Chống buôn lậu còn nhiều kẽ hở
Chống buôn lậu cần một sự quan tâm đặc biệt, nên cũng cần có những chế tài mạnh tay hơn
Khó khăn kinh tế đã khiến các hoạt động buôn lậu tăng cao, kéo theo đó là sự gia tăng tình trạng thất thoát thuế, phá hoại sản xuất trong nước, biến thị trường nội địa thành nơi tràn ngập các loại hàng hóa không nguồn gốc, không rõ chất lượng.
Theo ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chống buôn lậu cần một sự quan tâm đặc biệt, nên cũng cần có những chế tài mạnh tay hơn nhiều so với hiện nay.
Xin cho biết những đánh giá của ông khi thực hiện giám sát bước đầu về công tác chống buôn lậu?
Nói chung, với công tác chống buôn lậu, chúng ta còn để nhiều kẽ hở trong hành lang pháp lý và để cho đối tượng buôn lậu lợi dụng khiến nhiệm vụ chống buôn lậu dù được đẩy mạnh trong thời gian qua nhưng kết quả vẫn rất đáng lo ngại.
Nhìn lại các con số của năm 2012, có thể thấy số vụ buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm tuy có giảm so với năm trước nhưng số vụ vi phạm về hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng tăng tới gần 50%. Nếu không tích cực hơn trong chống buôn lậu, chúng ta sẽ trở thành thị trường tiềm năng cho... hàng giả, hàng kém chất lượng.
Quảng Ninh là địa phương có đường biên giới trên bộ kéo dài, có nhiều điểm thông quan, là “điều kiện” tốt để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vào nội địa tiêu thụ và xuất lậu hàng hóa qua biên giới.
Khi giám sát tại đây, chúng tôi thấy tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn luôn diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tổ chức chặt chẽ, diễn ra trên cả tuyến đường bộ và đường biển.
Hàng hóa nhập lậu chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng có thuế suất nhập khẩu cao và nhu cầu tiêu thụ lớn như thuốc lá, rượu, hàng điện tử, điện dân dụng, phụ tùng ôtô, xe máy, quần áo, giày dép... Hàng hóa xuất lậu chủ yếu là khoáng sản, động vật rừng, gỗ, cây cảnh, xăng dầu...
Thế nhưng, trong việc kiểm tra xử lý 16.621 vụ vi phạm, tổng số tiền phát mại, xử phạt vi phạm hành chính và truy thu thuế chỉ là hơn 544 tỷ đồng. Điều đó có thể thấy rằng, ngay từ chế tài xử phạt đã nhẹ nhàng như vậy thì làm sao đủ sức răn đe để đối tượng buôn lậu cảm thấy “ngại” mà không xả thân đi buôn lậu!
Như ông có vừa nhắc đến kẽ hở pháp lý trong chống buôn lậu, ngoài việc chế tài xử phạt nhẹ, còn những kẽ hở nào khác “giúp” đối tượng buôn lậu sẵn sàng “xả thân”?
Có thể kể đến hàng loạt các kẽ hở như các đối tượng buôn lậu sử dụng các chứng từ hoá đơn hợp lý hoá hàng nhập lậu vì quy định chứng từ hoá đơn chưa chặt chẽ, như tình hình buôn lậu quặng: mặc dù Chính phủ đã có lệnh cấm xuất quặng thô nhưng đối tượng buôn lậu thuê vận chuyển nội địa rồi xuất lậu đi Trung Quốc nhờ sự tiếp tay của doanh nghiệp xuất hóa đơn mua bán quặng nội địa và doanh nghiệp vận tải biển tổ chức vận chuyển thuê.
Ngoài ra, các đối tượng còn lợi dụng chính sách xuất khẩu chính ngạch để xuất lậu một cách rất dễ dàng là hồ sơ thì là hàng đủ điều kiện xuất khẩu, nhưng lại vận chuyển hàng thô mang bán...; quay vòng hóa đơn, hồ sơ hàng hóa đối với các mặt hàng quan trọng; xé lẻ vận chuyển bằng xe khách, xe tải với các mặt hàng tiêu dùng...
Hệ thống dữ liệu, thông tin liên quan đến kết quả công tác chống buôn lậu, đặc biệt xây dựng quy chế phối hợp giữa các địa phương trong việc đấu tranh chống buôn lậu theo từng tuyến giao thông cũng chưa có sự phối hợp tốt; trang bị phương tiện chuyên biệt phục vụ các hoạt động chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm... còn rất nghèo nàn.
Ở khu vực biên giới Tp.Móng Cái, phương thức thủ đoạn của đối tượng buôn lậu là thuê cửu vạn vận chuyển hàng hoá qua biên giới, dùng xe máy vận chuyển qua Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến, rồi đưa vào các xe khách, xe tải cất giấu ở các vách ngăn, hầm, hàng tự tạo, vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ.
Như vậy, việc xử phạt thường chỉ rơi vào người vận chuyển thuê, trong khi chủ đầu nậu “đứng đằng sau”, không trực tiếp thực hiện hành vi buôn lậu, thì khó xử phạt.
Ngoài ra, các đối tượng còn lợi dụng sự thông thoáng của thủ tục hải quan (quản lý rủi ro) để khai sai chủng loại, số lượng hàng hoá để xuất, nhập lậu hàng cấm; trà trộn với hàng xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan... để buôn lậu, gian lận thương mại.
Theo ông, làm thế nào để “chặt tay” hơn trong chống buôn lậu?
Rõ ràng, chống buôn lậu cần một sự quan tâm đặc biệt, nên cũng cần có những chế tài mạnh tay hơn nhiều so với hiện nay. Như tôi có nói về chế tài xử phạt, phải đủ sức răn đe và phải phạt được tận “gốc”.
Vì thế, cần bổ sung các điều khoản về xử phạt hành chính đối với hành vi vận chuyển hàng hoá trái phép theo hướng tăng mức tiền xử phạt lên gần bằng hoặc bằng với giá trị hàng hoá mà đối tượng buôn lậu.
Quốc hội vừa qua cũng đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính, với các quy định khá rõ ràng, có hiệu lực từ 1/7/2013. Các cơ quan chức năng cần chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời để Luật này sớm đi vào cuộc sống, đồng thời, cần tiếp tục tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
Theo ông Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chống buôn lậu cần một sự quan tâm đặc biệt, nên cũng cần có những chế tài mạnh tay hơn nhiều so với hiện nay.
Xin cho biết những đánh giá của ông khi thực hiện giám sát bước đầu về công tác chống buôn lậu?
Nói chung, với công tác chống buôn lậu, chúng ta còn để nhiều kẽ hở trong hành lang pháp lý và để cho đối tượng buôn lậu lợi dụng khiến nhiệm vụ chống buôn lậu dù được đẩy mạnh trong thời gian qua nhưng kết quả vẫn rất đáng lo ngại.
Nhìn lại các con số của năm 2012, có thể thấy số vụ buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm tuy có giảm so với năm trước nhưng số vụ vi phạm về hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng tăng tới gần 50%. Nếu không tích cực hơn trong chống buôn lậu, chúng ta sẽ trở thành thị trường tiềm năng cho... hàng giả, hàng kém chất lượng.
Quảng Ninh là địa phương có đường biên giới trên bộ kéo dài, có nhiều điểm thông quan, là “điều kiện” tốt để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vào nội địa tiêu thụ và xuất lậu hàng hóa qua biên giới.
Khi giám sát tại đây, chúng tôi thấy tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trên địa bàn luôn diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tổ chức chặt chẽ, diễn ra trên cả tuyến đường bộ và đường biển.
Hàng hóa nhập lậu chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng có thuế suất nhập khẩu cao và nhu cầu tiêu thụ lớn như thuốc lá, rượu, hàng điện tử, điện dân dụng, phụ tùng ôtô, xe máy, quần áo, giày dép... Hàng hóa xuất lậu chủ yếu là khoáng sản, động vật rừng, gỗ, cây cảnh, xăng dầu...
Thế nhưng, trong việc kiểm tra xử lý 16.621 vụ vi phạm, tổng số tiền phát mại, xử phạt vi phạm hành chính và truy thu thuế chỉ là hơn 544 tỷ đồng. Điều đó có thể thấy rằng, ngay từ chế tài xử phạt đã nhẹ nhàng như vậy thì làm sao đủ sức răn đe để đối tượng buôn lậu cảm thấy “ngại” mà không xả thân đi buôn lậu!
Như ông có vừa nhắc đến kẽ hở pháp lý trong chống buôn lậu, ngoài việc chế tài xử phạt nhẹ, còn những kẽ hở nào khác “giúp” đối tượng buôn lậu sẵn sàng “xả thân”?
Có thể kể đến hàng loạt các kẽ hở như các đối tượng buôn lậu sử dụng các chứng từ hoá đơn hợp lý hoá hàng nhập lậu vì quy định chứng từ hoá đơn chưa chặt chẽ, như tình hình buôn lậu quặng: mặc dù Chính phủ đã có lệnh cấm xuất quặng thô nhưng đối tượng buôn lậu thuê vận chuyển nội địa rồi xuất lậu đi Trung Quốc nhờ sự tiếp tay của doanh nghiệp xuất hóa đơn mua bán quặng nội địa và doanh nghiệp vận tải biển tổ chức vận chuyển thuê.
Ngoài ra, các đối tượng còn lợi dụng chính sách xuất khẩu chính ngạch để xuất lậu một cách rất dễ dàng là hồ sơ thì là hàng đủ điều kiện xuất khẩu, nhưng lại vận chuyển hàng thô mang bán...; quay vòng hóa đơn, hồ sơ hàng hóa đối với các mặt hàng quan trọng; xé lẻ vận chuyển bằng xe khách, xe tải với các mặt hàng tiêu dùng...
Hệ thống dữ liệu, thông tin liên quan đến kết quả công tác chống buôn lậu, đặc biệt xây dựng quy chế phối hợp giữa các địa phương trong việc đấu tranh chống buôn lậu theo từng tuyến giao thông cũng chưa có sự phối hợp tốt; trang bị phương tiện chuyên biệt phục vụ các hoạt động chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm... còn rất nghèo nàn.
Ở khu vực biên giới Tp.Móng Cái, phương thức thủ đoạn của đối tượng buôn lậu là thuê cửu vạn vận chuyển hàng hoá qua biên giới, dùng xe máy vận chuyển qua Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến, rồi đưa vào các xe khách, xe tải cất giấu ở các vách ngăn, hầm, hàng tự tạo, vận chuyển sâu vào nội địa tiêu thụ.
Như vậy, việc xử phạt thường chỉ rơi vào người vận chuyển thuê, trong khi chủ đầu nậu “đứng đằng sau”, không trực tiếp thực hiện hành vi buôn lậu, thì khó xử phạt.
Ngoài ra, các đối tượng còn lợi dụng sự thông thoáng của thủ tục hải quan (quản lý rủi ro) để khai sai chủng loại, số lượng hàng hoá để xuất, nhập lậu hàng cấm; trà trộn với hàng xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan... để buôn lậu, gian lận thương mại.
Theo ông, làm thế nào để “chặt tay” hơn trong chống buôn lậu?
Rõ ràng, chống buôn lậu cần một sự quan tâm đặc biệt, nên cũng cần có những chế tài mạnh tay hơn nhiều so với hiện nay. Như tôi có nói về chế tài xử phạt, phải đủ sức răn đe và phải phạt được tận “gốc”.
Vì thế, cần bổ sung các điều khoản về xử phạt hành chính đối với hành vi vận chuyển hàng hoá trái phép theo hướng tăng mức tiền xử phạt lên gần bằng hoặc bằng với giá trị hàng hoá mà đối tượng buôn lậu.
Quốc hội vừa qua cũng đã thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính, với các quy định khá rõ ràng, có hiệu lực từ 1/7/2013. Các cơ quan chức năng cần chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời để Luật này sớm đi vào cuộc sống, đồng thời, cần tiếp tục tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.