, xã hội, ngân sách.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc cũng là nhiệm vụ hàng đầu được Chính phủ xác định cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới.
Tại diễn văn khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú trọng nhấn mạnh, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có xem xét quyết định chủ trương đầu tư xây dựng công trình đường sắt cao tốc Hà Nội - Tp.HCM và đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Dư nợ Chính phủ trong giới hạn an toàn
Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2009, trong 25 chỉ tiêu Quốc hội thông qua, có 17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đã đề ra. Nhờ sớm ngăn chặn được suy giảm, sản xuất kinh doanh phục hồi và có bước phát triển nên tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009 vẫn đạt 442,34 nghìn tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán và tăng khoảng 51,69 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu.
Tổng chi ngân sách Nhà nước đạt 584,70 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với dự toán và tăng 51,69 nghìn tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội, Thủ tướng cho biết.
Các chỉ tiêu về dư nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Tính đến ngày 31/12/2009, dư nợ Chính phủ bằng khoảng 41,9% GDP, dư nợ ngoài nước bằng khoảng 38,9% GDP.
Những tháng đầu năm 2010, nền kinh tế tiếp tục được phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của quý 1/2009. Cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đều đạt nhiều kết quả tốt.
Thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao. Bảo đảm được cân đối thu, chi ngân sách nhà nước. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15/4/2010 đã đạt 29,2% dự toán năm, cao hơn so với một số năm gần đây.
Đầu tư phát triển tiếp tục được đẩy mạnh với tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý 1/2010 tăng 26,23% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%. Các mặt về an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân tiếp tục được giải quyết tốt, báo cáo nêu rõ.
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
Một số hạn chế cũng được Chính phủ chỉ rõ, đó là xuất khẩu còn nhiều khó khăn, nhập siêu lớn nên cán cân thanh toán tổng thể vẫn còn khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng đầu năm 2010 tăng khá cao so với các năm trước.
Lãi suất ngân hàng đứng ở mức cao đã hạn chế khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hệ thống các định chế tài chính chưa thật lành mạnh, tính công khai, minh bạch thấp, còn tiềm ẩn rủi ro, báo cáo viết.
Bên cạnh đó, huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo an sinh xã hội và bù đắp bội chi ngân sách gặp khó khăn. Tăng trưởng tín dụng thấp, chưa đáp ứng nhu cầu hợp lý của các doanh nghiệp và mục tiêu phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản phát triển chưa vững chắc.
Hạn chế trong chỉ đạo, điều hành vĩ mô cũng được Chính phủ đánh giá, như phản ứng chính sách trong quản lý thị trường ngoại hối, thị trường vàng, bất động sản còn lúng túng và chậm. Quản lý, điều hành giá một số mặt hàng chưa thật linh hoạt...
Công tác thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội có nơi, có lúc chưa tốt, chưa hiệu quả, Phó thủ tướng báo cáo.
Nhiệm vụ hàng đầu: Ổn định kinh tế vĩ mô
Trước Quốc hội và cử tri cả nước, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã trình bày trọng tâm chỉ đạo điều hành nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 2010. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc.
Theo đó, chính sách tiền tệ sẽ được điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế để đảm bảo tốc độ tăng dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển và yêu cầu kiềm chế lạm phát.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm nhằm cảnh báo sớm và xử lý kịp thời các rủi ro, bất ổn của thị trường tài chính, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Các trọng tâm trong chỉ đạo điều hành tiếp theo là đẩy mạnh sản xuất kinh, kinh doanh, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5%. Triển khai mạnh mẽ nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chính phủ cũng xác định tăng cường công tác an ninh quốc phòng, an ninh và đối ngoại, tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác phục vụ phát triển đất nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực điều hành.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động từ trung ương đến địa phương và tạo sự đồng thuận xã hội cao, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Trong ngày làm việc đầu tiên, sau báo cáo của Chính phủ, Quốc hội sẽ nghe Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp và nghe báo cáo thẩm tra về kinh tế, xã hội, ngân sách.