Chủ tịch Quốc hội: Sự trì trệ của nền kinh tế đang hiển hiện
Theo Chủ tịch Quốc hội, đất nước vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn
Cả người đứng đầu cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp đều nhấn mạnh khó khăn không nhỏ của nền kinh tế, tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 4 vào sáng nay, 22/10.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong phát biểu khai mạc đã nói đến một số kết quả đáng ghi nhận trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2012.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, đất nước vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Ở trong nước, sự trì trệ của nền kinh tế đang hiển hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nguy cơ lạm phát cao vẫn tiềm ẩn, quản lý thị trường, quản lý giá đối với một số mặt hàng chưa tốt, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân.
Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, khó khăn của nền kinh tế vẫn còn lớn, hạn chế, yếu kém còn nhiều. Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát có nguy cơ tăng trở lại, nợ xấu gia tăng, xử lý còn chậm và còn nhiều khó khăn.
Chính phủ “sốt ruột” trước nhiều doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động, khó tiếp cận vốn, tồn kho lớn. Thị trường bất động sản đình trệ, chưa có khả năng phục hồi sớm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Để đạt được mục tiêu GDP cả năm 5,2% thì quý 4 phải đạt mức 6,5%, Chính phủ lo lắng về một trong 5 mục tiêu không đạt của năm 2012. Tuy nhiên, vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn cho năm 2013.
Cho rằng, xu hướng khó khăn của nền kinh tế sẽ còn kéo dài trong năm 2013, Ủy ban Kinh tế - cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ - đề nghị cần thay đổi tư duy làm quy hoạch, kế hoạch, phân bổ nguồn lực, công khai, minh bạch thông tin điều hành, tính chính xác số liệu để làm căn cứ tin cậy cho việc ra quyết định. Bởi, điều này sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng các giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình mới.
Cơ quan thẩm tra nhấn mạnh từ nay đến Tết âm lịch cần khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt của nền kinh tế là hàng hóa tồn kho và nợ xấu.
Chính phủ chỉ đạo rà soát tính chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu, tiếp tục cơ cấu lại nợ. Các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước nắm quyền chi phối phải chấp hành nghiêm và gương mẫu chia sẻ những khó khăn cùng doanh nghiệp; các tổ chức tín dụng cần nhận thức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chính là tháo gỡ khó khăn cho chính hệ thống tổ chức tín dụng mình.
Với các chỉ tiêu kinh tế của năm sau, không phải tất cả các ý kiến tại cơ quan thẩm tra đều nhất trí với con số dự kiến của Chính phủ. Một số ý kiến đề nghị tăng trưởng kinh tế chỉ phấn đấu ở khoảng 4%-5%; có ý kiến đề nghị khoảng 4%-4,5%, cũng có ý kiến đề nghị khoảng 6%. Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, một số ý kiến đề nghị cần ưu tiên kiểm soát tăng dưới 5%, dưới 6%; cũng có ý kiến cho rằng chỉ số giá tiêu dùng không thể tăng thấp hơn năm 2012, đề nghị kiểm soát ở mức 1 con số như chỉ tiêu đề ra năm 2012.
Về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu của năm 2013, báo cáo thẩm tra đặc biệt lưu ý việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, hạ mặt bằng lãi suất hợp lý theo diễn biến kiểm soát lạm phát. Khuyến khích các ngân hàng thương mại ưu tiên các chương trình cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó cần giám sát chặt chẽ các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước, nhất là vấn đề lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng. Tiếp tục các giải pháp giảm nợ xấu, cho phép cơ cấu lại nợ các khoản vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã hoàn thành các công trình nhưng vốn ngân sách chưa thanh toán.
Theo chương trình kỳ họp, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ ngay trong tuần này, vào chiều 22/10.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong phát biểu khai mạc đã nói đến một số kết quả đáng ghi nhận trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế trong năm 2012.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội, đất nước vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Ở trong nước, sự trì trệ của nền kinh tế đang hiển hiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nguy cơ lạm phát cao vẫn tiềm ẩn, quản lý thị trường, quản lý giá đối với một số mặt hàng chưa tốt, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân.
Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định, khó khăn của nền kinh tế vẫn còn lớn, hạn chế, yếu kém còn nhiều. Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát có nguy cơ tăng trở lại, nợ xấu gia tăng, xử lý còn chậm và còn nhiều khó khăn.
Chính phủ “sốt ruột” trước nhiều doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động, khó tiếp cận vốn, tồn kho lớn. Thị trường bất động sản đình trệ, chưa có khả năng phục hồi sớm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Để đạt được mục tiêu GDP cả năm 5,2% thì quý 4 phải đạt mức 6,5%, Chính phủ lo lắng về một trong 5 mục tiêu không đạt của năm 2012. Tuy nhiên, vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn cho năm 2013.
Cho rằng, xu hướng khó khăn của nền kinh tế sẽ còn kéo dài trong năm 2013, Ủy ban Kinh tế - cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ - đề nghị cần thay đổi tư duy làm quy hoạch, kế hoạch, phân bổ nguồn lực, công khai, minh bạch thông tin điều hành, tính chính xác số liệu để làm căn cứ tin cậy cho việc ra quyết định. Bởi, điều này sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng các giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình mới.
Cơ quan thẩm tra nhấn mạnh từ nay đến Tết âm lịch cần khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt của nền kinh tế là hàng hóa tồn kho và nợ xấu.
Chính phủ chỉ đạo rà soát tính chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu, tiếp tục cơ cấu lại nợ. Các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước nắm quyền chi phối phải chấp hành nghiêm và gương mẫu chia sẻ những khó khăn cùng doanh nghiệp; các tổ chức tín dụng cần nhận thức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chính là tháo gỡ khó khăn cho chính hệ thống tổ chức tín dụng mình.
Với các chỉ tiêu kinh tế của năm sau, không phải tất cả các ý kiến tại cơ quan thẩm tra đều nhất trí với con số dự kiến của Chính phủ. Một số ý kiến đề nghị tăng trưởng kinh tế chỉ phấn đấu ở khoảng 4%-5%; có ý kiến đề nghị khoảng 4%-4,5%, cũng có ý kiến đề nghị khoảng 6%. Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, một số ý kiến đề nghị cần ưu tiên kiểm soát tăng dưới 5%, dưới 6%; cũng có ý kiến cho rằng chỉ số giá tiêu dùng không thể tăng thấp hơn năm 2012, đề nghị kiểm soát ở mức 1 con số như chỉ tiêu đề ra năm 2012.
Về nhiệm vụ giải pháp chủ yếu của năm 2013, báo cáo thẩm tra đặc biệt lưu ý việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, hạ mặt bằng lãi suất hợp lý theo diễn biến kiểm soát lạm phát. Khuyến khích các ngân hàng thương mại ưu tiên các chương trình cho vay lãi suất thấp đối với các lĩnh vực như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó cần giám sát chặt chẽ các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước, nhất là vấn đề lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng. Tiếp tục các giải pháp giảm nợ xấu, cho phép cơ cấu lại nợ các khoản vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã hoàn thành các công trình nhưng vốn ngân sách chưa thanh toán.
Theo chương trình kỳ họp, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ ngay trong tuần này, vào chiều 22/10.