11:39 14/08/2012

Chưa rõ khâu trách nhiệm trong phòng chống thiên tai

Nguyên Vũ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Phòng chống thiên tai

Tại Việt Nam, bình quân mỗi năm thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 - 1,5% GDP.
Tại Việt Nam, bình quân mỗi năm thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 - 1,5% GDP.
Ở một số nước khác chỉ chậm ứng phó với thiên tai thì tỉnh trưởng đã có thể bị cách chức, còn tại Việt Nam dự báo sai, chỉ đạo sơ tán dân chậm trễ gây thiệt hại không nhỏ cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm.

Đó là ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa khi thảo luận về dự án Luật Phòng chống thiên tai, vừa được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (14/8).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhấn mạnh tại Việt Nam, bình quân mỗi năm thiên tai đã làm chết và mất tích khoảng 500 người, bị thương hàng nghìn người, thiệt hại về kinh tế từ 1,0 - 1,5% GDP.

Thực tế này đòi hỏi phải có khung pháp luật phù hợp làm cơ sở cho việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai ở Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên, dự thảo luật chưa đáp ứng được yêu cầu này, theo nhận xét của nhiều ý kiến tại phiên họp.

Với phân tích như đã nói trên, ông Khoa đề nghị phải xác định rõ cơ chế trách nhiệm của ngời đứng đầu tổ chức với việc phòng chống thiên tai. Ví dụ điển hình được ông Khoa đưa ra là do dự báo sai về cơn bão Chanchu đã đưa đồng bào vào chính vùng bão, gây tổn thất lớn, nhưng sau đó chả có ai chịu trách nhiệm, chỉ có báo chí và Quốc hội có ý kiến một chút mà thôi.

Lãnh đạo địa phương không kiên quyết sơ tán nhân dân, không chuẩn bị phòng chống thiên tai chu đáo, để thiệt hại về người thì có xử lý người đứng đầu không? Ông Khoa đặt câu hỏi, đồng thời nhấn mạnh rằng điều này đã xảy ra khá nhiều trên thực tế.

Ở nước khác chỉ ứng phó chậm người ta cách chức tỉnh trưởng rồi nên dự án luật phải có chế tài đầy đủ về nội dung này, Chủ nhiệm Khoa đề nghị.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển nói thẳng là ông chưa thực sự hài lòng với dự án luật này. Lâu nay ta cứ nói cần tránh luật khung, luật ống, luật khẩu hiệu… thì bây giờ lại có luật kể việc. Rất nhiều điều ở dự án luật chỉ kể đầu việc, còn khi xảy ra thì dùng biện pháp gì, chế tài thế nào, ai chịu trách nhiệm… thì chưa thấy. Chưa kể, nhiều điều trùng với quy định của luật khác đã đi vào cuộc sống.

Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cũng nhận xét, dự thảo luật có tới 42 điều khoản quy định còn chung chung, không dẫn chiếu hoặc quy định không rõ, dễ dẫn đến khó thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện tùy tiện. Bên cạnh đó, quy định trách nhiệm của các cơ quan chưa được rõ, nhất quán, không khả thi.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý cần đưa vào luật chế tài nghiêm ngặt về chế độ trách nhiệm.

Bên cạnh chế tài trách nhiệm, quy định lập quỹ phòng chống thiên tai cũng là vấn đề được tranh luận khá sôi nổi.

Nói rõ quan điểm “không đồng ý”, với việc cứ có luật là thành lập quỹ, Chủ nhiệm Hiển cho biết, rất nhiều vị đại biểu tỏ thái độ bức xúc về việc lập quỹ, làm cho nguồn lực của quốc gia phân tán trong khi nhân dân vẫn phải đóng góp rất nhiều.

Các quỹ phòng chống bão lũ vừa qua chẳng đáng gì cả, phòng chống thiên tai chủ yếu vẫn là nguồn ngân sách, ông Hiển nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một số vị khác lại cho rằng rất cần có quỹ này. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị ngoài các hộ nghèo, thu nhập thấp còn lại nên quy định bắt buộc việc đóng góp cho quỹ.

Nên có quỹ cũng là ý kiến của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, nhưng theo ông cần làm rõ cấp nào có quỹ, khoản đóng góp bắt buộc này là thuế hay là phí, ai có quyền quy định