Chưa thể khẳng định “GDP có xu hướng phục hồi”
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định GDP “đang có xu hướng phục hồi trở lại trong ba năm qua”
Đánh giá về xu hướng của GDP là vấn đề đang còn có ý kiến khác nhau, giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đoàn giám sát về tái cơ cấu nền kinh tế của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Văn Giàu, tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 1/10 cho biết: Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định GDP “đang có xu hướng phục hồi trở lại trong ba năm qua”.
Còn nhìn vào kết quả GDP 2011 là 6,24%, đến 2012 đạt 5,25%, sang 2013 là 5,42% và dự báo năm 2014 có thể tốc độ tăng hơn ở mức không lớn, đoàn giám sát cho rằng chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định xu hướng phục hồi.
Theo Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu, các tổ chức tài chính quốc tế dự báo tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2014 đạt thấp hơn so với kế hoạch đề ra là 5,8%. Tức là ngay cả để đạt tốc độ 6,24% như năm đầu tiên kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 cũng là rất khó khăn.
Cho rằng ý của Bộ và của đoàn giám sát cũng không có gì khác nhau, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải thích, Bộ cho rằng tăng trưởng của nền kinh tế đã ổn định dần và có mức độ tăng dần là dấu hiệu phục hồi tốt của nền kinh tế.
Còn đoàn giám sát cho rằng dù có tăng như vậy thì cũng không hoàn thành kế hoạch 5 năm là từ 6,5 đến 7% thì Bộ cũng hoàn toàn nhất trí.
Ở báo cáo hoàn thành ngày 26/9, Chính phủ đánh giá kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2014 đang tiếp tục phục hồi “nhưng rõ ràng tốc độ còn chậm và chưa vững chắc”.
Dự báo kết quả cả năm 2014, riêng đối với tăng trưởng GDP để đạt mục tiêu tăng 5,8%, Chính phủ cho rằng cần phải tập trung cao nhất mọi khả năng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trên cả ba khu vực kinh tế bằng các giải pháp thiết thực.
Dự báo tăng trưởng GDP của năm nay cũng đã từng được bàn thảo tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức cuối tuần qua với con số quanh quanh 5,7 - 5,8%.
Tuy nhiên, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng với cách thức ở Việt Nam thì tăng thêm vài phần trăm GDP không khó, mà quan trọng là cách thức tạo ra tăng trưởng.
Bởi có những cách thức tăng trưởng không những không làm tiềm lực đất nước mạnh lên mà còn làm doanh nghiệp trong nước yếu đi.
Cũng liên quan đến GDP, ở tham luận tại diễn đàn, hai tác giả Nguyễn Trí Dũng và Bùi Trinh đã gọi GDP là chỉ tiêu “phù phiếm”.
Theo các tác giả, hiện nay hầu như các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách thường đánh đồng ý niệm tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng GDP (chỉ tiêu GDP chỉ tính đến các đơn vị thường trú trên lãnh thổ Việt Nam), nhưng quên rằng cái mà một quốc gia thực sự được hưởng là tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) và thu nhập quốc gia khả dụng (National Disposable income – NDI) chứ không phải là GDP.
So sánh được đưa ra là trong giai đoạn 2000 – 2006 tăng trưởng GDP và tăng trưởng GNI có độ chênh lệch chỉ khoảng 1% (tăng trưởng GNI trong giai đoạn này khoảng 7,4%), thì độ chênh lệch về tăng trưởng GDP và GNI trong giai đoạn 2007 - 2012 lên đến 6 điểm phần trăm (tăng trưởng GNI ước tính 5,3%).
Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụt giảm này là do các chính sách của Việt Nam xoay chuyển từ tinh thần trọng cung sang quản lý tổng cầu.
Việc xoay chuyển này, cùng với việc tiềm lực đã bung ra hết sau khi được “cởi trói” và những tiềm ẩn rủi ro do cấu trúc nền kinh tế lệch lạc từ trước và đầu tư không hiệu quả ngày càng có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì sự lệch lạc ngày càng bộc lộ nhiều hơn, các tác giả nhìn nhận.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Văn Giàu, tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 1/10 cho biết: Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định GDP “đang có xu hướng phục hồi trở lại trong ba năm qua”.
Còn nhìn vào kết quả GDP 2011 là 6,24%, đến 2012 đạt 5,25%, sang 2013 là 5,42% và dự báo năm 2014 có thể tốc độ tăng hơn ở mức không lớn, đoàn giám sát cho rằng chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định xu hướng phục hồi.
Theo Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu, các tổ chức tài chính quốc tế dự báo tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2014 đạt thấp hơn so với kế hoạch đề ra là 5,8%. Tức là ngay cả để đạt tốc độ 6,24% như năm đầu tiên kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 cũng là rất khó khăn.
Cho rằng ý của Bộ và của đoàn giám sát cũng không có gì khác nhau, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải thích, Bộ cho rằng tăng trưởng của nền kinh tế đã ổn định dần và có mức độ tăng dần là dấu hiệu phục hồi tốt của nền kinh tế.
Còn đoàn giám sát cho rằng dù có tăng như vậy thì cũng không hoàn thành kế hoạch 5 năm là từ 6,5 đến 7% thì Bộ cũng hoàn toàn nhất trí.
Ở báo cáo hoàn thành ngày 26/9, Chính phủ đánh giá kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm 2014 đang tiếp tục phục hồi “nhưng rõ ràng tốc độ còn chậm và chưa vững chắc”.
Dự báo kết quả cả năm 2014, riêng đối với tăng trưởng GDP để đạt mục tiêu tăng 5,8%, Chính phủ cho rằng cần phải tập trung cao nhất mọi khả năng để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trên cả ba khu vực kinh tế bằng các giải pháp thiết thực.
Dự báo tăng trưởng GDP của năm nay cũng đã từng được bàn thảo tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức cuối tuần qua với con số quanh quanh 5,7 - 5,8%.
Tuy nhiên, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng với cách thức ở Việt Nam thì tăng thêm vài phần trăm GDP không khó, mà quan trọng là cách thức tạo ra tăng trưởng.
Bởi có những cách thức tăng trưởng không những không làm tiềm lực đất nước mạnh lên mà còn làm doanh nghiệp trong nước yếu đi.
Cũng liên quan đến GDP, ở tham luận tại diễn đàn, hai tác giả Nguyễn Trí Dũng và Bùi Trinh đã gọi GDP là chỉ tiêu “phù phiếm”.
Theo các tác giả, hiện nay hầu như các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách thường đánh đồng ý niệm tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng GDP (chỉ tiêu GDP chỉ tính đến các đơn vị thường trú trên lãnh thổ Việt Nam), nhưng quên rằng cái mà một quốc gia thực sự được hưởng là tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) và thu nhập quốc gia khả dụng (National Disposable income – NDI) chứ không phải là GDP.
So sánh được đưa ra là trong giai đoạn 2000 – 2006 tăng trưởng GDP và tăng trưởng GNI có độ chênh lệch chỉ khoảng 1% (tăng trưởng GNI trong giai đoạn này khoảng 7,4%), thì độ chênh lệch về tăng trưởng GDP và GNI trong giai đoạn 2007 - 2012 lên đến 6 điểm phần trăm (tăng trưởng GNI ước tính 5,3%).
Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụt giảm này là do các chính sách của Việt Nam xoay chuyển từ tinh thần trọng cung sang quản lý tổng cầu.
Việc xoay chuyển này, cùng với việc tiềm lực đã bung ra hết sau khi được “cởi trói” và những tiềm ẩn rủi ro do cấu trúc nền kinh tế lệch lạc từ trước và đầu tư không hiệu quả ngày càng có xu hướng gia tăng. Đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì sự lệch lạc ngày càng bộc lộ nhiều hơn, các tác giả nhìn nhận.