Chứng khoán châu Á xuống dốc
Thị trường chứng khoán châu Á có phiên giảm điểm thứ hai liên tục, dẫn đầu là thị trường Trung Quốc đại lục với mức trượt 2,2%
Thị trường chứng khoán châu Á hôm nay có phiên giảm điểm thứ hai liên tục, dẫn đầu là thị trường Trung Quốc đại lục với mức trượt 2,2%. Đồng Yên đã tăng giá trở lại ngay sau động thái can thiệp thị trường ngoại tệ hôm qua của Tokyo, xóa sạch thành quả tăng điểm của chứng khoán Nhật ở đầu phiên giao dịch.
Lúc 15h15 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương mất 0,7% so với mức đóng cửa phiên trước, còn 123,19 điểm.
Những thống kê tương đối tốt về tình hình sản xuất công nghiệp ở Mỹ hôm qua dường như không tác động nhiều tới giá cổ phiếu ở châu Á trong phiên giao dịch hôm nay. Tương tự như trong phiên trước, giới đầu tư trong khu vực phiên này tập trung nhiều hơn vào những diễn biến ở “sân nhà”.
Thị trường Trung Quốc đại lục tiếp tục trượt dốc mạnh phiên thứ hai sau khi xuất hiện tin đồn các ngân hàng ở nước này sắp phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, các nhà chức trách Bắc Kinh có thể yêu cầu các nhà băng tăng CAR lên mức 15% trước cuối năm 2012.
Theo giới phân tích, đây sẽ là một nhiệm vụ không dễ đối với các ngân hàng, và để thực hiện, có thể các ngân hàng sẽ phải chấp nhận sự giảm sút mạnh của tỷ suất lợi nhuận hoặc phải phát hành thêm cổ phiếu. Cả hai lựa chọn này đều được cho là sẽ tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.
Giá cổ phiếu các ngân hàng Trung Quốc hôm nay đồng loạt trượt giảm. Cổ phiếu Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc niêm yết trên thị trường Hồng Kông giảm 1,5%, cổ phiếu Ngân hàng Công Thương giảm 1,2%...
Tuy nhiên, cổ phiếu hàng hóa cơ bản mới là khối mất giá mạnh nhất trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương phiên này. Theo Bloomberg, trong 10 nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số này, cổ phiếu hàng hóa cơ bản dẫn đầu xu thế giảm, với mức giảm 1,5%.
Việc giá kim loại cơ bản tại thị trường London đi xuống đêm qua và giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York có lúc trượt 1,4% trong ngày hôm nay đã tác động bất lợi tới cổ phiếu của các nhà khai mỏ. Cổ phiếu hãng khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton niêm yết tại Australia giảm 1,8%, cổ phiếu hãng thép Posco tại Hàn Quốc mất 2,3%, cổ phiếu hãng dầu khí CNOOC của Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông trượt 2,4%...
Sự giảm điểm diễn ra hôm nay tại hầu khắp các thị trường chủ chốt của khu vực châu Á. Giới đầu tư vẫn chưa thể lạc quan thực sự về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới, vì thực tế trong những ngày gần đây cho thấy, bên cạnh sự xuất hiện của những dữ liệu tốt, tin xấu vẫn bất ngờ xuất hiện.
Chốt phiên, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục mất 2,2%, Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,5%, S&P/ASX 200 của Australia trượt 1,2%, Kospi của Hàn Quốc giảm 0,7%. Số cổ phiếu giảm giá trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương nhiều gấp đôi số cổ phiếu tăng giá trong phiên này.
Tại thị trường Nhật, diễn biến đáng chú ý nhất của ngày hôm nay là đồng Yên đã tăng giá trở lại sau khi giảm mạnh vào ngày hôm qua dưới tác động của quyết định can thiệp thị trường ngoại hối của Tokyo. Theo giới quan sát, việc đồng Yên tăng giá hôm nay là kết quả của việc các nhà xuất khẩu Nhật tranh thủ việc đồng tiền này giảm giá xuống mức thấp nhất trong 2 tuần vào ngày hôm trước để chuyển ngoại tệ thu về từ xuất khẩu sang nội tệ.
Lúc 7h48 sáng theo giờ London, tỷ giá USD/Yên là 85,44 Yên/USD, so với mức 85,75 Yên/USD chốt phiên trước tại New York.
Thủ tướng Nhật Naoto Kan hôm nay tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ không cho phép đồng Yên tăng giá mạnh và sẽ có những biện pháp “mang tính quyết định” sau động thái can thiệp diễn ra ngày hôm qua. Cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn của Nhật đã tăng giá trước phát biểu này của ông Kan, như cổ phiếu của Toyota tăng 1,7%, Honda tăng 0,5%, Sony tăng 1,7%...
Tuy nhiên, thị trường Nhật hôm nay vẫn mất điểm khi chốt phiên giao dịch, với mức giảm nhẹ 0,1%, xóa sạch thành quả tăng 1,1% trước đó trong phiên.
Theo các nhà phân tích, giới đầu tư đang thận trọng trước hai thị trường chứng khoán hàng đầu châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản, vì các biện pháp hạ nhiệt đồng Yên của Tokyo chưa thực sự có tác dụng, còn Bắc Kinh thì đang cân nhắc áp dụng nhiều biện pháp mới liên quan tới ngành ngân hàng và địa ốc.
Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa giao dịch ngày hôm nay vào buổi chiều theo giờ Việt Nam với mức biên độ dao động hẹp của các chỉ số chính. Lúc 15h15 giờ Việt Nam, các chỉ số Stoxx 50, FTSE 100 và DAX đều có mức tăng giảm dưới 0,1%.
Giá vàng giao ngay tại London cùng thời điểm giảm gần 2 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước tại New York, đứng trên mức 1.267 USD/oz, không thay đổi đáng kể so với mức giá sáng nay tại thị trường châu Á.
Đêm nay, các thông tin về kinh tế Mỹ được công bố bao gồm số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua, chỉ số giá bán buôn (PPI), cán cân vãng lai, hoạt động kinh doanh ở khu vực Philadelphia.
Lúc 15h15 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương mất 0,7% so với mức đóng cửa phiên trước, còn 123,19 điểm.
Những thống kê tương đối tốt về tình hình sản xuất công nghiệp ở Mỹ hôm qua dường như không tác động nhiều tới giá cổ phiếu ở châu Á trong phiên giao dịch hôm nay. Tương tự như trong phiên trước, giới đầu tư trong khu vực phiên này tập trung nhiều hơn vào những diễn biến ở “sân nhà”.
Thị trường Trung Quốc đại lục tiếp tục trượt dốc mạnh phiên thứ hai sau khi xuất hiện tin đồn các ngân hàng ở nước này sắp phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, các nhà chức trách Bắc Kinh có thể yêu cầu các nhà băng tăng CAR lên mức 15% trước cuối năm 2012.
Theo giới phân tích, đây sẽ là một nhiệm vụ không dễ đối với các ngân hàng, và để thực hiện, có thể các ngân hàng sẽ phải chấp nhận sự giảm sút mạnh của tỷ suất lợi nhuận hoặc phải phát hành thêm cổ phiếu. Cả hai lựa chọn này đều được cho là sẽ tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán.
Giá cổ phiếu các ngân hàng Trung Quốc hôm nay đồng loạt trượt giảm. Cổ phiếu Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc niêm yết trên thị trường Hồng Kông giảm 1,5%, cổ phiếu Ngân hàng Công Thương giảm 1,2%...
Tuy nhiên, cổ phiếu hàng hóa cơ bản mới là khối mất giá mạnh nhất trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương phiên này. Theo Bloomberg, trong 10 nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số này, cổ phiếu hàng hóa cơ bản dẫn đầu xu thế giảm, với mức giảm 1,5%.
Việc giá kim loại cơ bản tại thị trường London đi xuống đêm qua và giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York có lúc trượt 1,4% trong ngày hôm nay đã tác động bất lợi tới cổ phiếu của các nhà khai mỏ. Cổ phiếu hãng khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton niêm yết tại Australia giảm 1,8%, cổ phiếu hãng thép Posco tại Hàn Quốc mất 2,3%, cổ phiếu hãng dầu khí CNOOC của Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông trượt 2,4%...
Sự giảm điểm diễn ra hôm nay tại hầu khắp các thị trường chủ chốt của khu vực châu Á. Giới đầu tư vẫn chưa thể lạc quan thực sự về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới, vì thực tế trong những ngày gần đây cho thấy, bên cạnh sự xuất hiện của những dữ liệu tốt, tin xấu vẫn bất ngờ xuất hiện.
Chốt phiên, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đại lục mất 2,2%, Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,5%, S&P/ASX 200 của Australia trượt 1,2%, Kospi của Hàn Quốc giảm 0,7%. Số cổ phiếu giảm giá trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương nhiều gấp đôi số cổ phiếu tăng giá trong phiên này.
Tại thị trường Nhật, diễn biến đáng chú ý nhất của ngày hôm nay là đồng Yên đã tăng giá trở lại sau khi giảm mạnh vào ngày hôm qua dưới tác động của quyết định can thiệp thị trường ngoại hối của Tokyo. Theo giới quan sát, việc đồng Yên tăng giá hôm nay là kết quả của việc các nhà xuất khẩu Nhật tranh thủ việc đồng tiền này giảm giá xuống mức thấp nhất trong 2 tuần vào ngày hôm trước để chuyển ngoại tệ thu về từ xuất khẩu sang nội tệ.
Lúc 7h48 sáng theo giờ London, tỷ giá USD/Yên là 85,44 Yên/USD, so với mức 85,75 Yên/USD chốt phiên trước tại New York.
Thủ tướng Nhật Naoto Kan hôm nay tuyên bố, Chính phủ nước này sẽ không cho phép đồng Yên tăng giá mạnh và sẽ có những biện pháp “mang tính quyết định” sau động thái can thiệp diễn ra ngày hôm qua. Cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn của Nhật đã tăng giá trước phát biểu này của ông Kan, như cổ phiếu của Toyota tăng 1,7%, Honda tăng 0,5%, Sony tăng 1,7%...
Tuy nhiên, thị trường Nhật hôm nay vẫn mất điểm khi chốt phiên giao dịch, với mức giảm nhẹ 0,1%, xóa sạch thành quả tăng 1,1% trước đó trong phiên.
Theo các nhà phân tích, giới đầu tư đang thận trọng trước hai thị trường chứng khoán hàng đầu châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản, vì các biện pháp hạ nhiệt đồng Yên của Tokyo chưa thực sự có tác dụng, còn Bắc Kinh thì đang cân nhắc áp dụng nhiều biện pháp mới liên quan tới ngành ngân hàng và địa ốc.
Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa giao dịch ngày hôm nay vào buổi chiều theo giờ Việt Nam với mức biên độ dao động hẹp của các chỉ số chính. Lúc 15h15 giờ Việt Nam, các chỉ số Stoxx 50, FTSE 100 và DAX đều có mức tăng giảm dưới 0,1%.
Giá vàng giao ngay tại London cùng thời điểm giảm gần 2 USD/oz so với giá đóng cửa phiên trước tại New York, đứng trên mức 1.267 USD/oz, không thay đổi đáng kể so với mức giá sáng nay tại thị trường châu Á.
Đêm nay, các thông tin về kinh tế Mỹ được công bố bao gồm số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tuần qua, chỉ số giá bán buôn (PPI), cán cân vãng lai, hoạt động kinh doanh ở khu vực Philadelphia.