Chứng khoán châu Á hứng khởi
Thị trường chứng khoán châu Á hôm nay đã bước vào trạng thái thị trường giá lên (bull market)
Thị trường chứng khoán châu Á hôm nay thể hiện trạng thái hưng phấn cao độ của giới đầu tư trước những dữ liệu tích cực về kinh tế Mỹ và Trung Quốc. Giá cổ phiếu toàn cầu hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi trong tuần này, khi mà một loạt thống kê kinh tế quan trọng sẽ được phát đi từ Mỹ.
Lúc 16h05 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 1,4% so với mốc chốt của tuần trước, đạt mức 123,5 điểm, cao nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây. Phiên này là phiên tăng giá liên tục thứ ba của chứng khoán châu Á. Trong tuần trước, thị trường khu vực đã tăng điểm tổng cộng 1,3%.
Sắc xanh bao phủ hầu khắp thị trường chứng khoán châu Á ngay từ khi các sàn giao dịch trong khu vực mở cửa tuần giao dịch mới. Những dữ liệu tạo tâm lý hứng khởi cho các nhà đầu tư đều đã được công bố từ cuối tuần trước.
Trong đó, thông tin tác động mạnh nhất tới thị trường là sản lượng công nghiệp tháng 8 của Trung Quốc tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức dự báo 13% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 của Trung Quốc tăng 3,5%, mạnh nhất trong 22 tháng, doanh thu bán lẻ tăng 18,4%.
Các số liệu này được Cơ quan Thống kê Nhà nước Trung Quốc công bố vào thứ Bảy tuần trước, sớm hơn hai ngày so với lịch ban đầu. Trước đó, vào ngày thứ Sáu, thị trường chứng khoán Phố Wall đã lên điểm khi con số về hàng tồn kho bán buôn ở Mỹ tăng mạnh nhất trong 2 năm - một bằng chứng về sự khởi sắc của lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại nước này.
Trong một diễn biến quan trọng khác, vào cuối tuần, Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel đại diện cho 27 quốc gia thành viên, đã nâng gấp đôi yêu cầu về vốn đối với các nhà băng trong khối. Với mục đích nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính mới có thể xảy đến trong tương lai, quy định này dành cho các ngân hàng khoảng thời gian 8 năm để thực hiện việc tăng vốn.
Với phiên tăng điểm hôm nay, thị trường chứng khoán châu Á đã bước vào trạng thái thị trường giá lên (bull market) - thuật ngữ chỉ trạng thái thị trường tăng điểm từ 20% trở lên so với mức đáy gần nhất. Hiện chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 20% so với mức đáy hôm 25/5.
“Những lo ngại về tương lai của nền kinh tế thế giới đang giảm bớt”, ông Toshiyuki Kanayama, nhà phân tích thị trường thuộc công ty Monex có trụ sở ở Tokyo, phát biểu trên Bloomberg.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,9%, S&P/ASX 200 của Australia tăng 1,2%, Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,7%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục tăng 0,9%, Kospi của Hàn Quốc tăng 0,9%...
Những cổ phiếu dẫn đầu sự tăng điểm phiên hôm nay của thị trường chứng khoán châu Á phải kể tới cổ phiếu của hãng khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton tăng 1,6% tại Sydney, cổ phiếu hãng xe lớn thứ hai Nhật Bản Honda tăng 1,7% tại Tokyo, cổ phiếu nhà băng có giá trị vốn hóa lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi UFJ Financial tăng trên 1,5% tại Tokyo…
Tâm lý hứng khởi của giới đầu tư đã khiến các loại tài sản an toàn đồng loạt giảm giá trong phiên hôm nay. Đồng Yên đã giảm giá khá mạnh so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác, giá vàng cũng giảm đáng kể. Lúc 15h45 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại London mất gần 4 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước tại New York, còn 1.244 USD/oz.
Trong khi đó, tỷ giá Euro và giá các loại hàng hóa cơ bản cùng tăng mạnh. Giá dầu thô ngọt nhẹ duy trì mức tăng xấp xỉ 1% trong phiên giao dịch điện tử tại New York, vững trên ngưỡng 77 USD/thùng.
Thị trường chứng khoán châu Âu cũng tăng điểm khá mạnh khi bắt đầu tuần giao dịch mới. Lúc 15h50 theo giờ Việt Nam, chỉ số Stoxx 50 của thị trường này tăng gần 0,9%, FTSE 100 tăng 0,7%, DAX tăng 0,6%...
Tuần này có thể sẽ là tuần xác định xu hướng cho thị trường chứng khoán toàn cầu khi một loạt các số liệu quan trọng về kinh tế Mỹ được công bố ở hầu hết các ngày giao dịch trong tuần. Trong đó, những dữ liệu đáng chú ý nhất là các thống kê về thị trường bán lẻ, sản xuất công nghiệp, thị trường lao động, lạm phát và niềm tin tiêu dùng…
Hôm nay, theo lịch, Bộ Tài chính Mỹ sẽ đưa ra số liệu mới nhất về tình hình ngân sách liên bang.
Ngoài ra, các vấn đề được giới đầu tư chú ý trong tuần này còn là cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo đảng cầm quyền tại Nhật Bản diễn ra vào ngày thứ Ba (14/9). Kết quả cuộc bỏ phiếu này được cho là sẽ ảnh hưởng tới khả năng có hay không can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm mục đích giảm giá đồng Yên.
Ngoài ra, đối với khu vực châu Âu, vấn đề được quan tâm sẽ tiếp tục là tình hình sức khỏe của các ngân hàng lớn nhất. Tuần trước, thị trường toàn cầu đã có thời điểm “toát mồ hôi” trước tin các nhà băng hàng đầu của châu Âu phải tăng vốn.
Lúc 16h05 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 1,4% so với mốc chốt của tuần trước, đạt mức 123,5 điểm, cao nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây. Phiên này là phiên tăng giá liên tục thứ ba của chứng khoán châu Á. Trong tuần trước, thị trường khu vực đã tăng điểm tổng cộng 1,3%.
Sắc xanh bao phủ hầu khắp thị trường chứng khoán châu Á ngay từ khi các sàn giao dịch trong khu vực mở cửa tuần giao dịch mới. Những dữ liệu tạo tâm lý hứng khởi cho các nhà đầu tư đều đã được công bố từ cuối tuần trước.
Trong đó, thông tin tác động mạnh nhất tới thị trường là sản lượng công nghiệp tháng 8 của Trung Quốc tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức dự báo 13% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 của Trung Quốc tăng 3,5%, mạnh nhất trong 22 tháng, doanh thu bán lẻ tăng 18,4%.
Các số liệu này được Cơ quan Thống kê Nhà nước Trung Quốc công bố vào thứ Bảy tuần trước, sớm hơn hai ngày so với lịch ban đầu. Trước đó, vào ngày thứ Sáu, thị trường chứng khoán Phố Wall đã lên điểm khi con số về hàng tồn kho bán buôn ở Mỹ tăng mạnh nhất trong 2 năm - một bằng chứng về sự khởi sắc của lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại nước này.
Trong một diễn biến quan trọng khác, vào cuối tuần, Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel đại diện cho 27 quốc gia thành viên, đã nâng gấp đôi yêu cầu về vốn đối với các nhà băng trong khối. Với mục đích nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính mới có thể xảy đến trong tương lai, quy định này dành cho các ngân hàng khoảng thời gian 8 năm để thực hiện việc tăng vốn.
Với phiên tăng điểm hôm nay, thị trường chứng khoán châu Á đã bước vào trạng thái thị trường giá lên (bull market) - thuật ngữ chỉ trạng thái thị trường tăng điểm từ 20% trở lên so với mức đáy gần nhất. Hiện chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 20% so với mức đáy hôm 25/5.
“Những lo ngại về tương lai của nền kinh tế thế giới đang giảm bớt”, ông Toshiyuki Kanayama, nhà phân tích thị trường thuộc công ty Monex có trụ sở ở Tokyo, phát biểu trên Bloomberg.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,9%, S&P/ASX 200 của Australia tăng 1,2%, Hang Seng của Hồng Kông tăng 1,7%, Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục tăng 0,9%, Kospi của Hàn Quốc tăng 0,9%...
Những cổ phiếu dẫn đầu sự tăng điểm phiên hôm nay của thị trường chứng khoán châu Á phải kể tới cổ phiếu của hãng khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton tăng 1,6% tại Sydney, cổ phiếu hãng xe lớn thứ hai Nhật Bản Honda tăng 1,7% tại Tokyo, cổ phiếu nhà băng có giá trị vốn hóa lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi UFJ Financial tăng trên 1,5% tại Tokyo…
Tâm lý hứng khởi của giới đầu tư đã khiến các loại tài sản an toàn đồng loạt giảm giá trong phiên hôm nay. Đồng Yên đã giảm giá khá mạnh so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác, giá vàng cũng giảm đáng kể. Lúc 15h45 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại London mất gần 4 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước tại New York, còn 1.244 USD/oz.
Trong khi đó, tỷ giá Euro và giá các loại hàng hóa cơ bản cùng tăng mạnh. Giá dầu thô ngọt nhẹ duy trì mức tăng xấp xỉ 1% trong phiên giao dịch điện tử tại New York, vững trên ngưỡng 77 USD/thùng.
Thị trường chứng khoán châu Âu cũng tăng điểm khá mạnh khi bắt đầu tuần giao dịch mới. Lúc 15h50 theo giờ Việt Nam, chỉ số Stoxx 50 của thị trường này tăng gần 0,9%, FTSE 100 tăng 0,7%, DAX tăng 0,6%...
Tuần này có thể sẽ là tuần xác định xu hướng cho thị trường chứng khoán toàn cầu khi một loạt các số liệu quan trọng về kinh tế Mỹ được công bố ở hầu hết các ngày giao dịch trong tuần. Trong đó, những dữ liệu đáng chú ý nhất là các thống kê về thị trường bán lẻ, sản xuất công nghiệp, thị trường lao động, lạm phát và niềm tin tiêu dùng…
Hôm nay, theo lịch, Bộ Tài chính Mỹ sẽ đưa ra số liệu mới nhất về tình hình ngân sách liên bang.
Ngoài ra, các vấn đề được giới đầu tư chú ý trong tuần này còn là cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo đảng cầm quyền tại Nhật Bản diễn ra vào ngày thứ Ba (14/9). Kết quả cuộc bỏ phiếu này được cho là sẽ ảnh hưởng tới khả năng có hay không can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm mục đích giảm giá đồng Yên.
Ngoài ra, đối với khu vực châu Âu, vấn đề được quan tâm sẽ tiếp tục là tình hình sức khỏe của các ngân hàng lớn nhất. Tuần trước, thị trường toàn cầu đã có thời điểm “toát mồ hôi” trước tin các nhà băng hàng đầu của châu Âu phải tăng vốn.