“Chưa chất vấn là chưa tròn trách nhiệm”
Đại biểu Quốc hội Võ Văn Liêm "truy" trách nhiệm của các bộ ngành khi nông dân "bị bỏ rơi"
Hôm nay (10/11), Quốc hội bước sang tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ tư, với đa số thời gian tập trung vào nội dung được cử tri cả nước quan tâm theo dõi: chất vấn và trả lời chất vấn.
Canh cánh với những khó khăn của nông dân thời gian qua, đại biểu Võ Văn Liêm, Phó Chính ủy quân khu 9 bộc bạch: “Chưa chất vấn được để tháo gỡ khó khăn cho nông dân thì tôi thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm với cử tri”.
Trong phần thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ông có nói “người nông dân cảm thấy mình bị bỏ rơi giữa dòng không biết cầu cứu vào ai”. Nhận định đó dựa trên cơ sở nào, thưa ông?
Công tác ở Bộ Tư lệnh Quân khu 9, có điều kiện tìm hiểu thực tế ở các tỉnh ĐBSCL, tôi thấy thực trạng sản xuất của người nông dân không phải năm nay mà nhiều năm rồi rất khó khăn, nguyên liệu đầu vào tăng cao, sản phẩm ngày càng rớt giá, người dân cứ lao đao lận đận.
Năm nay, do nhận định sai nên chúng ta để mất thời cơ, để thất thoát từ xuất khẩu gạo hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay lúa thì để đầy trong nhà nhưng nông dân nợ ngân hàng, nợ vật tư nông nghiệp không tiền để trả. Chính phủ có chủ trương mua 4.000 đồng một ký gạo để người nông dân có lãi nhưng mua cũng không hết, còn tư thương mua với giá 3.000 đồng một ký, dưới giá sàn.
Khi lúa không bán được nông dân chuyển sang chăn nuôi gia cầm, gia súc thì lại có chủ trương cho nhập thịt gia súc, gia cầm từ ở ngoài vào. Từ 40 ngàn bây giờ chỉ còn hai mấy ngàn một ký heo hơi thì làm thế nào mà sống được.
Người nông dân lại một lần nữa phải chịu trách nhiệm trước chủ trương không hợp lý mà các bộ, ngành đã làm tham mưu. Vậy nhưng không thấy cơ quan nào đến để nào tháo gỡ khó khăn cho họ, cho nên tôi mới nói nông dân bị bỏ rơi, không biết với vào đâu.
Từ thực tế đó, tôi muốn kiến nghị với Quốc hội và các bộ, ngành để có những giải pháp nâng cao đời sống cho dân. Đây thực sự là gửi gắm của cử tri, nếu không nói được thì tôi cảm thấy chưa tròn trách nhiệm.
Nhưng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giải thích là Chính phủ không chủ trương dừng xuất khẩu gạo, mà vào cuối tháng 3/2008 có chủ trương tạm dừng ký hợp đồng mới xuất khẩu tới hết tháng 6/2008. Bộ trưởng cũng đã đưa ra rất nhiều con số làm cơ sở cho quyết định này, thưa ông?
Tôi chưa nhất trí với những điều Bộ trưởng nói. Số liệu Bộ trưởng đưa ra cần thẩm định lại, không phải tôi không tin Bộ trưởng, nhưng tôi hiểu rõ thực tế đang diễn ra, tại thời điểm này lúa vẫn dưới giá sàn.
Vậy ông sẽ chất vấn để đi đến tận cùng vấn đề?
Tôi đã gửi nội dung chất vấn về giải pháp để tháo gỡ ba vấn đề: Một là để nông dân tiêu thụ hết thóc đang tồn đọng và có lãi? Hai là tại sao giá vật tư nông nghiệp thế giới giảm nhưng trong nước vẫn tăng? Thứ ba là giá xăng dầu giảm mà giá hàng hóa, dịch vụ không giảm?
Khi ghi phiếu chất vấn thì cần ghi ngắn gọn như thế, còn nếu câu trả lời chưa thỏa đáng thì tôi sẽ tiếp tục có ý kiến để theo đến tận cùng vấn đề.
Nếu những yếu kém chưa được làm rõ, còn chung chung, thậm chí còn vin vào khách quan, không có bộ ngành nào đứng ra chịu trách nhiệm, thì chỉ có nhân dân là người chịu thiệt thòi.
Theo ông thì giải pháp nào sẽ giúp người nông dân giảm bớt khó khăn trước mắt cũng như lâu dài?
Trước mắt thì Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng có giải pháp tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân, hạ giá vật tư nông nghiêp và thức ăn gia súc.
Vì sao giá những mặt hàng này ở ngoài nước thì giảm, còn trong nước thì không giảm, nếu giảm thì giảm nhỏ giọt thì người nông dân làm sao có lãi? Nhà nước cần có đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, giống thì nông dân mới có lãi chứ tự phát như thế này thì cuộc sống có thể còn khó khăn nữa.
Về lâu dài thì Nhà nước nên có kế hoạch rõ ràng, tính toán cụ thể để định hướng cho nông dân sản xuất. Ở ĐBSCL cứ 90 ngày lại đến một vụ lúa. Nếu cân nhắc có thể làm hai vụ thôi, còn hơn làm ba vụ mà không bán được.
Về chăn nuôi cũng vậy, mình tính nhu cầu xã hội cần bao nhiêu thịt gia súc gia cầm, người dân nuôi bao nhiêu còn thiếu thì mới nhập. Vấn đề nữa là cần gắn kết giữa nhà nông và người xuất khẩu, để sản phẩm không bị tồn đọng, rớt giá.
Tôi hy vọng qua kỳ họp này những kiến nghị để tháo gỡ khó khăn cho nông dân sẽ được tiếp thu và tạo chuyển biến tích cực. Chứ còn cứ kéo dài tình trạng chẳng ai đứng ra nhận trách nhiệm thì niềm tin của cử tri sẽ giảm sút nghiêm trọng.
Canh cánh với những khó khăn của nông dân thời gian qua, đại biểu Võ Văn Liêm, Phó Chính ủy quân khu 9 bộc bạch: “Chưa chất vấn được để tháo gỡ khó khăn cho nông dân thì tôi thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm với cử tri”.
Trong phần thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ông có nói “người nông dân cảm thấy mình bị bỏ rơi giữa dòng không biết cầu cứu vào ai”. Nhận định đó dựa trên cơ sở nào, thưa ông?
Công tác ở Bộ Tư lệnh Quân khu 9, có điều kiện tìm hiểu thực tế ở các tỉnh ĐBSCL, tôi thấy thực trạng sản xuất của người nông dân không phải năm nay mà nhiều năm rồi rất khó khăn, nguyên liệu đầu vào tăng cao, sản phẩm ngày càng rớt giá, người dân cứ lao đao lận đận.
Năm nay, do nhận định sai nên chúng ta để mất thời cơ, để thất thoát từ xuất khẩu gạo hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay lúa thì để đầy trong nhà nhưng nông dân nợ ngân hàng, nợ vật tư nông nghiệp không tiền để trả. Chính phủ có chủ trương mua 4.000 đồng một ký gạo để người nông dân có lãi nhưng mua cũng không hết, còn tư thương mua với giá 3.000 đồng một ký, dưới giá sàn.
Khi lúa không bán được nông dân chuyển sang chăn nuôi gia cầm, gia súc thì lại có chủ trương cho nhập thịt gia súc, gia cầm từ ở ngoài vào. Từ 40 ngàn bây giờ chỉ còn hai mấy ngàn một ký heo hơi thì làm thế nào mà sống được.
Người nông dân lại một lần nữa phải chịu trách nhiệm trước chủ trương không hợp lý mà các bộ, ngành đã làm tham mưu. Vậy nhưng không thấy cơ quan nào đến để nào tháo gỡ khó khăn cho họ, cho nên tôi mới nói nông dân bị bỏ rơi, không biết với vào đâu.
Từ thực tế đó, tôi muốn kiến nghị với Quốc hội và các bộ, ngành để có những giải pháp nâng cao đời sống cho dân. Đây thực sự là gửi gắm của cử tri, nếu không nói được thì tôi cảm thấy chưa tròn trách nhiệm.
Nhưng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giải thích là Chính phủ không chủ trương dừng xuất khẩu gạo, mà vào cuối tháng 3/2008 có chủ trương tạm dừng ký hợp đồng mới xuất khẩu tới hết tháng 6/2008. Bộ trưởng cũng đã đưa ra rất nhiều con số làm cơ sở cho quyết định này, thưa ông?
Tôi chưa nhất trí với những điều Bộ trưởng nói. Số liệu Bộ trưởng đưa ra cần thẩm định lại, không phải tôi không tin Bộ trưởng, nhưng tôi hiểu rõ thực tế đang diễn ra, tại thời điểm này lúa vẫn dưới giá sàn.
Vậy ông sẽ chất vấn để đi đến tận cùng vấn đề?
Tôi đã gửi nội dung chất vấn về giải pháp để tháo gỡ ba vấn đề: Một là để nông dân tiêu thụ hết thóc đang tồn đọng và có lãi? Hai là tại sao giá vật tư nông nghiệp thế giới giảm nhưng trong nước vẫn tăng? Thứ ba là giá xăng dầu giảm mà giá hàng hóa, dịch vụ không giảm?
Khi ghi phiếu chất vấn thì cần ghi ngắn gọn như thế, còn nếu câu trả lời chưa thỏa đáng thì tôi sẽ tiếp tục có ý kiến để theo đến tận cùng vấn đề.
Nếu những yếu kém chưa được làm rõ, còn chung chung, thậm chí còn vin vào khách quan, không có bộ ngành nào đứng ra chịu trách nhiệm, thì chỉ có nhân dân là người chịu thiệt thòi.
Theo ông thì giải pháp nào sẽ giúp người nông dân giảm bớt khó khăn trước mắt cũng như lâu dài?
Trước mắt thì Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng có giải pháp tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân, hạ giá vật tư nông nghiêp và thức ăn gia súc.
Vì sao giá những mặt hàng này ở ngoài nước thì giảm, còn trong nước thì không giảm, nếu giảm thì giảm nhỏ giọt thì người nông dân làm sao có lãi? Nhà nước cần có đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật, giống thì nông dân mới có lãi chứ tự phát như thế này thì cuộc sống có thể còn khó khăn nữa.
Về lâu dài thì Nhà nước nên có kế hoạch rõ ràng, tính toán cụ thể để định hướng cho nông dân sản xuất. Ở ĐBSCL cứ 90 ngày lại đến một vụ lúa. Nếu cân nhắc có thể làm hai vụ thôi, còn hơn làm ba vụ mà không bán được.
Về chăn nuôi cũng vậy, mình tính nhu cầu xã hội cần bao nhiêu thịt gia súc gia cầm, người dân nuôi bao nhiêu còn thiếu thì mới nhập. Vấn đề nữa là cần gắn kết giữa nhà nông và người xuất khẩu, để sản phẩm không bị tồn đọng, rớt giá.
Tôi hy vọng qua kỳ họp này những kiến nghị để tháo gỡ khó khăn cho nông dân sẽ được tiếp thu và tạo chuyển biến tích cực. Chứ còn cứ kéo dài tình trạng chẳng ai đứng ra nhận trách nhiệm thì niềm tin của cử tri sẽ giảm sút nghiêm trọng.