Chủ tịch HUD sẽ làm Cục phó Cục Quản lý nhà
Quyết định điều động cán bộ của Bộ Xây dựng tại HUD đang "tiềm ẩn tranh cãi"
Bộ Xây dựng vừa công bố Quyết định số 990/QĐ-BXD ngày 26/10/2012, với nội dung chính là điều chuyển ông Nguyễn Đăng Nam, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD), sang giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng).
Đồng thời, ông Nghiêm Văn Bang, hiện là Tổng giám đốc HUD, sẽ trở thành Chủ tịch tạm quyền của HUD.
Tuy nhiên, quyết định nói trên của Bộ Xây dựng hiện không nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân sự lãnh đạo tại HUD.
Theo tường thuật của báo Pháp luật Việt Nam, trước khi hai quyết định này được công bố, hôm 24/10, gần 30 lãnh đạo chủ chốt của HUD đã ký đơn kiến nghị tập thể gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương, đề xuất tiếp tục duy trì cương vị lãnh đạo HUD đối với Chủ tịch Nguyễn Đăng Nam và Tổng giám đốc Nghiêm Văn Bang.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định “ngừng thí điểm” mô hình tập đoàn đối với HUD, trả doanh nghiệp này về lại mô hình tổng công ty.
Quyết định của Bộ Xây dựng có thể gây tranh cãi nếu soi chiếu vào các quy định pháp luật hiện hành cũng như theo thông lệ tại Việt Nam.
Hiện tại, phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trực thuộc các bộ ngành vẫn là “cán bộ nhà nước”, được quản lý chặt chẽ về nhiều mặt, nhất là về mặt Đảng. Cấp lãnh đạo tương đương chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty phần lớn là ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp bộ, thậm chí một số người còn là ủy viên Trung ương Đảng.
Được coi là “cán bộ nhà nước”, nên các lãnh đạo này hoàn toàn có thể được luân chuyển về làm việc tại bộ với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước. Ở chiều ngược lại, nhiều lãnh đạo ở bộ cũng có thể được điều chuyển về làm lãnh đạo doanh nghiệp.
Vấn đề là trong hệ thống quản lý cán bộ hiện nay, thông thường một cán bộ sẽ được điều chuyển đến một vị trí cao hơn hoặc tương đương; trong trường hợp được chuyển đến một vị trí thấp hơn, điều đó hàm nghĩa giáng cấp hoặc là cán bộ phải chịu một hình thức kỷ luật nào đó.
Soi chiếu thông lệ này, có thể thấy trường hợp của ông Nguyễn Đăng Nam là khá “đặc biệt”: từ vị thế Chủ tịch Tập đoàn được chính Thủ tướng ký bổ nhiệm, nay điều chuyển về làm Cục phó Cục Quản lý nhà.
Trước kiến nghị tập thể từ đội ngũ lãnh đạo HUD, chưa rõ Bộ Xây dựng sẽ giải thích thế nào về quyết định điều chuyển này. Tuy nhiên, như đã nói, do hệ thống quản lý cán bộ hiện có những “đặc thù” riêng, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Bộ Xây dựng hoàn toàn có thể giải thích rằng ông Nam sẽ phải chịu trách nhiệm về sự không thành công của mô hình tập đoàn, hoặc công tác quản lý nhà nước tại một cơ quan như Cục Quản lý nhà hiện nay rất quan trọng, và do đó cần những người giỏi và giàu kinh nghiệm… như ông Nam!
Đồng thời, ông Nghiêm Văn Bang, hiện là Tổng giám đốc HUD, sẽ trở thành Chủ tịch tạm quyền của HUD.
Tuy nhiên, quyết định nói trên của Bộ Xây dựng hiện không nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân sự lãnh đạo tại HUD.
Theo tường thuật của báo Pháp luật Việt Nam, trước khi hai quyết định này được công bố, hôm 24/10, gần 30 lãnh đạo chủ chốt của HUD đã ký đơn kiến nghị tập thể gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Đảng uỷ khối doanh nghiệp Trung ương, đề xuất tiếp tục duy trì cương vị lãnh đạo HUD đối với Chủ tịch Nguyễn Đăng Nam và Tổng giám đốc Nghiêm Văn Bang.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định “ngừng thí điểm” mô hình tập đoàn đối với HUD, trả doanh nghiệp này về lại mô hình tổng công ty.
Quyết định của Bộ Xây dựng có thể gây tranh cãi nếu soi chiếu vào các quy định pháp luật hiện hành cũng như theo thông lệ tại Việt Nam.
Hiện tại, phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trực thuộc các bộ ngành vẫn là “cán bộ nhà nước”, được quản lý chặt chẽ về nhiều mặt, nhất là về mặt Đảng. Cấp lãnh đạo tương đương chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty phần lớn là ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp bộ, thậm chí một số người còn là ủy viên Trung ương Đảng.
Được coi là “cán bộ nhà nước”, nên các lãnh đạo này hoàn toàn có thể được luân chuyển về làm việc tại bộ với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước. Ở chiều ngược lại, nhiều lãnh đạo ở bộ cũng có thể được điều chuyển về làm lãnh đạo doanh nghiệp.
Vấn đề là trong hệ thống quản lý cán bộ hiện nay, thông thường một cán bộ sẽ được điều chuyển đến một vị trí cao hơn hoặc tương đương; trong trường hợp được chuyển đến một vị trí thấp hơn, điều đó hàm nghĩa giáng cấp hoặc là cán bộ phải chịu một hình thức kỷ luật nào đó.
Soi chiếu thông lệ này, có thể thấy trường hợp của ông Nguyễn Đăng Nam là khá “đặc biệt”: từ vị thế Chủ tịch Tập đoàn được chính Thủ tướng ký bổ nhiệm, nay điều chuyển về làm Cục phó Cục Quản lý nhà.
Trước kiến nghị tập thể từ đội ngũ lãnh đạo HUD, chưa rõ Bộ Xây dựng sẽ giải thích thế nào về quyết định điều chuyển này. Tuy nhiên, như đã nói, do hệ thống quản lý cán bộ hiện có những “đặc thù” riêng, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Bộ Xây dựng hoàn toàn có thể giải thích rằng ông Nam sẽ phải chịu trách nhiệm về sự không thành công của mô hình tập đoàn, hoặc công tác quản lý nhà nước tại một cơ quan như Cục Quản lý nhà hiện nay rất quan trọng, và do đó cần những người giỏi và giàu kinh nghiệm… như ông Nam!