Chứng khoán châu Á giảm mạnh nhất trong 3 tuần
Thị trường chứng khoán châu Á khép lại tháng 9 bằng một phiên giảm điểm mạnh nhất trong 3 tuần
Thị trường chứng khoán châu Á khép lại tháng 9 bằng một phiên giảm điểm mạnh nhất trong 3 tuần trở lại đây. Những tin xấu phát đi từ khu vực châu Âu khiến giới đầu tư trở nên thận trọng và đẩy mạnh bán ra cổ phiếu khối tài chính - ngân hàng.
Lúc 15h35 chiều theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 1%, còn 126,25 điểm. Đây là mức giảm điểm mạnh nhất của chỉ số này kể từ ngày 8/9 tới nay. Cả 10 nhóm cổ phiếu trong chỉ số đều mất điểm, dẫn đầu là cổ phiếu các ngân hàng và công ty tài chính.
Ở đầu phiên giao dịch hôm nay, các thị trường chủ chốt tại châu Á chỉ có mức giảm điểm nhẹ, một phần do phiên trượt nhẹ tại Phố Wall đêm trước, một phần do không có thông tin mang tính hỗ trợ. Tuy nhiên, sau đó, đà giảm của thị trường tăng tốc về cuối phiên, khi tin xấu bắt đầu được loan đi từ khu vực châu Âu.
Hãng định mức tín nhiệm Moody’s hôm nay đã cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm nợ công của Tây Ban Nha xuống hang Aa1 từ hạng “đỉnh” Aaa trước đó, với lý do là triển vọng kinh tế yếu kém của quốc gia này. Tây Ban Nha nằm trong nhóm những quốc gia nặng nợ nhất và có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở châu Âu. Nước này đã mất điểm tín nhiệm bậc cao nhất từ Fitch Ratings vào tháng 5 vừa qua và từ Standard & Poor’s vào tháng 1/2009.
Tình hình tại châu Âu cũng đáng ngại hơn khi Chính phủ Ireland phải chuẩn bị bơm thêm vốn để cứu hai nhà băng lớn nhất nước này là Allied Irish Banks và Anglo Irish Bank thoát khỏi bờ vực đổ vỡ. Các nhà chức trách Ireland đã bơm 33 tỷ Euro vào hai ngân hàng này, và số tiền cần bơm thêm có thể sẽ là 17 tỷ Euro.
Hôm qua, các cuộc biểu tình, bãi công đã rầm rộ diễn ra ở khu vực châu Âu khi người lao động phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ. Tại Tây Ban Nha, các công nhân nước này đã tổ chức cuộc tổng đình công đầu tiên trong 8 năm. Tại Hy Lạp, giao thông liên lạc bị đứt đoạn khi công nhân viên các ngành bưu điện, viễn thông và xe lửa cùng bãi công. Tại Brussels, Bỉ, hơn 100.000 người đã xuống đường tuần hành trước thềm một cuộc họp giữa giới công đoàn và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Barroso.
Dưới tác động của tin xấu từ châu Âu, nhiều thị trường chứng khoán chủ chốt của châu Á giảm điểm trong ngày hôm nay. Giảm mạnh nhất là chỉ số Nikkei 225 của Nhật với mức giảm 2% lúc đóng cửa ngày giao dịch. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 1,3%; chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 0,2%; chỉ số NZX 50 của New Zealand sụt 1,5%...
Tuy nhiên, sự tăng điểm vẫn diễn ra ở một số thị trường khác như thị trường Hàn Quốc tăng 0,3%, thị trường Trung Quốc đại lục tăng 1,5%...
Giới đầu tư cổ phiếu tại Trung Quốc đại lục hôm nay lạc quan hơn khi tin tưởng rằng, các biện pháp hạn chế đầu cơ địa ốc sẽ giúp cho nền kinh tế nước này tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng bong bóng. Hôm qua, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ mở rộng chương trình thử nghiệm thuế địa ốc tại một số thành phố ra phạm vi toàn quốc, nhưng không công bố thời gian cụ thể.
Giá cổ phiếu các công ty bất động sản tại Trung Quốc đại lục hôm nay đồng loạt tăng mạnh, như cổ phiếu China Vanke tăng 5,4%, cổ phiếu Poly Real Estate tăng 8,4%...
Trong khi đó, cổ phiếu các ngân hàng lớn đồng loạt giảm trên các thị trường chủ chốt của châu Á phiên này. Cổ phiếu ngân hàng đại chúng lớn thứ hai của Nhật là Sumimoto Mitsui Financial Group giảm 3,9%, cổ phiếu National Bank of Australia giảm 2,2%, cổ phiếu ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất Trung Quốc ICBC giảm 3,2%...
“Giới đầu tư đang tháo chạy khỏi những tài sản có độ rủi ro cao. Thị trường lo ngại về những rủi ro tài chính và vấn đề định mức tín nhiệm”, bà Ayako Sera, chiến lược gia thuộc Công ty Sumimoto Trust & Banking ở Tokyo, nhận định trên Bloomberg.
Tuy nhiên, cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất và gây nhiều mất mát nhất cho chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương phiên hôm nay là cổ phiếu hãng trò chơi điện tử Nintendo của Nhật. Cổ phiếu này sụt giá 9,3% sau khi Nintendo cắt giảm 55% dự báo lợi nhuận của hãng trong năm nay.
Theo số liệu của Bloomberg, tuy giảm điểm trong phiên cuối tháng 9, nhưng chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã tăng khoảng 8,6% trong tháng này, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2009. Trong quý 3, chỉ số này tăng 12%, đưa quý này thành quý tăng mạnh nhất trong vòng 1 năm trở lại đây.
Thị trường chứng khoán châu Âu ở đầu phiên giao dịch hôm nay giảm điểm nhẹ. Lúc 15h45 theo giờ Việt Nam, các chỉ số Stoxx 50, FTSE 100 và DAX giảm từ 0,2-0,4%. Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại London tăng 1,8 USD/oz, đứng ở 1.312,7 USD/oz, trong nước giá vàng bán ra phổ biến ở mức dưới 31,30 triệu đồng/lượng.
Đêm nay, thị trường Phố Wall sẽ đón nhận nhiều thông tin quan trọng về kinh tế Mỹ, gồm số liệu GDP quý 2 điều chỉnh, chỉ số sản xuất khu vực Chicago và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua.
Lúc 15h35 chiều theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 1%, còn 126,25 điểm. Đây là mức giảm điểm mạnh nhất của chỉ số này kể từ ngày 8/9 tới nay. Cả 10 nhóm cổ phiếu trong chỉ số đều mất điểm, dẫn đầu là cổ phiếu các ngân hàng và công ty tài chính.
Ở đầu phiên giao dịch hôm nay, các thị trường chủ chốt tại châu Á chỉ có mức giảm điểm nhẹ, một phần do phiên trượt nhẹ tại Phố Wall đêm trước, một phần do không có thông tin mang tính hỗ trợ. Tuy nhiên, sau đó, đà giảm của thị trường tăng tốc về cuối phiên, khi tin xấu bắt đầu được loan đi từ khu vực châu Âu.
Hãng định mức tín nhiệm Moody’s hôm nay đã cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm nợ công của Tây Ban Nha xuống hang Aa1 từ hạng “đỉnh” Aaa trước đó, với lý do là triển vọng kinh tế yếu kém của quốc gia này. Tây Ban Nha nằm trong nhóm những quốc gia nặng nợ nhất và có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở châu Âu. Nước này đã mất điểm tín nhiệm bậc cao nhất từ Fitch Ratings vào tháng 5 vừa qua và từ Standard & Poor’s vào tháng 1/2009.
Tình hình tại châu Âu cũng đáng ngại hơn khi Chính phủ Ireland phải chuẩn bị bơm thêm vốn để cứu hai nhà băng lớn nhất nước này là Allied Irish Banks và Anglo Irish Bank thoát khỏi bờ vực đổ vỡ. Các nhà chức trách Ireland đã bơm 33 tỷ Euro vào hai ngân hàng này, và số tiền cần bơm thêm có thể sẽ là 17 tỷ Euro.
Hôm qua, các cuộc biểu tình, bãi công đã rầm rộ diễn ra ở khu vực châu Âu khi người lao động phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ. Tại Tây Ban Nha, các công nhân nước này đã tổ chức cuộc tổng đình công đầu tiên trong 8 năm. Tại Hy Lạp, giao thông liên lạc bị đứt đoạn khi công nhân viên các ngành bưu điện, viễn thông và xe lửa cùng bãi công. Tại Brussels, Bỉ, hơn 100.000 người đã xuống đường tuần hành trước thềm một cuộc họp giữa giới công đoàn và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Barroso.
Dưới tác động của tin xấu từ châu Âu, nhiều thị trường chứng khoán chủ chốt của châu Á giảm điểm trong ngày hôm nay. Giảm mạnh nhất là chỉ số Nikkei 225 của Nhật với mức giảm 2% lúc đóng cửa ngày giao dịch. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 1,3%; chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 0,2%; chỉ số NZX 50 của New Zealand sụt 1,5%...
Tuy nhiên, sự tăng điểm vẫn diễn ra ở một số thị trường khác như thị trường Hàn Quốc tăng 0,3%, thị trường Trung Quốc đại lục tăng 1,5%...
Giới đầu tư cổ phiếu tại Trung Quốc đại lục hôm nay lạc quan hơn khi tin tưởng rằng, các biện pháp hạn chế đầu cơ địa ốc sẽ giúp cho nền kinh tế nước này tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng bong bóng. Hôm qua, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ mở rộng chương trình thử nghiệm thuế địa ốc tại một số thành phố ra phạm vi toàn quốc, nhưng không công bố thời gian cụ thể.
Giá cổ phiếu các công ty bất động sản tại Trung Quốc đại lục hôm nay đồng loạt tăng mạnh, như cổ phiếu China Vanke tăng 5,4%, cổ phiếu Poly Real Estate tăng 8,4%...
Trong khi đó, cổ phiếu các ngân hàng lớn đồng loạt giảm trên các thị trường chủ chốt của châu Á phiên này. Cổ phiếu ngân hàng đại chúng lớn thứ hai của Nhật là Sumimoto Mitsui Financial Group giảm 3,9%, cổ phiếu National Bank of Australia giảm 2,2%, cổ phiếu ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất Trung Quốc ICBC giảm 3,2%...
“Giới đầu tư đang tháo chạy khỏi những tài sản có độ rủi ro cao. Thị trường lo ngại về những rủi ro tài chính và vấn đề định mức tín nhiệm”, bà Ayako Sera, chiến lược gia thuộc Công ty Sumimoto Trust & Banking ở Tokyo, nhận định trên Bloomberg.
Tuy nhiên, cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất và gây nhiều mất mát nhất cho chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương phiên hôm nay là cổ phiếu hãng trò chơi điện tử Nintendo của Nhật. Cổ phiếu này sụt giá 9,3% sau khi Nintendo cắt giảm 55% dự báo lợi nhuận của hãng trong năm nay.
Theo số liệu của Bloomberg, tuy giảm điểm trong phiên cuối tháng 9, nhưng chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã tăng khoảng 8,6% trong tháng này, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/2009. Trong quý 3, chỉ số này tăng 12%, đưa quý này thành quý tăng mạnh nhất trong vòng 1 năm trở lại đây.
Thị trường chứng khoán châu Âu ở đầu phiên giao dịch hôm nay giảm điểm nhẹ. Lúc 15h45 theo giờ Việt Nam, các chỉ số Stoxx 50, FTSE 100 và DAX giảm từ 0,2-0,4%. Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay tại London tăng 1,8 USD/oz, đứng ở 1.312,7 USD/oz, trong nước giá vàng bán ra phổ biến ở mức dưới 31,30 triệu đồng/lượng.
Đêm nay, thị trường Phố Wall sẽ đón nhận nhiều thông tin quan trọng về kinh tế Mỹ, gồm số liệu GDP quý 2 điều chỉnh, chỉ số sản xuất khu vực Chicago và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua.