Chính thức thông báo bù 4% lãi suất từ vốn kích cầu
Các đối tượng được vay dự kiến sẽ được bù 4% lãi suất từ nguồn vốn kích cầu 1 tỷ USD của Chính phủ
Các đối tượng được vay dự kiến sẽ được bù 4% lãi suất từ nguồn vốn kích cầu 1 tỷ USD của Chính phủ.
Tại cuộc họp báo chiều qua (24/12), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết Chính phủ đã họp và quyết định sẽ sử dụng nguồn vốn 1 tỷ USD để kích cầu trong trường hợp cấp bách, từ nguồn dự trữ.
Nguồn vốn tương ứng với hơn 17.000 tỷ đồng này, theo kết luận của Chính phủ, sẽ dùng để hỗ trợ lãi suất trong năm 2009 qua hệ thống các ngân hàng.
Về mức hỗ trợ, thông tin tại cuộc họp báo đưa ra hai giả thiết: bù lãi suất 4%; giả sử lãi suất vay thực tế 10%, bù lãi suất 4% thì đối tượng vay chỉ phải trả lãi suất 6%. Một ý kiến khác đề xuất bù 50% mức lãi suất vay vốn, như vay với lãi suất 10% thì bù 5% và phải trả 5%.
“Các ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp, ưu tiên trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vay vốn với lãi suất ưu đãi. Hiện phần bù lãi Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xem xét”, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết.
Điểm đến của nguồn vốn này được xác định là ưu tiên hỗ trợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để giải quyết những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và hạn chế thất nghiệp; để xây dựng nhà ở chính sách xã hội, hỗ trợ cho sinh viên vay vốn...
Việc triển khai cho vay và hỗ trợ lãi suất, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ thực hiện công khai, minh bạch, thông qua sự tham gia của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các tiêu chí xét chọn đối tượng được vay vốn chưa có thông tin cụ thể.
Liên quan đến nguồn vốn cho kích cầu, con số khoảng 100.000 tỷ đồng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập tại buổi họp báo.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, nguồn kích cầu trị giá khoảng 100.000 tỷ đồng nói trên bao gồm cả chính sách và tiền hỗ trợ trực tiếp.
Ngoài 1 tỷ USD từ dự trữ, nguồn gián tiếp có từ chính sách giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp. “Nếu theo mức giảm như vậy (theo định hướng trong Nghị quyết số 30 - PV) thì Chính phủ sẽ không thu về ngân sách khoảng 13.000 – 15.000 tỷ đồng, thực chất là tiền”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói.
Hoặc như với những dự án cần đầu tư như các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, Chính phủ sẽ phát hành thêm trái phiếu để gọi vốn; với những dự án chưa giải ngân hết trong năm 2008 sẽ được chuyển sang năm 2009 hay đã ứng trước kế hoạch năm 2009 để hoàn thành trong năm 2008 sẽ được xem xét tạm hoãn thu hồi… Và theo Bộ trưởng Ninh, đó cũng là những nguồn vốn thực.
Tại cuộc họp báo chiều qua (24/12), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết Chính phủ đã họp và quyết định sẽ sử dụng nguồn vốn 1 tỷ USD để kích cầu trong trường hợp cấp bách, từ nguồn dự trữ.
Nguồn vốn tương ứng với hơn 17.000 tỷ đồng này, theo kết luận của Chính phủ, sẽ dùng để hỗ trợ lãi suất trong năm 2009 qua hệ thống các ngân hàng.
Về mức hỗ trợ, thông tin tại cuộc họp báo đưa ra hai giả thiết: bù lãi suất 4%; giả sử lãi suất vay thực tế 10%, bù lãi suất 4% thì đối tượng vay chỉ phải trả lãi suất 6%. Một ý kiến khác đề xuất bù 50% mức lãi suất vay vốn, như vay với lãi suất 10% thì bù 5% và phải trả 5%.
“Các ngân hàng sẽ cho các doanh nghiệp, ưu tiên trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vay vốn với lãi suất ưu đãi. Hiện phần bù lãi Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xem xét”, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết.
Điểm đến của nguồn vốn này được xác định là ưu tiên hỗ trợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để giải quyết những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và hạn chế thất nghiệp; để xây dựng nhà ở chính sách xã hội, hỗ trợ cho sinh viên vay vốn...
Việc triển khai cho vay và hỗ trợ lãi suất, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ thực hiện công khai, minh bạch, thông qua sự tham gia của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các tiêu chí xét chọn đối tượng được vay vốn chưa có thông tin cụ thể.
Liên quan đến nguồn vốn cho kích cầu, con số khoảng 100.000 tỷ đồng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập tại buổi họp báo.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, nguồn kích cầu trị giá khoảng 100.000 tỷ đồng nói trên bao gồm cả chính sách và tiền hỗ trợ trực tiếp.
Ngoài 1 tỷ USD từ dự trữ, nguồn gián tiếp có từ chính sách giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp. “Nếu theo mức giảm như vậy (theo định hướng trong Nghị quyết số 30 - PV) thì Chính phủ sẽ không thu về ngân sách khoảng 13.000 – 15.000 tỷ đồng, thực chất là tiền”, Bộ trưởng Vũ Văn Ninh nói.
Hoặc như với những dự án cần đầu tư như các công trình giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện, Chính phủ sẽ phát hành thêm trái phiếu để gọi vốn; với những dự án chưa giải ngân hết trong năm 2008 sẽ được chuyển sang năm 2009 hay đã ứng trước kế hoạch năm 2009 để hoàn thành trong năm 2008 sẽ được xem xét tạm hoãn thu hồi… Và theo Bộ trưởng Ninh, đó cũng là những nguồn vốn thực.