Chủ tịch Hà Nội: “Điều chuyển tuyến xe khách không vì lợi ích nhóm nào”
Việc điều chuyển luồng tuyến vận tải nằm trong kể hoạch bảo vệ chung của Thành phố, phục vụ lợi ích chung, không vì bất cứ một nhóm lợi ích nào
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện điều chuyển, phân luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh.
Theo báo cáo của UBND Tp.Hà Nội, đến thời điểm hiện tại đã thực hiện điều chuyển 623/681 nốt, chiếm 99% của 24 tỉnh. Còn lại 5 nốt (chiếm 0,8%) của 5 đơn vị (3 đơn vị của tỉnh Gia Lai và 2 đơn vị của tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh) đã tự ý bỏ, dừng không hoạt động.
Đối với 53 nốt của tuyến Hà Nội - Ninh Bình chưa thực hiện việc điều chuyển sẽ tiếp tục được nghiên cứu di chuyển từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm hoặc Giáp Bát.
Trong quá trình triển khai sắp xếp điều chuyển luồng tuyến, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải nhanh chóng ổn định hoạt động, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Cụ thể, bến xe Nước Ngầm đã thực hiện miễn phí 100% dịch vụ xe ra vào bến và các dịch vụ hỗ trợ khác đối với các tuyến Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định từ 02/01/2017 đến 17/01/2017. Từ 18/01/2017 đến 10/3/2017 hỗ trợ tiếp 20% tiền dịch vụ xe ra vào bến và 100% tiền hỗ trợ dịch vụ vận tải khác,...
Đồng thời, duy trì công tác tuần tra, kiểm soát, tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý dứt điểm hiện tượng “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng trá hình, xe limousine, xe chạy sai luồng tuyến và các vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô trên địa bàn Thành phố, đặc biệt tại khu vực bến xe Mỹ Đình, dọc đường vành đai 3 đến bến xe Nước Ngầm.
Đối với các kiến nghị của các đơn vị vận tải tỉnh Thanh Hoá, theo UBND Tp.Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có giải đáp kịp thời và gửi báo cáo đến Văn phòng Chính phủ.
Riêng về phần khó khăn của các doanh nghiệp vận tải sau khi điều chuyển luồng tuyến, Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ và nhấn mạnh việc sắp xếp lại luồng tuyến vận tải hành khách hợp lý, khoa học theo đúng Quy hoạch được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt là cần thiết.
Chính quyền Hà Nội cho rằng việc Thành phố Hà Nội thống nhất điều chuyển các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 là để góp phần giảm ùn tắc giao thông nhất là trong dịp Tết tình trạng ùn tắc giao thông thường diễn biến phức tạp.
Mặt khác, năm 2017, Thành phố Hà Nội phục vụ cho sự kiện APEC nên việc điều chuyển luồng tuyến vận tải nằm trong kể hoạch bảo vệ chung của Thành phố, phục vụ lợi ích chung cho Thành phố, không vì bất cứ một nhóm lợi ích nào.
Để đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân được thuận lợi trong những ngày di chuyển, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Tổng công ty Vận tải Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng 50 xe buýt để tăng cường kết nối các bến xe đảm bảo cho người dân đi lại thuận lợi nhất.
Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải tiếp tục phối hợp Tổng công ty vận tải Hà Nội bố trí tăng cường mạng lưới tuyến xe buýt kết nối bến xe với bến xe, tăng tần suất xe buýt kết nối từ bến xe vào Trung tâm Thành phố.
Khi tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động sẽ tăng cường tính kết nối từ Yên Nghĩa vào Trung tâm Thành phố.
Trong thời gian tới, UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Tổng công ty vận tải Hà Nội rà soát, nghiên cứu bổ sung thêm các tuyến buýt nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.
Tiếp tục điều chuyển tuyến vận tải hành khách Hà Nội - Ninh Bình theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải (điều chuyển 50 chuyển từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Giáp Bát).
Hà Nội tiếp tục cơ cấu lại các tuyến thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa giữa 2 bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm theo nguyên tắc các tuyến của 1 tỉnh về 1 bến xe.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất nhiều phương án cơ cấu lại các tuyến vận tải hành khách tại các bến xe Giáp Bát. Nước Ngầm theo nguyên tắc: các tuyến của một tỉnh về một bến xe; tuyến có cự ly ngắn về bến xe Giáp Bát, cự ly dài về bến xe Nước Ngầm; đảm bảo khả năng tiếp nhận của bến xe...
Theo báo cáo của UBND Tp.Hà Nội, đến thời điểm hiện tại đã thực hiện điều chuyển 623/681 nốt, chiếm 99% của 24 tỉnh. Còn lại 5 nốt (chiếm 0,8%) của 5 đơn vị (3 đơn vị của tỉnh Gia Lai và 2 đơn vị của tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh) đã tự ý bỏ, dừng không hoạt động.
Đối với 53 nốt của tuyến Hà Nội - Ninh Bình chưa thực hiện việc điều chuyển sẽ tiếp tục được nghiên cứu di chuyển từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm hoặc Giáp Bát.
Trong quá trình triển khai sắp xếp điều chuyển luồng tuyến, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải nhanh chóng ổn định hoạt động, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
Cụ thể, bến xe Nước Ngầm đã thực hiện miễn phí 100% dịch vụ xe ra vào bến và các dịch vụ hỗ trợ khác đối với các tuyến Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định từ 02/01/2017 đến 17/01/2017. Từ 18/01/2017 đến 10/3/2017 hỗ trợ tiếp 20% tiền dịch vụ xe ra vào bến và 100% tiền hỗ trợ dịch vụ vận tải khác,...
Đồng thời, duy trì công tác tuần tra, kiểm soát, tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý dứt điểm hiện tượng “xe dù, bến cóc”, xe hợp đồng trá hình, xe limousine, xe chạy sai luồng tuyến và các vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ôtô trên địa bàn Thành phố, đặc biệt tại khu vực bến xe Mỹ Đình, dọc đường vành đai 3 đến bến xe Nước Ngầm.
Đối với các kiến nghị của các đơn vị vận tải tỉnh Thanh Hoá, theo UBND Tp.Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có giải đáp kịp thời và gửi báo cáo đến Văn phòng Chính phủ.
Riêng về phần khó khăn của các doanh nghiệp vận tải sau khi điều chuyển luồng tuyến, Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội Nguyễn Đức Chung chia sẻ và nhấn mạnh việc sắp xếp lại luồng tuyến vận tải hành khách hợp lý, khoa học theo đúng Quy hoạch được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt là cần thiết.
Chính quyền Hà Nội cho rằng việc Thành phố Hà Nội thống nhất điều chuyển các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 là để góp phần giảm ùn tắc giao thông nhất là trong dịp Tết tình trạng ùn tắc giao thông thường diễn biến phức tạp.
Mặt khác, năm 2017, Thành phố Hà Nội phục vụ cho sự kiện APEC nên việc điều chuyển luồng tuyến vận tải nằm trong kể hoạch bảo vệ chung của Thành phố, phục vụ lợi ích chung cho Thành phố, không vì bất cứ một nhóm lợi ích nào.
Để đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân được thuận lợi trong những ngày di chuyển, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Tổng công ty Vận tải Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng 50 xe buýt để tăng cường kết nối các bến xe đảm bảo cho người dân đi lại thuận lợi nhất.
Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải tiếp tục phối hợp Tổng công ty vận tải Hà Nội bố trí tăng cường mạng lưới tuyến xe buýt kết nối bến xe với bến xe, tăng tần suất xe buýt kết nối từ bến xe vào Trung tâm Thành phố.
Khi tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động sẽ tăng cường tính kết nối từ Yên Nghĩa vào Trung tâm Thành phố.
Trong thời gian tới, UBND Thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Tổng công ty vận tải Hà Nội rà soát, nghiên cứu bổ sung thêm các tuyến buýt nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.
Tiếp tục điều chuyển tuyến vận tải hành khách Hà Nội - Ninh Bình theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải (điều chuyển 50 chuyển từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Giáp Bát).
Hà Nội tiếp tục cơ cấu lại các tuyến thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa giữa 2 bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm theo nguyên tắc các tuyến của 1 tỉnh về 1 bến xe.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất nhiều phương án cơ cấu lại các tuyến vận tải hành khách tại các bến xe Giáp Bát. Nước Ngầm theo nguyên tắc: các tuyến của một tỉnh về một bến xe; tuyến có cự ly ngắn về bến xe Giáp Bát, cự ly dài về bến xe Nước Ngầm; đảm bảo khả năng tiếp nhận của bến xe...