Thủ tướng nói về GDP: Thông điệp mới cho chuyện cũ
“Cách tính GDP của các tỉnh thành hiện nay là không xác thực, và so với quốc tế thì không giống ai cả”
“Cách tính GDP của các tỉnh thành hiện nay là không xác thực, và so với quốc tế thì không giống ai cả”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại hội nghị toàn ngành kế hoạch và đầu tư, ngày 7/8.
Tính lại GDP của các địa phương, theo người đứng đầu Chính phủ là “cũng nhạy cảm”, nhưng “nên nhìn sự thật” bởi không thể kéo dài mãi cách tính “không giống ai” khi đã hội nhập và đổi mới.
“Tính lại là thấp hết đó các đồng chí, thấp là phải thôi, bây giờ các đồng chí xem tỉnh nào tôi đi làm việc GDP cũng 9, 10, 11,13, 14 % hết, nếu cộng tất cả sáu mấy tỉnh thành thì làm sao có con số 5 phẩy mấy (GDP của toàn quốc - PV) được?”.
Như vậy, đã có một thông điệp mới cho một câu chuyện cũ, liên quan đến chỉ tiêu rất quan trọng của kinh tế vĩ mô là GDP.
Nói cũ là bởi, cách đây nhiều năm, từ diễn đàn Quốc hội nhiệm kỳ trước, độ tin cậy về con số GDP của địa phương đã từng được mổ xẻ.
“Ông nghị” Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định khi trao đổi với báo chí tại kỳ họp vào tháng 10/2008 đã quả quyết rằng nhiều tỉnh hiện tính chỉ tiêu tăng trưởng không chính xác.
Nếu hơn 60 tỉnh thành, nơi nào cũng tăng trưởng 9% đến 10% trở lên, nếu cộng lại bình quân thì làm sao mà cả nước mình chỉ có 6,52% trong 9 tháng vừa rồi?, câu hỏi rất gần với băn khoăn của Thủ tướng hôm nay đã được ông Hà đặt ra từ 6 năm về trước.
Và liên tục các năm sau, cách tính GDP như thế nào cho thực chất hơn, minh bạch hơn vẫn luôn là vấn đề được đặt ra.
Cuối năm 2011, Trưởng ban Thế chế kinh tế của Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trong một lần chia sẻ với báo giới đã phải thốt lên rằng, nếu địa phương cũng tính được GDP thì quả là... quá giỏi.
Bởi, riêng việc tính GDP phải trừ đi những phần trùng lắp tương đối nhiều mà địa phương khi tính đã không loại trừ và nếu có muốn loại trừ cũng không có đủ khả năng để loại trừ.
Tính trùng dẫn đến tăng trưởng ảo cũng là một nguyên nhân được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh khi nói về sự cần thiết phải thay đổi cách tính GDP ở địa phương. Vì, tính sai GDP thì dẫn đến nhiều quyết sách sai, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhưng không phải chỉ có cách tính GDP ở các tỉnh, thành mới “có vấn đề”.
Theo phân tích của chuyên gia thống kê Bùi Trinh, GDP ở Việt Nam hiện nay không chỉ được tính toán mà còn được nhìn nhận về ý niệm từ phía cung, tức là cộng tất cả phần giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế và thuế nhập khẩu (trong giá trị gia tăng theo cách tính toán của cơ quan Thống kê Việt Nam bao gồm cả thuế sản phẩm) theo nguyên tắc thường trú.
Chẳng hạn một doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trên một năm thì toàn bộ phần giá trị gia tăng của doanh nghiệp đó được tính vào GDP của Việt Nam. Hay một doanh nghiệp FDI khai thác tài nguyên ở Việt Nam cũng được tính toán theo nguyên tắc trên.
Như vậy, tăng trưởng về quy mô cũng như về số lượng của chỉ tiêu GDP thực ra không phản ánh được đầy đủ bức tranh của nền kinh tế, chẳng hạn như doanh nghiệp FDI chuyên về khai thác tài nguyên họ sẽ chuyển phần lợi nhuận về nước họ nhưng vẫn được thể hiện trong GDP của Việt Nam, ông Bùi Trinh nhìn nhận.
Báo cáo kinh tế vĩ mô được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát hành cuối tháng 6/2014 vừa qua cũng đã thêm một lần chỉ ra khá nhiều bất cập trong cách tính GDP của cả nước.
Một trong các bất cập đó là hiện nay việc tính GDP về giá so sánh năm gốc ở Việt Nam không theo chuẩn mực quốc tế, dẫn tới GDP theo giá so sánh có thể bị bóp méo để ép tốc độ tăng trưởng, từ đó dẫn đến chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) rất khó lý giải trong một số trường hợp.
Các tác giả báo cáo cho rằng công tác thống kê của Việt Nam, trong đó có cách tính GDP là một trong những điểm nghẽn thể chế ít được đề cập trong các nghiên cứu nhưng lại có vai trò quyết định đến chất lượng và sự hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô, định hướng chiến lược phát triển kinh tế cũng như công tác thẩm tra giám sát.
Vậy phải chăng, bên cạnh thay đổi cách tính GDP của địa phương - thông tin rất mới từ phát biểu của Thủ tướng - cũng cần tính đến việc đổi mới phương pháp tính GDP của cả nước?
Tính lại GDP của các địa phương, theo người đứng đầu Chính phủ là “cũng nhạy cảm”, nhưng “nên nhìn sự thật” bởi không thể kéo dài mãi cách tính “không giống ai” khi đã hội nhập và đổi mới.
“Tính lại là thấp hết đó các đồng chí, thấp là phải thôi, bây giờ các đồng chí xem tỉnh nào tôi đi làm việc GDP cũng 9, 10, 11,13, 14 % hết, nếu cộng tất cả sáu mấy tỉnh thành thì làm sao có con số 5 phẩy mấy (GDP của toàn quốc - PV) được?”.
Như vậy, đã có một thông điệp mới cho một câu chuyện cũ, liên quan đến chỉ tiêu rất quan trọng của kinh tế vĩ mô là GDP.
Nói cũ là bởi, cách đây nhiều năm, từ diễn đàn Quốc hội nhiệm kỳ trước, độ tin cậy về con số GDP của địa phương đã từng được mổ xẻ.
“Ông nghị” Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định khi trao đổi với báo chí tại kỳ họp vào tháng 10/2008 đã quả quyết rằng nhiều tỉnh hiện tính chỉ tiêu tăng trưởng không chính xác.
Nếu hơn 60 tỉnh thành, nơi nào cũng tăng trưởng 9% đến 10% trở lên, nếu cộng lại bình quân thì làm sao mà cả nước mình chỉ có 6,52% trong 9 tháng vừa rồi?, câu hỏi rất gần với băn khoăn của Thủ tướng hôm nay đã được ông Hà đặt ra từ 6 năm về trước.
Và liên tục các năm sau, cách tính GDP như thế nào cho thực chất hơn, minh bạch hơn vẫn luôn là vấn đề được đặt ra.
Cuối năm 2011, Trưởng ban Thế chế kinh tế của Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trong một lần chia sẻ với báo giới đã phải thốt lên rằng, nếu địa phương cũng tính được GDP thì quả là... quá giỏi.
Bởi, riêng việc tính GDP phải trừ đi những phần trùng lắp tương đối nhiều mà địa phương khi tính đã không loại trừ và nếu có muốn loại trừ cũng không có đủ khả năng để loại trừ.
Tính trùng dẫn đến tăng trưởng ảo cũng là một nguyên nhân được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh khi nói về sự cần thiết phải thay đổi cách tính GDP ở địa phương. Vì, tính sai GDP thì dẫn đến nhiều quyết sách sai, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhưng không phải chỉ có cách tính GDP ở các tỉnh, thành mới “có vấn đề”.
Theo phân tích của chuyên gia thống kê Bùi Trinh, GDP ở Việt Nam hiện nay không chỉ được tính toán mà còn được nhìn nhận về ý niệm từ phía cung, tức là cộng tất cả phần giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế và thuế nhập khẩu (trong giá trị gia tăng theo cách tính toán của cơ quan Thống kê Việt Nam bao gồm cả thuế sản phẩm) theo nguyên tắc thường trú.
Chẳng hạn một doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trên một năm thì toàn bộ phần giá trị gia tăng của doanh nghiệp đó được tính vào GDP của Việt Nam. Hay một doanh nghiệp FDI khai thác tài nguyên ở Việt Nam cũng được tính toán theo nguyên tắc trên.
Như vậy, tăng trưởng về quy mô cũng như về số lượng của chỉ tiêu GDP thực ra không phản ánh được đầy đủ bức tranh của nền kinh tế, chẳng hạn như doanh nghiệp FDI chuyên về khai thác tài nguyên họ sẽ chuyển phần lợi nhuận về nước họ nhưng vẫn được thể hiện trong GDP của Việt Nam, ông Bùi Trinh nhìn nhận.
Báo cáo kinh tế vĩ mô được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát hành cuối tháng 6/2014 vừa qua cũng đã thêm một lần chỉ ra khá nhiều bất cập trong cách tính GDP của cả nước.
Một trong các bất cập đó là hiện nay việc tính GDP về giá so sánh năm gốc ở Việt Nam không theo chuẩn mực quốc tế, dẫn tới GDP theo giá so sánh có thể bị bóp méo để ép tốc độ tăng trưởng, từ đó dẫn đến chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) rất khó lý giải trong một số trường hợp.
Các tác giả báo cáo cho rằng công tác thống kê của Việt Nam, trong đó có cách tính GDP là một trong những điểm nghẽn thể chế ít được đề cập trong các nghiên cứu nhưng lại có vai trò quyết định đến chất lượng và sự hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô, định hướng chiến lược phát triển kinh tế cũng như công tác thẩm tra giám sát.
Vậy phải chăng, bên cạnh thay đổi cách tính GDP của địa phương - thông tin rất mới từ phát biểu của Thủ tướng - cũng cần tính đến việc đổi mới phương pháp tính GDP của cả nước?