Chính quyền Hồng Kông từ chối đàm phán với người biểu tình
Người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông đang đối mặt với áp lực gia tăng phải chấm dứt việc xuống đường đã kéo dài sang tuần thứ 7
Theo hãng tin Bloomberg, chính quyền Hồng Kông đã bác bỏ khả năng tiếp tục đàm phán với người biểu tình đòi dân chủ và đang chuẩn bị thực thi một phán quyết của tòa án về giải tỏa các con đường nằm dưới sự chiếm đóng của người biểu tình.
Bà Carrie Lam, Chánh thư ký đặc khu hành chính Hồng Kông, vị quan chức quyền lực thứ nhì của thành phố, hôm nay (11/11) tuyên bố trước báo giới rằng, những yêu cầu “phi thực tế” mà đại diện sinh viên biểu tình đưa ra trong vòng đàm phán đầu tiên với chính quyền hồi tháng trước sẽ không được đáp ứng. Bà Lam cũng nói, các thủ lĩnh biểu tình không cần phải tìm cách đàm phán trực tiếp với Chính phủ ở Bắc Kinh.
Tuyên bố trên của bà Lam cho thấy một lập trường cứng rắn hơn của chính quyền Hồng Kông, một ngày sau khi tòa án của đặc khu hành chính duy trì phán quyết chống lại một số khu vực biểu tình. Phán quyết này có thể mở đường cho những nỗ lực mới nhằm cưỡng chế giải tỏa các con đường bị người biểu tình chiếm đóng.
Cùng với đó, người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông đang đối mặt với áp lực gia tăng phải chấm dứt việc xuống đường đã kéo dài sang tuần thứ 7. Trong nội bộ người biểu tình đã xuất hiện sự bất đồng ý kiến và một số cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy sự ủng hộ suy giảm của dân chúng đối với biểu tình.
“Các thủ lĩnh sinh viên không thể hiện sự chân thành sau vòng đàm phán đầu tiên và tỏ ra cứng đầu cứng cổ hơn”, bà Lam nói. “Tôi nghĩ, vào lúc này không có cơ hội cho đàm phán”.
Biểu tình nổ ra ở Hồng Kông sau khi Bắc Kinh quyết định sàng lọc ứng viên cho cuộc bầu cử lãnh đạo đầu tiên của đặc khu hành chính này vào năm 2017. Người biểu tình, chủ yếu là sinh viên, đòi hỏi có một cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ.
Ông Đổng Kiến Hoa, người giữ chức trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông từ năm 1997 đến năm 2005, hôm qua nói rằng, chính quyền sẽ không cho phép biểu tình kéo dài. Một cuộc thăm dò do tờ Ming Pao thực hiện công bố kết quả hôm qua cho thấy, 70% số người được hỏi muốn biểu tình chấm dứt.
Hồi tháng 10, cảnh sát Hồng Kông đã giải tỏa thành công một số rào chắn do người biểu tình dựng lên ở quân kinh doanh trung tâm. Tuy nhiên, nỗ lực tương tự ở khu mua sắm Mong Kok đã thất bại và tình trạng tắc nghẽn giao thông ở khu vực này vẫn duy trì. Hôm qua, cơ quan tư pháp Hồng Kông cảnh báo có thể khởi động các biện pháp hình sự nhằm vào những người cố tình cản trở việc cảnh sát dỡ bỏ các rào chắn trên đường phố.
Đến nay, các thủ lĩnh biểu tình ở Hồng Kông vẫn đang chật vật tìm cách để đạt được các yêu cầu mà họ đưa ra. Trong đó, các nỗ lực nhờ các chính trị gia giúp đỡ nhằm có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc đại lục đều đã thất bại. Đề nghị các nghị sỹ ủng hộ dân chủ đồng loạt từ chức để gây sức ép với chính quyền cũng bị từ chối.
Hôm qua, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông đã gửi một lá thư ngỏ đến Rita Fan, một nghị sỹ Hồng Kông có ghế trong Quốc hội Trung Quốc, đề nghị bà sắp xếp một cuộc gặp với quan chức Trung Quốc tại Hồng Kông hoặc Bắc Kinh.
“Các thủ lĩnh sinh viên không cần phải đến Bắc Kinh nếu họ chỉ muốn nhắc lại lập trường của mình”, bà Lam, Chánh thư ký đặc khu nói hôm nay. “Nếu họ có suy nghĩ mới, ý tưởng mới về cải cách chính trị, tôi xin mời họ đưa ra với đội ngũ tận tâm của chúng tôi đây”.
Bà Carrie Lam, Chánh thư ký đặc khu hành chính Hồng Kông, vị quan chức quyền lực thứ nhì của thành phố, hôm nay (11/11) tuyên bố trước báo giới rằng, những yêu cầu “phi thực tế” mà đại diện sinh viên biểu tình đưa ra trong vòng đàm phán đầu tiên với chính quyền hồi tháng trước sẽ không được đáp ứng. Bà Lam cũng nói, các thủ lĩnh biểu tình không cần phải tìm cách đàm phán trực tiếp với Chính phủ ở Bắc Kinh.
Tuyên bố trên của bà Lam cho thấy một lập trường cứng rắn hơn của chính quyền Hồng Kông, một ngày sau khi tòa án của đặc khu hành chính duy trì phán quyết chống lại một số khu vực biểu tình. Phán quyết này có thể mở đường cho những nỗ lực mới nhằm cưỡng chế giải tỏa các con đường bị người biểu tình chiếm đóng.
Cùng với đó, người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông đang đối mặt với áp lực gia tăng phải chấm dứt việc xuống đường đã kéo dài sang tuần thứ 7. Trong nội bộ người biểu tình đã xuất hiện sự bất đồng ý kiến và một số cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy sự ủng hộ suy giảm của dân chúng đối với biểu tình.
“Các thủ lĩnh sinh viên không thể hiện sự chân thành sau vòng đàm phán đầu tiên và tỏ ra cứng đầu cứng cổ hơn”, bà Lam nói. “Tôi nghĩ, vào lúc này không có cơ hội cho đàm phán”.
Biểu tình nổ ra ở Hồng Kông sau khi Bắc Kinh quyết định sàng lọc ứng viên cho cuộc bầu cử lãnh đạo đầu tiên của đặc khu hành chính này vào năm 2017. Người biểu tình, chủ yếu là sinh viên, đòi hỏi có một cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ.
Ông Đổng Kiến Hoa, người giữ chức trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông từ năm 1997 đến năm 2005, hôm qua nói rằng, chính quyền sẽ không cho phép biểu tình kéo dài. Một cuộc thăm dò do tờ Ming Pao thực hiện công bố kết quả hôm qua cho thấy, 70% số người được hỏi muốn biểu tình chấm dứt.
Hồi tháng 10, cảnh sát Hồng Kông đã giải tỏa thành công một số rào chắn do người biểu tình dựng lên ở quân kinh doanh trung tâm. Tuy nhiên, nỗ lực tương tự ở khu mua sắm Mong Kok đã thất bại và tình trạng tắc nghẽn giao thông ở khu vực này vẫn duy trì. Hôm qua, cơ quan tư pháp Hồng Kông cảnh báo có thể khởi động các biện pháp hình sự nhằm vào những người cố tình cản trở việc cảnh sát dỡ bỏ các rào chắn trên đường phố.
Đến nay, các thủ lĩnh biểu tình ở Hồng Kông vẫn đang chật vật tìm cách để đạt được các yêu cầu mà họ đưa ra. Trong đó, các nỗ lực nhờ các chính trị gia giúp đỡ nhằm có cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc đại lục đều đã thất bại. Đề nghị các nghị sỹ ủng hộ dân chủ đồng loạt từ chức để gây sức ép với chính quyền cũng bị từ chối.
Hôm qua, Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông đã gửi một lá thư ngỏ đến Rita Fan, một nghị sỹ Hồng Kông có ghế trong Quốc hội Trung Quốc, đề nghị bà sắp xếp một cuộc gặp với quan chức Trung Quốc tại Hồng Kông hoặc Bắc Kinh.
“Các thủ lĩnh sinh viên không cần phải đến Bắc Kinh nếu họ chỉ muốn nhắc lại lập trường của mình”, bà Lam, Chánh thư ký đặc khu nói hôm nay. “Nếu họ có suy nghĩ mới, ý tưởng mới về cải cách chính trị, tôi xin mời họ đưa ra với đội ngũ tận tâm của chúng tôi đây”.