Chủ tịch Petro Vietnam: “Nếu để tập đoàn lỗ thì nên nghỉ”
Chủ tịch Petro Vietnam chia sẻ về quy định yêu cầu miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo tập đoàn nếu để lỗ 2 năm liên tiếp
Điều lệ tổ chức, hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) - được Chính phủ ban hành mới đây, nêu rõ “nếu để tập đoàn lỗ 2 năm liên tiếp, lãnh đạo Petro Vietnam sẽ bị cách chức”.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo chiều 7/1, trả lời câu hỏi của VnEconomy quy định trên liệu có tạo áp lực lên công tác chỉ đạo, điều hành của các cán bộ chủ chốt trong tập đoàn, Chủ tịch Petro Vietnam Phùng Đình Thực, cho rằng quan điểm của lãnh đạo Petro Vietnam đối với một số quy định trong điều lệ tổ chức, hoạt động nói trên là “hết sức thoải mái”.
Chủ tịch Petro Vietnam cũng lý giải thêm, quy định mà Chính phủ nêu ra nói trên có kèm theo điều kiện là “để lỗ nhưng không có lý do chính đáng”.
Tuy nhiên, theo ông Thực, trong trường hợp các cán bộ chủ chốt của Petro Vietnam dù không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, bất khả kháng mà vẫn không hoàn thành nhiệm vụ thì “cũng nên nghỉ để cho người khác làm”.
Ông Thực khẳng định, “chúng tôi hết sức thoải mái với quy định đó”.
Chủ tịch Petro Vietnam cho biết, trong năm 2014 này, sẽ có một số cán bộ chủ chốt của Petro Vietnam đến tuổi nghỉ hưu (60 tuổi), nên chắc chắn công tác nhân sự sẽ có một số thay đổi. Tuy nhiên, tất cả mọi sự thay đổi đều được thực hiện theo quy trình và tập đoàn có hẳn một quy hoạch đã được phê duyệt nên chắc chắn cũng không có sự hẫng hụt như một số quan ngại.
Thông tin thêm về kết quả triển khai đề án tái cấu trúc và thoái vốn ngoài ngành của Petro Vietnam, ông Thực cho biết, đề án tái cấu trúc tập đoàn được Chính phủ phê duyệt từ tháng 1/2013, đến nay đã triển khai được 1 năm với một số kết quả bước đầu.
Cùng với đó, tất cả các đề án tương tự về tái cấu trúc của các thành viên trong tập đoàn, Petro Vietnam cũng đã phê duyệt và một số đã bắt tay vào triển khai đề án.
Trong đó đáng chú ý là việc hợp nhất hai tổ chức tín dụng, tài chính để thành lập ngân hàng PVcombank. Sau khi sáp nhập, vốn của Petro Vietnam tại ngân hàng này đã giảm từ 78% xuống còn 52% và sẽ tiếp tục thoái vốn theo lộ trình đã được phê duyệt.
“Chủ trương của Petro Vietnam là vừa thoái vốn, nhưng vừa phải đảm bảo tạo điều kiện để ngân hàng này tiếp tục hoạt động tốt, nhằm bảo toàn được vốn của nhà nước, không phải vì thoái vốn và làm mất vốn”, ông Thực nói.
Bên cạnh đó, Petro Vietnam cũng đã chuyển vốn từ hai đơn vị PV Oil và Petec thành một doanh nghiệp hợp nhất. Hợp nhất Viện Dầu khí và Trường đại học Dầu khí thành Học viện Dầu khí. Một đơn vị thành viên là PVI cũng đã bán được vốn cho đối tác nước ngoài với mệnh giá khá tốt, 2,5 so với vốn điều lệ.
Đặc biệt, trong quá trình tái cơ cấu, tổng số vốn mà Petro Vietnam đã chuyển, sắp xếp lại cho các đơn vị nội bộ là trên 4.000 tỷ, cùng với đó là hơn 800 tỷ bán cho các đơn vị bên ngoài.
Đối với Ngân hàng Ocean Bank, ông Thực cho biết, Petro Vietnam tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về thoái vốn nên vừa qua, ngân hàng này được tăng vốn điều lệ, nhưng Petro Vietnam không tham gia đợt tăng này nên đương nhiên vốn của tập đoàn tại ngân hàng này sẽ giảm đi. Theo lộ trình hết 2015 thì Petro Vietnam sẽ thoái hết vốn tại ngân hàng này.
Tuy nhiên, cũng như PVcombank, Petro Vietnam vẫn tạo điều kiện cho ngân hàng này hoạt động tốt nhất để trong quá trình thoái vốn đảm bảo giá tốt, vững chắc, tránh khả năng mất vốn.
Về một số hoạt động khác của Petro Vietnam trong năm 2013, ông Thực cho hay, đây là năm đầu tiên Petro Vietnam có lãi ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện, do sản lượng đạt khá và một phần nợ đã được Tập đoàn Điện lực (EVN) chuyển qua.
Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh thăm dò, khai thác dầu khí, hiện Petro Vietnam đang triển khai tốt một số mỏ ở Nga, tới đây sẽ mở rộng và tăng sản lượng tại các mỏ ở Algeri, Peru, Malaysia.
Cùng với đó, Petro Vietnam tiếp tục tìm kiếm để mua các mỏ mới, dù rằng tập đoàn xác định đây là việc không hề dễ dàng.
Đối với khoản lợi nhuận dầu khí để lại cho nước chủ nhà, ông Thực cho hay, theo Nghị định 71 của Chính phủ quy định lãi của các tập đoàn, tổng công ty nói chung, trong đó có Petro Vietnam, sau khi trừ 30% quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng…số còn lại nộp tập trung về cho ngân sách. Năm 2013, Petro Vietnam đã nộp trên 13.000 tỷ đồng, dự kiến trong năm 2014 vẫn sẽ đạt con số này.
Tuy nhiên, tại cuộc họp báo chiều 7/1, trả lời câu hỏi của VnEconomy quy định trên liệu có tạo áp lực lên công tác chỉ đạo, điều hành của các cán bộ chủ chốt trong tập đoàn, Chủ tịch Petro Vietnam Phùng Đình Thực, cho rằng quan điểm của lãnh đạo Petro Vietnam đối với một số quy định trong điều lệ tổ chức, hoạt động nói trên là “hết sức thoải mái”.
Chủ tịch Petro Vietnam cũng lý giải thêm, quy định mà Chính phủ nêu ra nói trên có kèm theo điều kiện là “để lỗ nhưng không có lý do chính đáng”.
Tuy nhiên, theo ông Thực, trong trường hợp các cán bộ chủ chốt của Petro Vietnam dù không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, bất khả kháng mà vẫn không hoàn thành nhiệm vụ thì “cũng nên nghỉ để cho người khác làm”.
Ông Thực khẳng định, “chúng tôi hết sức thoải mái với quy định đó”.
Chủ tịch Petro Vietnam cho biết, trong năm 2014 này, sẽ có một số cán bộ chủ chốt của Petro Vietnam đến tuổi nghỉ hưu (60 tuổi), nên chắc chắn công tác nhân sự sẽ có một số thay đổi. Tuy nhiên, tất cả mọi sự thay đổi đều được thực hiện theo quy trình và tập đoàn có hẳn một quy hoạch đã được phê duyệt nên chắc chắn cũng không có sự hẫng hụt như một số quan ngại.
Thông tin thêm về kết quả triển khai đề án tái cấu trúc và thoái vốn ngoài ngành của Petro Vietnam, ông Thực cho biết, đề án tái cấu trúc tập đoàn được Chính phủ phê duyệt từ tháng 1/2013, đến nay đã triển khai được 1 năm với một số kết quả bước đầu.
Cùng với đó, tất cả các đề án tương tự về tái cấu trúc của các thành viên trong tập đoàn, Petro Vietnam cũng đã phê duyệt và một số đã bắt tay vào triển khai đề án.
Trong đó đáng chú ý là việc hợp nhất hai tổ chức tín dụng, tài chính để thành lập ngân hàng PVcombank. Sau khi sáp nhập, vốn của Petro Vietnam tại ngân hàng này đã giảm từ 78% xuống còn 52% và sẽ tiếp tục thoái vốn theo lộ trình đã được phê duyệt.
“Chủ trương của Petro Vietnam là vừa thoái vốn, nhưng vừa phải đảm bảo tạo điều kiện để ngân hàng này tiếp tục hoạt động tốt, nhằm bảo toàn được vốn của nhà nước, không phải vì thoái vốn và làm mất vốn”, ông Thực nói.
Bên cạnh đó, Petro Vietnam cũng đã chuyển vốn từ hai đơn vị PV Oil và Petec thành một doanh nghiệp hợp nhất. Hợp nhất Viện Dầu khí và Trường đại học Dầu khí thành Học viện Dầu khí. Một đơn vị thành viên là PVI cũng đã bán được vốn cho đối tác nước ngoài với mệnh giá khá tốt, 2,5 so với vốn điều lệ.
Đặc biệt, trong quá trình tái cơ cấu, tổng số vốn mà Petro Vietnam đã chuyển, sắp xếp lại cho các đơn vị nội bộ là trên 4.000 tỷ, cùng với đó là hơn 800 tỷ bán cho các đơn vị bên ngoài.
Đối với Ngân hàng Ocean Bank, ông Thực cho biết, Petro Vietnam tiếp tục thực hiện chủ trương của Chính phủ về thoái vốn nên vừa qua, ngân hàng này được tăng vốn điều lệ, nhưng Petro Vietnam không tham gia đợt tăng này nên đương nhiên vốn của tập đoàn tại ngân hàng này sẽ giảm đi. Theo lộ trình hết 2015 thì Petro Vietnam sẽ thoái hết vốn tại ngân hàng này.
Tuy nhiên, cũng như PVcombank, Petro Vietnam vẫn tạo điều kiện cho ngân hàng này hoạt động tốt nhất để trong quá trình thoái vốn đảm bảo giá tốt, vững chắc, tránh khả năng mất vốn.
Về một số hoạt động khác của Petro Vietnam trong năm 2013, ông Thực cho hay, đây là năm đầu tiên Petro Vietnam có lãi ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh điện, do sản lượng đạt khá và một phần nợ đã được Tập đoàn Điện lực (EVN) chuyển qua.
Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, bên cạnh thăm dò, khai thác dầu khí, hiện Petro Vietnam đang triển khai tốt một số mỏ ở Nga, tới đây sẽ mở rộng và tăng sản lượng tại các mỏ ở Algeri, Peru, Malaysia.
Cùng với đó, Petro Vietnam tiếp tục tìm kiếm để mua các mỏ mới, dù rằng tập đoàn xác định đây là việc không hề dễ dàng.
Đối với khoản lợi nhuận dầu khí để lại cho nước chủ nhà, ông Thực cho hay, theo Nghị định 71 của Chính phủ quy định lãi của các tập đoàn, tổng công ty nói chung, trong đó có Petro Vietnam, sau khi trừ 30% quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng…số còn lại nộp tập trung về cho ngân sách. Năm 2013, Petro Vietnam đã nộp trên 13.000 tỷ đồng, dự kiến trong năm 2014 vẫn sẽ đạt con số này.