Chứng khoán chiều 15/6: Bất ngờ cổ phiếu ngân hàng
Chính cổ phiếu ngân hàng đã phá vỡ trạng thái giao dịch lình xình của thị trường
Bất ngờ lớn nhất chiều nay là giao dịch mạnh mẽ hiếm có ở cổ phiếu ngân hàng. Không chỉ giá mà cả thanh khoản của các mã này đột biến lớn. Chính cổ phiếu ngân hàng đã phá vỡ trạng thái giao dịch lình xình của thị trường.
VN-Index cuối đợt khớp lệnh liên tục rất vất vả mới nhích qua được tham chiếu, tăng chưa đầy 1 điểm. Đột ngột lúc đóng cửa, chỉ số nhảy tăng 3,75 điểm, tương đương 0,64% so với tham chiếu. VN30 cũng đang nằm bẹp dưới tham chiếu, bật tăng.
Các biến động cực nhanh trong một lần giao dịch như vậy chắc chắn phải đến từ đột biến cá biệt nào đó. Trước đây, GAS hay VNM, VIC thường dẫn đến những có nhảy khác thường như vậy. Hôm nay là toàn bộ nhóm ngân hàng.
Vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB nhảy một bước tới 5 giá, từ 44.700 đồng lên 45.300 đồng, tăng 3,9% so với tham chiếu. CTG, cổ phiếu vốn hóa thứ hai, tăng 4 bước giá, từ 20.400 đồng lên 20.800 đồng, trên tham chiếu 6,12%. BID từ 21.600 đồng lên 22.000 đồng, tăng 3,77% trên tham chiếu.
Đặc biệt nhất là MBB có cú nhảy “thần sầu”, dứt điểm gần 2 triệu cổ phiếu chặn bán để khớp kịch trần và còn dư mua trần. Phải đến 3 năm gần đây MBB chưa kịch trần lần nào. Thanh khoản cũng tới gần 10,4 triệu cổ phiếu hay 150,3 tỷ đồng. Đây là thanh khoản kỷ lục từ giữa tháng 8/2012.
Các cổ phiếu khác tăng mạnh là STB tăng 0,54%, EIB tăng 2,27%, ACB tăng 2,35%, SHB tăng 2,47%.
Nếu như đẩy điểm số thì chỉ cần VCB, CTG hay SHB tăng giá mạnh là đủ, nhưng hôm nay toàn bộ nhóm ngân hàng đều cực mạnh. Đặc biệt là thanh khoản cổ phiếu nào cũng rất lớn so với trung bình. Có vẻ như dòng tiền đang đổ ngược trở lại cổ phiếu ngân hàng.
Dầu khí, bất động sản, chứng khoán tương đối kém trong phiên hôm nay. Toàn bộ các mã dầu khí lớn ở HNX giảm giá như PVS, PVC, PGS, PVB, PLC hay GAS, PVD trên HSX. Tuy nhiên các cổ phiếu chứng khoán có phân hóa: SSI giảm 1,23%, HCM giảm 1,42% nhưng VND tăng 5,34%, KLS tăng 1,02%, BVS tăng 1,32%.
Độ rộng thị trường vẫn khá tích cực và thị trường chủ yếu bị tác động từ các mã vốn hóa lớn như GAS. Hai sàn ghi nhận 208 mã tăng/198 mã giảm. Có tới 40 mã kịch trần đều nằm ở nhóm vừa và nhỏ: UDC, KTB, TYA, AGR, DRH, DHM, CCL GTT, LCM, SPI, L44, NHP, NDF, SHN…
Hai quỹ ETF bắt đầu các giao dịch tái cơ cấu và quy mô bán ra của khối ngoại tăng vọt. Tuy nhiên đáng chú ý nhất hôm nay là JVC, khi cổ phiếu này không nằm trong diện phải giao dịch, nhưng vẫn bị xả trên 2 triệu đơn vị, tương đương 33,1 tỷ đồng.
JVC chiều nay chịu sức ép cực lớn từ hoạt động bán ra, rất có thể là do khối ngoại bắt đầu tháo chạy. Giá đóng cửa sụt giảm 1,16% dù buổi sáng có lúc tăng rất tốt. JVC hôm nay lập kỷ lục giao dịch với gần 12,5 triệu cổ phiếu, tương đương 205,9 tỷ đồng.
OGC cũng bị bán ròng gần 8,1 triệu cổ phiếu, tương đương 20,2 tỷ đồng. OGC bị loại ra khỏi rổ ETF nên bị bán là không bất ngờ. Cổ phiếu này đã không còn lực đỡ giá sàn, mất thanh khoản về cuối phiên.
Ngoài JVC, OGC, số ít các mã khác bị rút vốn khá mạnh là KDC, PVD, HAG, PPC, MSN.
Phía mua, HPG được rót vốn ròng 12,9 tỷ, FLC là 9 tỷ, SSI 7,3 tỷ, CTG 5,1 tỷ…
Tính chung trên HSX, khối ngoại bán ròng 29 tỷ đồng qua khớp lệnh và 1,7 tỷ đồng qua thỏa thuận. Tuy nhiên rổ VN30 chỉ bị bán ròng vài trăm triệu. Sàn HNX vẫn được rót ròng 21,2 tỷ đồng.
VN-Index cuối đợt khớp lệnh liên tục rất vất vả mới nhích qua được tham chiếu, tăng chưa đầy 1 điểm. Đột ngột lúc đóng cửa, chỉ số nhảy tăng 3,75 điểm, tương đương 0,64% so với tham chiếu. VN30 cũng đang nằm bẹp dưới tham chiếu, bật tăng.
Các biến động cực nhanh trong một lần giao dịch như vậy chắc chắn phải đến từ đột biến cá biệt nào đó. Trước đây, GAS hay VNM, VIC thường dẫn đến những có nhảy khác thường như vậy. Hôm nay là toàn bộ nhóm ngân hàng.
Vốn hóa lớn nhất thị trường là VCB nhảy một bước tới 5 giá, từ 44.700 đồng lên 45.300 đồng, tăng 3,9% so với tham chiếu. CTG, cổ phiếu vốn hóa thứ hai, tăng 4 bước giá, từ 20.400 đồng lên 20.800 đồng, trên tham chiếu 6,12%. BID từ 21.600 đồng lên 22.000 đồng, tăng 3,77% trên tham chiếu.
Đặc biệt nhất là MBB có cú nhảy “thần sầu”, dứt điểm gần 2 triệu cổ phiếu chặn bán để khớp kịch trần và còn dư mua trần. Phải đến 3 năm gần đây MBB chưa kịch trần lần nào. Thanh khoản cũng tới gần 10,4 triệu cổ phiếu hay 150,3 tỷ đồng. Đây là thanh khoản kỷ lục từ giữa tháng 8/2012.
Các cổ phiếu khác tăng mạnh là STB tăng 0,54%, EIB tăng 2,27%, ACB tăng 2,35%, SHB tăng 2,47%.
Nếu như đẩy điểm số thì chỉ cần VCB, CTG hay SHB tăng giá mạnh là đủ, nhưng hôm nay toàn bộ nhóm ngân hàng đều cực mạnh. Đặc biệt là thanh khoản cổ phiếu nào cũng rất lớn so với trung bình. Có vẻ như dòng tiền đang đổ ngược trở lại cổ phiếu ngân hàng.
Dầu khí, bất động sản, chứng khoán tương đối kém trong phiên hôm nay. Toàn bộ các mã dầu khí lớn ở HNX giảm giá như PVS, PVC, PGS, PVB, PLC hay GAS, PVD trên HSX. Tuy nhiên các cổ phiếu chứng khoán có phân hóa: SSI giảm 1,23%, HCM giảm 1,42% nhưng VND tăng 5,34%, KLS tăng 1,02%, BVS tăng 1,32%.
Độ rộng thị trường vẫn khá tích cực và thị trường chủ yếu bị tác động từ các mã vốn hóa lớn như GAS. Hai sàn ghi nhận 208 mã tăng/198 mã giảm. Có tới 40 mã kịch trần đều nằm ở nhóm vừa và nhỏ: UDC, KTB, TYA, AGR, DRH, DHM, CCL GTT, LCM, SPI, L44, NHP, NDF, SHN…
Hai quỹ ETF bắt đầu các giao dịch tái cơ cấu và quy mô bán ra của khối ngoại tăng vọt. Tuy nhiên đáng chú ý nhất hôm nay là JVC, khi cổ phiếu này không nằm trong diện phải giao dịch, nhưng vẫn bị xả trên 2 triệu đơn vị, tương đương 33,1 tỷ đồng.
JVC chiều nay chịu sức ép cực lớn từ hoạt động bán ra, rất có thể là do khối ngoại bắt đầu tháo chạy. Giá đóng cửa sụt giảm 1,16% dù buổi sáng có lúc tăng rất tốt. JVC hôm nay lập kỷ lục giao dịch với gần 12,5 triệu cổ phiếu, tương đương 205,9 tỷ đồng.
OGC cũng bị bán ròng gần 8,1 triệu cổ phiếu, tương đương 20,2 tỷ đồng. OGC bị loại ra khỏi rổ ETF nên bị bán là không bất ngờ. Cổ phiếu này đã không còn lực đỡ giá sàn, mất thanh khoản về cuối phiên.
Ngoài JVC, OGC, số ít các mã khác bị rút vốn khá mạnh là KDC, PVD, HAG, PPC, MSN.
Phía mua, HPG được rót vốn ròng 12,9 tỷ, FLC là 9 tỷ, SSI 7,3 tỷ, CTG 5,1 tỷ…
Tính chung trên HSX, khối ngoại bán ròng 29 tỷ đồng qua khớp lệnh và 1,7 tỷ đồng qua thỏa thuận. Tuy nhiên rổ VN30 chỉ bị bán ròng vài trăm triệu. Sàn HNX vẫn được rót ròng 21,2 tỷ đồng.