Chính phủ Mỹ bỏ vụ kiện Apple
Phương pháp của bên thứ ba đã giúp mở khóa được chiếc iPhone mà không cần nhờ tới sự hỗ trợ của Apple
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 28/3 tuyên bố đã truy cập được vào chiếc iPhone của thủ phạm vụ xả súng ở San Bernadino hồi năm ngoái, và không còn cần đến sự giúp đỡ của Apple để mở khóa chiếc điện thoại này nữa.
Theo tin từ CNBC, Bộ Tư pháp Mỹ đã đề nghị một quan tòa của California rút lại yêu cầu đòi “quả táo” hỗ trợ Cục Điều tra Liên bang (FBI) mở khóa chiếc điện thoại.
Trước đó đã diễn ra một cuộc đấu pháp lý căng thẳng giữa Chính phủ Mỹ và Apple, trong đó Washington đòi Apple mở khóa chiếc điện thoại nói trên để thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác điều tra vụ tấn công khiến 14 người thiệt mạng.
“Quyết định của chúng tôi về khép lại vụ kiện được đưa ra dựa trên sự thật duy nhất là, với sự hỗ trợ gần đây của bên thứ ba, chúng tôi giờ đây có thể mở khóa chiếc điện thoại iPhone mà không bị mất bất kỳ thông tin nào trong đó”, chưởng lý Mỹ Eileen Decker nói trong một tuyên bố.
Quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ được đưa ra sau nhiều tuần Apple cương quyết không chịu mở khóa chiếc điện thoại, nói rằng làm như vậy là phá vỡ những giới hạn về quyền riêng tư và an ninh dữ liệu.
Không chỉ “quả táo” mà cả các “ông lớn” khác trong làng công nghệ cùng nói rằng họ lo ngại đòi hỏi của Chính phủ Mỹ sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, trong khi giới chức nói họ chỉ cần sự hỗ trợ để mở khóa chiếc điện thoại liên quan đến công tác điều tra.
Tuần trước, Chính phủ Mỹ đã hoãn một phiên điều trần về vụ này và tuyên bố cần thời gian để thử nghiệm phương pháp do một bên thứ ba cung cấp để mở khóa chiếc iPhone .
Tuyên bố đã mở khóa được chiếc điện thoại, nhưng Bộ Tư pháp Mỹ không tiết lộ danh tính về bên cung cấp phương pháp, hay phương pháp đã được sử dụng là gì.
“Mặc dù bước điều tra này đã hoàn tất, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét mọi manh mối và thực hiện bất kỳ quy trình pháp lý phù hợp nào để đảm bảo rằng cuộc điều tra thu thập được tất cả mọi chứng cứ liên quan đến vụ tấn công khủng bố”, ông Decker nói.
Một số nhà quan sát trong cộng đồng công nghệ đặt câu hỏi liệu Chính phủ Mỹ có thực sự cần tới sự hỗ trợ của Apple.
Khi cuộc đấu pháp lý mang tính lịch sử giữa Apple và Washington lên cao trào hồi đầu tháng này, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố việc Apple kháng lệnh của Chính phủ là “sai lầm” và “bào mòn” những thể chế giữ vai trò bảo vệ quyền con người. Chính phủ Mỹ cũng cáo buộc Apple nâng các hàng rào công nghệ một cách có chủ đích, gây ảnh hưởng đối với công tác điều tra.
Apple đáp trả bằng cách nói rằng Chính phủ Mỹ đang trở nên tuyệt vọng, và những gì mà Washington nói không khác gì một bản cáo trạng nhằm vào hãng.
Hiện Apple chưa có phản ứng sau khi Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố từ bỏ vụ kiện.
Theo tin từ CNBC, Bộ Tư pháp Mỹ đã đề nghị một quan tòa của California rút lại yêu cầu đòi “quả táo” hỗ trợ Cục Điều tra Liên bang (FBI) mở khóa chiếc điện thoại.
Trước đó đã diễn ra một cuộc đấu pháp lý căng thẳng giữa Chính phủ Mỹ và Apple, trong đó Washington đòi Apple mở khóa chiếc điện thoại nói trên để thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác điều tra vụ tấn công khiến 14 người thiệt mạng.
“Quyết định của chúng tôi về khép lại vụ kiện được đưa ra dựa trên sự thật duy nhất là, với sự hỗ trợ gần đây của bên thứ ba, chúng tôi giờ đây có thể mở khóa chiếc điện thoại iPhone mà không bị mất bất kỳ thông tin nào trong đó”, chưởng lý Mỹ Eileen Decker nói trong một tuyên bố.
Quyết định của Bộ Tư pháp Mỹ được đưa ra sau nhiều tuần Apple cương quyết không chịu mở khóa chiếc điện thoại, nói rằng làm như vậy là phá vỡ những giới hạn về quyền riêng tư và an ninh dữ liệu.
Không chỉ “quả táo” mà cả các “ông lớn” khác trong làng công nghệ cùng nói rằng họ lo ngại đòi hỏi của Chính phủ Mỹ sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm, trong khi giới chức nói họ chỉ cần sự hỗ trợ để mở khóa chiếc điện thoại liên quan đến công tác điều tra.
Tuần trước, Chính phủ Mỹ đã hoãn một phiên điều trần về vụ này và tuyên bố cần thời gian để thử nghiệm phương pháp do một bên thứ ba cung cấp để mở khóa chiếc iPhone .
Tuyên bố đã mở khóa được chiếc điện thoại, nhưng Bộ Tư pháp Mỹ không tiết lộ danh tính về bên cung cấp phương pháp, hay phương pháp đã được sử dụng là gì.
“Mặc dù bước điều tra này đã hoàn tất, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét mọi manh mối và thực hiện bất kỳ quy trình pháp lý phù hợp nào để đảm bảo rằng cuộc điều tra thu thập được tất cả mọi chứng cứ liên quan đến vụ tấn công khủng bố”, ông Decker nói.
Một số nhà quan sát trong cộng đồng công nghệ đặt câu hỏi liệu Chính phủ Mỹ có thực sự cần tới sự hỗ trợ của Apple.
Khi cuộc đấu pháp lý mang tính lịch sử giữa Apple và Washington lên cao trào hồi đầu tháng này, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố việc Apple kháng lệnh của Chính phủ là “sai lầm” và “bào mòn” những thể chế giữ vai trò bảo vệ quyền con người. Chính phủ Mỹ cũng cáo buộc Apple nâng các hàng rào công nghệ một cách có chủ đích, gây ảnh hưởng đối với công tác điều tra.
Apple đáp trả bằng cách nói rằng Chính phủ Mỹ đang trở nên tuyệt vọng, và những gì mà Washington nói không khác gì một bản cáo trạng nhằm vào hãng.
Hiện Apple chưa có phản ứng sau khi Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố từ bỏ vụ kiện.