Chứng khoán chờ lãi suất giảm
Đại diện VinaCapital và SSI đưa ra nhận định về tương quan giữa lãi suất và chứng khoán trong thời gian tới
Trước thực tế nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động lên gần 12%, đại diện VinaCapital và SSI đã đưa ra nhận định về tương quan giữa lãi suất và chứng khoán trong thời gian tới.
Sau khi ACB công bố lãi suất huy động lên đến 11,6% vào ngày 13/4, ngày 15/4 đã có thêm nhiều ngân hàng công bố lãi suất huy động trên 10,5% như Việt Á, Phương Nam, Miền Tây, VietBank, BaoViet Bank, MB, Vietcombank,…Đáng chú ý, Habubank nâng lãi suất huy động lên 11,99%.
Diễn biến trong hai phiên giao dịch cuối tuần qua đều tích cực khi thị trường đã tăng từ 516,21 lên 522,03 điểm vào phiên cuối tuần. Xu hướng thị trường sắp tới sẽ thế nào?
Cần 3-6 tháng để lãi suất ổn định trở lại
Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), trong thời gian gần đây, việc các ngân hàng thương mại áp dụng các hình thức khuyến mãi, thưởng tiền cho các khoản tiền gửi là rất phổ biến. Lãi suất huy động thực tế đã tăng lên mức 11%-12%.
Như vậy, xét về lãi suất huy động thực tế đang áp dụng và các động thái nhằm đưa lãi suất trở về với quy luật cung-cầu của Ngân hàng Nhà nước, không ngạc nhiên khi các ngân hàng thương mại bắt đầu công bố mức lãi suất huy động vượt 10,5%.
Có một số lo ngại về một cuộc đua lãi suất có thể diễn ra trong thời gian tới, nhưng theo quan điểm của SSI, điều này khó có thể xảy ra.
Bởi, thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục chủ trương giảm dần lãi suất và có nhiều biện pháp kỹ thuật để thực hiện điều này, trong đó có cả các biện pháp hành chính để kiểm soát các ngân hàng có thanh khoản kém để họ không phá vỡ mặt bằng lãi suất chung. Trong thời gian tới rất có thể Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ bơm tiền ra thị trường để duy trì mặt bằng lãi suất huy động hiện tại ở khoản 10%-12%.
Thứ hai, nguồn tiền của các ngân hàng hiện tại đang ở trạng thái tốt, lãi suất huy động và cho vay thực tế đang đang có dấu hiệu giảm dần trong một vài tuần qua.
Trong khi đó, theo đánh giá của ông Alan T. Pham (người từng làm việc tại Cục Dự trữ Liên bang tại New York, WB và Bank of America), chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty Chứng khoán Vina (VinaSecurities), một thành viên của VinaCapital, khi thả nổi lãi suất huy động thì các ngân hàng có thể đua tăng lãi suất huy động lên tới 12%-13%/năm nhưng sau đó sẽ lắng xuống và duy trì ở mức 10-11%/năm.
“Nếu ngân hàng huy động ở mức lãi suất 10-11%/năm thì lãi suất cho vay có thể duy trì ở mức 13-14,5% và chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra khoảng 2-3% là hợp lý, còn nếu chênh lệch 5-6% thì quả là quá đáng”, ông nói.
Theo ông Alan T. Pham, khi áp dụng lãi suất theo cơ chế thị trường, các ngân hàng sẽ cạnh tranh với nhau, nếu ngân hàng này cho vay lãi suất cao quá thì khách hàng sẽ sang vay ở ngân hàng khác. Và như vậy, có thể lãi suất huy động sẽ về mức 10-11%/năm trong khoảng 3 tháng tới.
Còn theo nhận định của bà Đặng Phạm Minh Loan, Giám đốc Quỹ Vietnam Opportunity Fund Ltd (VOF), thành viên của VinaCapital, lãi suất huy động và cho vay sẽ ở mức hợp lý trong vòng 3-6 tháng nữa.
Bên cạnh đó, theo ông Alan T. Pham, nhiều doanh nghiệp tăng mạnh vay USD vì lãi suất chỉ từ 5-8%/năm, trong khi vay VND lãi suất lên tới 16-18%/năm. Mặc dù vẫn còn rủi ro tỷ giá, tuy nhiên do khả năng USD sẽ giảm giá, cộng với mức lãi suất chênh lệch 10% giữa vay VND và USD, nên sẽ giúp doanh nghiệp đủ để bù đắp cho rủi ro tỷ giá, nếu có.
“Lãi suất VND sẽ không thể tăng mạnh được khi doanh nghiệp có lối thoát khác, đó là vay USD”, ông nói.
“Thị trường không thích những gì còn mù mờ”
Theo đánh giá của bà Minh Loan, thời gian qua, lãi suất cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn dài hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên, qua năm 2008, có nhiều doanh nghiệp đầu ngành có sức bền về vốn, họ cơ cấu mạnh mẽ hơn nên ít phụ thuộc vào vốn vay, nên thời điểm lãi suất cao vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến những doanh nghiệp đó. Nhiều doanh nghiệp trên sàn niêm yết đã dùng vốn sở hữu nhiều hơn là vốn vay, kể cả doanh nghiệp bất động sản.
Cũng theo bà Minh Loan, gần đây doanh nghiệp đã giữ lại lợi nhuận để đầu tư thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì chia cổ tức bằng tiền. Lý do không chỉ đơn giản là kích giá cổ phiếu như dư luận vẫn tranh cãi. Thực chất, nhiều công ty niêm yết phải cân nhắc sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, do họ ít có khả năng đi vay hoặc không muốn vay cho nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư tăng trưởng.
Về phía nhà đầu tư, VOF nhìn nhận đây là xu hướng tích cực chứ không phải tiêu cực. Vì doanh nghiệp đã lựa chọn phương án giữ lợi nhuận để tái đầu tư thì tăng trưởng sẽ mạnh mẽ hơn và khi doanh nghiệp quyết định như vậy có nghĩa họ có những dự án tiềm năng để thu lợi nhuận cao nên mức cổ tức sẽ cao hơn.
“Về phía VinaCapital, trên khía cạnh các doanh nghiệp chọn để đầu tư, lãi suất cao có ảnh hưởng nhưng yếu tố tiêu cực thì chỉ ở mức độ nhất định và VinaCapital tự tin vào chu kỳ phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong vòng 1-3 năm tới”, bà Minh Loan nói.
Còn theo đánh giá của SSI, trong thời gian sắp tới, nếu lãi suất thể hiện rõ xu hướng giảm và tăng trưởng tín dụng cải thiện thì đây là những thông tin hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
“Trong ngắn hạn, sự thận trọng sẽ vẫn còn và khiến thị trường khó tăng nhanh. Khi các tín hiệu tích cực từ thị trường tiền tệ thể hiện rõ hơn cùng với thời điểm có thêm nhiều công ty công bố kết quả kinh doanh quý 1, thì lúc đó thị trường sẽ có thêm động lực để tăng điểm”, SSI cho biết.
Đánh giá về thị trường chứng khoán, ông Alan T. Pham cho rằng, thị trường phải có thanh khoản thì dòng tiền mới đổ vào để đẩy lên. Hiện các nhà đầu tư không phải là không có tiền nhưng vì họ chưa muốn khởi động do triển vọng thị trường hiện chưa rõ ràng, nên họ vẫn ngồi đợi.
“Thị trường không thích những gì còn mù mờ, họ muốn đợi 1-2 tháng để xem lãi suất giảm xuống tới mức nào. Điều này có tác động lớn đến mức độ cho vay chứng khoán của các ngân hàng”, ông Alan T. Pham nói.
Theo đánh giá của bà Minh Loan, tình hình hiện tại có nhiều cơ hội lớn cho nhà đầu tư trung và dài hạn, nhưng trong ngắn hạn thì ẩn chứa nhiều rủi ro.
“VOF cũng như VinaCapital đánh giá cao ngành hàng tiêu dùng khi nhiều khả năng ngành này có thể tăng trưởng 15% trở lên. Ngoài ra, các lĩnh vực y tế và giáo dục sẽ có triển vọng tích cực trong thời gian tới và đấy là cơ hội cho các quỹ đầu tư. VOF cũng đặt mục tiêu giải ngân 40 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2010”, bà Minh Loan nói.
Sau khi ACB công bố lãi suất huy động lên đến 11,6% vào ngày 13/4, ngày 15/4 đã có thêm nhiều ngân hàng công bố lãi suất huy động trên 10,5% như Việt Á, Phương Nam, Miền Tây, VietBank, BaoViet Bank, MB, Vietcombank,…Đáng chú ý, Habubank nâng lãi suất huy động lên 11,99%.
Diễn biến trong hai phiên giao dịch cuối tuần qua đều tích cực khi thị trường đã tăng từ 516,21 lên 522,03 điểm vào phiên cuối tuần. Xu hướng thị trường sắp tới sẽ thế nào?
Cần 3-6 tháng để lãi suất ổn định trở lại
Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), trong thời gian gần đây, việc các ngân hàng thương mại áp dụng các hình thức khuyến mãi, thưởng tiền cho các khoản tiền gửi là rất phổ biến. Lãi suất huy động thực tế đã tăng lên mức 11%-12%.
Như vậy, xét về lãi suất huy động thực tế đang áp dụng và các động thái nhằm đưa lãi suất trở về với quy luật cung-cầu của Ngân hàng Nhà nước, không ngạc nhiên khi các ngân hàng thương mại bắt đầu công bố mức lãi suất huy động vượt 10,5%.
Có một số lo ngại về một cuộc đua lãi suất có thể diễn ra trong thời gian tới, nhưng theo quan điểm của SSI, điều này khó có thể xảy ra.
Bởi, thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục chủ trương giảm dần lãi suất và có nhiều biện pháp kỹ thuật để thực hiện điều này, trong đó có cả các biện pháp hành chính để kiểm soát các ngân hàng có thanh khoản kém để họ không phá vỡ mặt bằng lãi suất chung. Trong thời gian tới rất có thể Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ bơm tiền ra thị trường để duy trì mặt bằng lãi suất huy động hiện tại ở khoản 10%-12%.
Thứ hai, nguồn tiền của các ngân hàng hiện tại đang ở trạng thái tốt, lãi suất huy động và cho vay thực tế đang đang có dấu hiệu giảm dần trong một vài tuần qua.
Trong khi đó, theo đánh giá của ông Alan T. Pham (người từng làm việc tại Cục Dự trữ Liên bang tại New York, WB và Bank of America), chuyên gia kinh tế trưởng của Công ty Chứng khoán Vina (VinaSecurities), một thành viên của VinaCapital, khi thả nổi lãi suất huy động thì các ngân hàng có thể đua tăng lãi suất huy động lên tới 12%-13%/năm nhưng sau đó sẽ lắng xuống và duy trì ở mức 10-11%/năm.
“Nếu ngân hàng huy động ở mức lãi suất 10-11%/năm thì lãi suất cho vay có thể duy trì ở mức 13-14,5% và chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra khoảng 2-3% là hợp lý, còn nếu chênh lệch 5-6% thì quả là quá đáng”, ông nói.
Theo ông Alan T. Pham, khi áp dụng lãi suất theo cơ chế thị trường, các ngân hàng sẽ cạnh tranh với nhau, nếu ngân hàng này cho vay lãi suất cao quá thì khách hàng sẽ sang vay ở ngân hàng khác. Và như vậy, có thể lãi suất huy động sẽ về mức 10-11%/năm trong khoảng 3 tháng tới.
Còn theo nhận định của bà Đặng Phạm Minh Loan, Giám đốc Quỹ Vietnam Opportunity Fund Ltd (VOF), thành viên của VinaCapital, lãi suất huy động và cho vay sẽ ở mức hợp lý trong vòng 3-6 tháng nữa.
Bên cạnh đó, theo ông Alan T. Pham, nhiều doanh nghiệp tăng mạnh vay USD vì lãi suất chỉ từ 5-8%/năm, trong khi vay VND lãi suất lên tới 16-18%/năm. Mặc dù vẫn còn rủi ro tỷ giá, tuy nhiên do khả năng USD sẽ giảm giá, cộng với mức lãi suất chênh lệch 10% giữa vay VND và USD, nên sẽ giúp doanh nghiệp đủ để bù đắp cho rủi ro tỷ giá, nếu có.
“Lãi suất VND sẽ không thể tăng mạnh được khi doanh nghiệp có lối thoát khác, đó là vay USD”, ông nói.
“Thị trường không thích những gì còn mù mờ”
Theo đánh giá của bà Minh Loan, thời gian qua, lãi suất cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn dài hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên, qua năm 2008, có nhiều doanh nghiệp đầu ngành có sức bền về vốn, họ cơ cấu mạnh mẽ hơn nên ít phụ thuộc vào vốn vay, nên thời điểm lãi suất cao vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến những doanh nghiệp đó. Nhiều doanh nghiệp trên sàn niêm yết đã dùng vốn sở hữu nhiều hơn là vốn vay, kể cả doanh nghiệp bất động sản.
Cũng theo bà Minh Loan, gần đây doanh nghiệp đã giữ lại lợi nhuận để đầu tư thông qua việc trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì chia cổ tức bằng tiền. Lý do không chỉ đơn giản là kích giá cổ phiếu như dư luận vẫn tranh cãi. Thực chất, nhiều công ty niêm yết phải cân nhắc sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, do họ ít có khả năng đi vay hoặc không muốn vay cho nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư tăng trưởng.
Về phía nhà đầu tư, VOF nhìn nhận đây là xu hướng tích cực chứ không phải tiêu cực. Vì doanh nghiệp đã lựa chọn phương án giữ lợi nhuận để tái đầu tư thì tăng trưởng sẽ mạnh mẽ hơn và khi doanh nghiệp quyết định như vậy có nghĩa họ có những dự án tiềm năng để thu lợi nhuận cao nên mức cổ tức sẽ cao hơn.
“Về phía VinaCapital, trên khía cạnh các doanh nghiệp chọn để đầu tư, lãi suất cao có ảnh hưởng nhưng yếu tố tiêu cực thì chỉ ở mức độ nhất định và VinaCapital tự tin vào chu kỳ phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam trong vòng 1-3 năm tới”, bà Minh Loan nói.
Còn theo đánh giá của SSI, trong thời gian sắp tới, nếu lãi suất thể hiện rõ xu hướng giảm và tăng trưởng tín dụng cải thiện thì đây là những thông tin hỗ trợ cho thị trường chứng khoán.
“Trong ngắn hạn, sự thận trọng sẽ vẫn còn và khiến thị trường khó tăng nhanh. Khi các tín hiệu tích cực từ thị trường tiền tệ thể hiện rõ hơn cùng với thời điểm có thêm nhiều công ty công bố kết quả kinh doanh quý 1, thì lúc đó thị trường sẽ có thêm động lực để tăng điểm”, SSI cho biết.
Đánh giá về thị trường chứng khoán, ông Alan T. Pham cho rằng, thị trường phải có thanh khoản thì dòng tiền mới đổ vào để đẩy lên. Hiện các nhà đầu tư không phải là không có tiền nhưng vì họ chưa muốn khởi động do triển vọng thị trường hiện chưa rõ ràng, nên họ vẫn ngồi đợi.
“Thị trường không thích những gì còn mù mờ, họ muốn đợi 1-2 tháng để xem lãi suất giảm xuống tới mức nào. Điều này có tác động lớn đến mức độ cho vay chứng khoán của các ngân hàng”, ông Alan T. Pham nói.
Theo đánh giá của bà Minh Loan, tình hình hiện tại có nhiều cơ hội lớn cho nhà đầu tư trung và dài hạn, nhưng trong ngắn hạn thì ẩn chứa nhiều rủi ro.
“VOF cũng như VinaCapital đánh giá cao ngành hàng tiêu dùng khi nhiều khả năng ngành này có thể tăng trưởng 15% trở lên. Ngoài ra, các lĩnh vực y tế và giáo dục sẽ có triển vọng tích cực trong thời gian tới và đấy là cơ hội cho các quỹ đầu tư. VOF cũng đặt mục tiêu giải ngân 40 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2010”, bà Minh Loan nói.