Chưa tăng giá xăng vì doanh nghiệp đang có lãi
Với mỗi lít xăng, khoảng chừng gần 1 tuần nay, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được lãi khoảng 300 đồng/lít
Giá dầu thô trên thị trường thế giới đã lên cao nhất - mức kỷ lục trong vòng 10 tháng qua (sáng 26/6, giá dầu trên thị trường châu Á là 69,14 USD/thùng).
Nhưng hiện tại, các doanh nghiệp bán xăng dầu vẫn còn có lãi.
Điều khiến người tiêu dùng lo ngại nhất trong bối cảnh giá các mặt hàng đang tăng chóng mặt lúc này đó là cùng với việc nhập khẩu trực tiếp, xăng dầu trong nước những ngày tới liệu có biến động?
Trao đổi với báo giới, ông Bùi Ngọc Bảo, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex) nói:
"Hiện tại, với mức giá nhập khẩu hơn 82 USD/thùng (thấp hơn cùng kỳ tháng trước khoảng 8 USD/thùng, sau khi cộng thêm thuế nhập khẩu 0%, thuế VAT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, chi phí vận chuyển và các chi phí khác, giá xăng bán lẻ đến tay người tiêu dùng xấp xỉ 11.500 đồng/lít. Như vậy, với mỗi lít xăng, khoảng chừng gần 1 tuần nay, doanh nghiệp được lãi khoảng 300 đồng/lít”.
Tại sao lại có chuyện giá xăng nhập khẩu lại thấp đi trong khi giá dầu thế giới tăng cao?
Theo ông Bảo, đó là do tháng 5 và đầu tháng 6 vừa rồi bị ảnh hưởng bởi chênh lệch cung cầu, giá xăng tại thị trường Singapore bị “đẩy” lên cao hơn so với thị trường thế giới. Do nhu cầu xăng vào mùa hè ít hơn nên giai đoạn này, giá xăng không tăng mà còn giảm.
“Tuy nhiên, việc giá xăng nhập khẩu giảm chỉ là ngắn hạn, không ai trong 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu biết tháng sau sẽ thế nào” - Ông Bảo nhấn mạnh.
Về thông tin giá xăng có thể điều chỉnh sau 1/7, ông Bảo nói rõ: Việc tăng giá cần hiểu chính xác là bắt đầu từ 1/7 trở đi, theo cam kết về lộ trình Euro 2, các phương tiện xe ôtô sử dụng diêzel sẽ chuyển sang dùng diêzel 0,05 thay cho diêzel 0,25 đang bán. Và giá mỗi lít dầu diêzel mới sẽ tăng khoảng 200 đồng/lít so với loại cũ. Còn với các loại xăng dầu khác, không có sự thay đổi”.
Thuế nhập khẩu hiện đã về hết 0%; nếu giá nhập khẩu có xu hướng tăng cao và doanh nghiệp không có lãi, thì doanh nghiệp có tính đến việc điều chỉnh giá xăng dầu? Ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng mặc dù cho đến thời điểm này, Nghị định 55/CP về doanh nghiệp tự định giá kinh doanh xăng dầu đã có hiệu lực nhưng thực chất việc định giá xăng dầu trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng cao (CPI tháng 6/2007 lên đến 5,2%) rất cần có sự can thiệp của nhà nước.
“Nếu tăng giá mà ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng, khi đó chúng tôi có thể tính đến việc kiến nghị nhà nước bù lỗ thay vì tăng giá”, ông Bảo cho biết.
“Cơ chế xăng dầu đưa ra cho doanh nghiệp tự chủ nhưng cuối cùng vẫn tác động đến thị trường, vẫn nửa vời khi doanh nghiệp tăng giá vẫn phải xin phép và chờ ý kiến của cơ quan chức năng. Và Petrolimex hiện chiếm tới 65% thị phần trong khi theo luật cạnh tranh chỉ 35% thị phần mà được tự định giá đã bị coi là độc quyền”, ông Ngô Trí Long, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả bình luận.
Nói về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2007 đã lên tới 5,2%, theo ông Long, đây là con số khá cao - mức đáng cảnh báo về lạm phát.
“Trước đà tăng giá của thực phẩm, giá thép, việc cần làm ngay lúc này là các cơ quan chức năng phải tăng cường các biện pháp kiểm soát lạm phát. Còn giá xăng là mặt hàng rất nhạy cảm, cần cân nhắc thật kỹ và tăng cường biện pháp tiết kiệm chi phí trước khi tính đến điều chỉnh giá.”, ông Long nhấn mạnh.
Nhưng hiện tại, các doanh nghiệp bán xăng dầu vẫn còn có lãi.
Điều khiến người tiêu dùng lo ngại nhất trong bối cảnh giá các mặt hàng đang tăng chóng mặt lúc này đó là cùng với việc nhập khẩu trực tiếp, xăng dầu trong nước những ngày tới liệu có biến động?
Trao đổi với báo giới, ông Bùi Ngọc Bảo, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu (Petrolimex) nói:
"Hiện tại, với mức giá nhập khẩu hơn 82 USD/thùng (thấp hơn cùng kỳ tháng trước khoảng 8 USD/thùng, sau khi cộng thêm thuế nhập khẩu 0%, thuế VAT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, chi phí vận chuyển và các chi phí khác, giá xăng bán lẻ đến tay người tiêu dùng xấp xỉ 11.500 đồng/lít. Như vậy, với mỗi lít xăng, khoảng chừng gần 1 tuần nay, doanh nghiệp được lãi khoảng 300 đồng/lít”.
Tại sao lại có chuyện giá xăng nhập khẩu lại thấp đi trong khi giá dầu thế giới tăng cao?
Theo ông Bảo, đó là do tháng 5 và đầu tháng 6 vừa rồi bị ảnh hưởng bởi chênh lệch cung cầu, giá xăng tại thị trường Singapore bị “đẩy” lên cao hơn so với thị trường thế giới. Do nhu cầu xăng vào mùa hè ít hơn nên giai đoạn này, giá xăng không tăng mà còn giảm.
“Tuy nhiên, việc giá xăng nhập khẩu giảm chỉ là ngắn hạn, không ai trong 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu biết tháng sau sẽ thế nào” - Ông Bảo nhấn mạnh.
Về thông tin giá xăng có thể điều chỉnh sau 1/7, ông Bảo nói rõ: Việc tăng giá cần hiểu chính xác là bắt đầu từ 1/7 trở đi, theo cam kết về lộ trình Euro 2, các phương tiện xe ôtô sử dụng diêzel sẽ chuyển sang dùng diêzel 0,05 thay cho diêzel 0,25 đang bán. Và giá mỗi lít dầu diêzel mới sẽ tăng khoảng 200 đồng/lít so với loại cũ. Còn với các loại xăng dầu khác, không có sự thay đổi”.
Thuế nhập khẩu hiện đã về hết 0%; nếu giá nhập khẩu có xu hướng tăng cao và doanh nghiệp không có lãi, thì doanh nghiệp có tính đến việc điều chỉnh giá xăng dầu? Ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng mặc dù cho đến thời điểm này, Nghị định 55/CP về doanh nghiệp tự định giá kinh doanh xăng dầu đã có hiệu lực nhưng thực chất việc định giá xăng dầu trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng tăng cao (CPI tháng 6/2007 lên đến 5,2%) rất cần có sự can thiệp của nhà nước.
“Nếu tăng giá mà ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng, khi đó chúng tôi có thể tính đến việc kiến nghị nhà nước bù lỗ thay vì tăng giá”, ông Bảo cho biết.
“Cơ chế xăng dầu đưa ra cho doanh nghiệp tự chủ nhưng cuối cùng vẫn tác động đến thị trường, vẫn nửa vời khi doanh nghiệp tăng giá vẫn phải xin phép và chờ ý kiến của cơ quan chức năng. Và Petrolimex hiện chiếm tới 65% thị phần trong khi theo luật cạnh tranh chỉ 35% thị phần mà được tự định giá đã bị coi là độc quyền”, ông Ngô Trí Long, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả bình luận.
Nói về mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2007 đã lên tới 5,2%, theo ông Long, đây là con số khá cao - mức đáng cảnh báo về lạm phát.
“Trước đà tăng giá của thực phẩm, giá thép, việc cần làm ngay lúc này là các cơ quan chức năng phải tăng cường các biện pháp kiểm soát lạm phát. Còn giá xăng là mặt hàng rất nhạy cảm, cần cân nhắc thật kỹ và tăng cường biện pháp tiết kiệm chi phí trước khi tính đến điều chỉnh giá.”, ông Long nhấn mạnh.