Chứng khoán “mốc mép” chờ tiền
Việc khống chế chặt trần lãi suất huy động 14%/năm khiến rất nhiều người kỳ vọng vào dòng tiền sẽ quay về với chứng khoán
Việc khống chế chặt trần lãi suất huy động 14%/năm khiến rất nhiều người kỳ vọng vào dòng tiền sẽ quay về với chứng khoán. Nhưng việc tái diễn cảnh xếp hàng mua vàng và giá vàng trong nước cao vọt hơn giá vàng thế giới tuần qua khiến cơ hội này ngày càng thu hẹp.
Liên tiếp những ngày sau khi trần lãi suất được thực thi một cách quyết liệt, báo chí thông tin tình trạng rút tiền ồ ạt ở nhiều ngân hàng với con số hàng ngàn tỷ đồng. Số tiền này sẽ đi đâu là một câu hỏi lớn, tốn nhiều giấy mực và khiến giới đầu tư chứng khoán không khỏi khấp khởi mừng thầm.
Trước hết, một phần nguồn vốn này vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng, chỉ là lưu chuyển qua lại mà thôi. Tình trạng rút sổ tiết kiệm ở ngân hàng nhỏ để chuyển qua các ngân hàng lớn là có thực, dù vẫn cần các con số thống kê định lượng mới có thể khẳng định chắc chắn.
Vẫn chưa có các báo cáo về sự thiếu hụt thanh khoản và Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tích cực bơm tiền ra qua kênh thị trường mở và tái cấp vốn. Kỳ hạn cầm cố được kéo dài hơn và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Từ đầu tháng 9 lãi suất qua đêm trên thị trường này đã nhảy vọt qua ngưỡng 12%/năm và tiếp tục dao động trên ngưỡng này.
Theo số liệu từ Bloomberg, tuần từ 19/9 - 23/9, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường 27.000 tỷ đồng thời hút về 22.990 tỷ đồng. Tính chung tuần qua, lượng bơm ròng khoảng 4.010 tỷ đồng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ và duy trì kỳ hạn giao dịch lên 14 ngày lãi suất giữ nguyên 14%, nhằm kéo dài thời gian đáo hạn cũng là một cách để hỗ trợ cho phía các ngân hàng kém thanh khoản. Theo thống kê, tính từ đầu tháng 9/2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước thông qua thị trường mở đã bơm ròng khoảng 25.000 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm, và các kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày.
Thứ hai, nhu cầu tìm kiếm kênh đầu tư sinh lời tốt hơn gửi tiết kiệm sẽ hướng dòng vốn vào đâu? Thanh khoản trên thị trường chứng khoán tăng vọt trong 3 tuần đầu tiên của tháng 9 khiến suy luận đích đến của dòng vốn này vào chứng khoán là có cơ sở. Tuy nhiên thực tế thanh khoản đã bắt đầu tăng từ tuần cuối cùng của tháng 8 với giá trị giao dịch trung bình 1.395 tỷ đồng mỗi phiên. Nếu dòng vốn từ tiết kiệm chảy sang chứng khoán thì rất có khả năng, dòng vốn bổ sung này đã vào đúng đỉnh. Giá trị giao dịch đạt đỉnh điểm vào tuần giữa tháng 9 với bình quân 1.960 tỷ đồng/phiên.
Từ đó đến nay, thanh khoản trên thị trường liên tục sụt giảm. Như vậy nếu có một phần vốn mới thực chảy vào chứng khoán thì cũng đã bắt đầu tỏ ra cạn kiệt. Giá trị giao dịch không tăng thêm được bao nhiên trong tuần trước, thậm chí tính bình quân 5 phiên lại giảm gần 30%. Với đà suy giảm như thế này, khả năng thị trường trông cậy vào dòng vốn mới từ kênh tiết kiệm chuyển sang để tạo sóng là khá mơ hồ.
Dĩ nhiên trên thị trường vẫn có một lượng vốn cũ. Tuy nhiên nếu tính chung cả dòng tiền mới và dòng tiền hiện hữu thì lẽ ra thanh khoản phải khả quan hơn. Hiện tượng giá giảm, thanh khoản sụt giảm chỉ có thể giải thích bằng việc phần vốn cũ đã thoát ra khá nhiều và đang nằm im.
Chứng khoán qua đỉnh và rơi vào trạng thái eo sèo, trong khi giá vàng dao động cực mạnh khiến nhận định phần lớn dòng vốn có thể chảy vào vàng, và một phần vào USD là có cơ sở hơn cả. Cũng nên biết rằng trong khi giá vàng thế giới điều chỉnh tương đối mạnh vài ngày gần đây thì giá vàng trong nước vẫn luôn cao hơn giá vàng thế giới tới gần 4 triệu đồng/lượng. Cảnh xếp hàng chờ mua vàng lại tái diễn.
Bất chấp rủi ro của giá vàng thế giới, sức cầu với vàng trong nước vẫn rất lớn. Cuối tuần qua thị trường vàng chứng kiến những biến động lớn về nguồn cung. Thậm chí có thông tin rằng các công ty vàng không còn vàng để bán. Bất chấp các dự báo giá vàng thế giới có thể giảm, giá vàng trong nước chịu sự chi phối của nguồn cung vốn không liên thông ngay lập tức với bên ngoài. Việc Ngân hàng Nhà nước liên tục cho nhập vàng mấy tuần qua chỉ có hiệu quả rất ngắn hạn và bằng chứng là tỷ giá VND/USD hai hôm nay lại tăng vọt.
“Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã vọt lên 11,1% vào ngày 26/9 và đây là mức chênh kỷ lục. Nhu cầu đầu tư vàng trong nước đang tăng nhanh và thị trường ngoại hối một lần nữa lại căng thẳng. Trên thực tế, tỷ giá tự do (giữa mua và bán) đã tăng 155đ lên 21.320 mặc dù tỷ giá liên ngân hàng vẫn giữ được ổn định tại 20.955. Rõ ràng Ngân hàng nhà nước đang nỗ lực để giữ ổn định tỷ giá liên ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ giá tự do hiện đang tăng nhanh, hiện đã cao hơn 3,3% so với trần tỷ giá và 1,9% so với tỷ giá liên ngân hàng”, bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán HSC nhận xét.
Thị trường chứng khoán thường khá dị ứng với vàng và tỷ giá. Việc chờ đợi một lượng vốn mới nhàn rỗi chảy vào đủ lớn để tạo sóng dài hơi hiện tại vẫn bị cản trở vì những biến động quá lớn trên hai kênh đầu cơ nói trên. Chứng khoán cũng đã từng ăn “quả đắng” hồi đầu năm ngoái khi kỳ vọng đóng cửa sàn vàng ảo sẽ dồn lượng tiền khủng chảy qua.
Tuy nhiên thanh khoản tăng lên khá nhiều trong tháng 9 cũng là một điểm sáng về dòng tiền. Một so sánh với sóng tăng tháng 6 vừa qua cho thấy quy mô giao dịch trên 1.000 tỷ đồng tính chung cho cả hai sàn duy trì được trong 12 phiên liên tục, trước khi chu kỳ điều chỉnh kéo dài hơn hai tháng diễn ra. Trong đợt tăng này, quy mô giao dịch tương đương đã kéo dài 20 phiên liên tục tính đến hôm qua. Như vậy thực tế lượng vốn vào thị trường cũng đã tăng lên.
Đánh thức dòng vốn đang nằm ngủ ở kênh tiết kiệm là một trong những kỳ vọng lớn nhất của thị trường chứng khoán. Dòng vốn này hơi chậm chân một chút và có lẽ đang bị kẹt tại đỉnh khá nhiều, nhưng chí ít cũng đã gia nhập thị trường và sẽ còn ở lại lâu.
Biến động trên thị trường vàng vẫn là một trở ngại vì dòng vốn tiết kiệm chảy sang kênh này có thể nhiều hơn. Dù giá vàng có thể điều chỉnh nhưng sức cầu nội địa vẫn rất mạnh cho thấy tiền vẫn bị hút vào đáng kể. Vàng vật chất vẫn có sức hút nhất định và dù nhà đầu tư có thể lỗ nhưng nhu cầu cắt lỗ không mạnh như với chứng khoán.
Liên tiếp những ngày sau khi trần lãi suất được thực thi một cách quyết liệt, báo chí thông tin tình trạng rút tiền ồ ạt ở nhiều ngân hàng với con số hàng ngàn tỷ đồng. Số tiền này sẽ đi đâu là một câu hỏi lớn, tốn nhiều giấy mực và khiến giới đầu tư chứng khoán không khỏi khấp khởi mừng thầm.
Trước hết, một phần nguồn vốn này vẫn nằm trong hệ thống ngân hàng, chỉ là lưu chuyển qua lại mà thôi. Tình trạng rút sổ tiết kiệm ở ngân hàng nhỏ để chuyển qua các ngân hàng lớn là có thực, dù vẫn cần các con số thống kê định lượng mới có thể khẳng định chắc chắn.
Vẫn chưa có các báo cáo về sự thiếu hụt thanh khoản và Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tích cực bơm tiền ra qua kênh thị trường mở và tái cấp vốn. Kỳ hạn cầm cố được kéo dài hơn và lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Từ đầu tháng 9 lãi suất qua đêm trên thị trường này đã nhảy vọt qua ngưỡng 12%/năm và tiếp tục dao động trên ngưỡng này.
Theo số liệu từ Bloomberg, tuần từ 19/9 - 23/9, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường 27.000 tỷ đồng thời hút về 22.990 tỷ đồng. Tính chung tuần qua, lượng bơm ròng khoảng 4.010 tỷ đồng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ và duy trì kỳ hạn giao dịch lên 14 ngày lãi suất giữ nguyên 14%, nhằm kéo dài thời gian đáo hạn cũng là một cách để hỗ trợ cho phía các ngân hàng kém thanh khoản. Theo thống kê, tính từ đầu tháng 9/2011 đến nay, Ngân hàng Nhà nước thông qua thị trường mở đã bơm ròng khoảng 25.000 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm, và các kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày.
Thứ hai, nhu cầu tìm kiếm kênh đầu tư sinh lời tốt hơn gửi tiết kiệm sẽ hướng dòng vốn vào đâu? Thanh khoản trên thị trường chứng khoán tăng vọt trong 3 tuần đầu tiên của tháng 9 khiến suy luận đích đến của dòng vốn này vào chứng khoán là có cơ sở. Tuy nhiên thực tế thanh khoản đã bắt đầu tăng từ tuần cuối cùng của tháng 8 với giá trị giao dịch trung bình 1.395 tỷ đồng mỗi phiên. Nếu dòng vốn từ tiết kiệm chảy sang chứng khoán thì rất có khả năng, dòng vốn bổ sung này đã vào đúng đỉnh. Giá trị giao dịch đạt đỉnh điểm vào tuần giữa tháng 9 với bình quân 1.960 tỷ đồng/phiên.
Từ đó đến nay, thanh khoản trên thị trường liên tục sụt giảm. Như vậy nếu có một phần vốn mới thực chảy vào chứng khoán thì cũng đã bắt đầu tỏ ra cạn kiệt. Giá trị giao dịch không tăng thêm được bao nhiên trong tuần trước, thậm chí tính bình quân 5 phiên lại giảm gần 30%. Với đà suy giảm như thế này, khả năng thị trường trông cậy vào dòng vốn mới từ kênh tiết kiệm chuyển sang để tạo sóng là khá mơ hồ.
Dĩ nhiên trên thị trường vẫn có một lượng vốn cũ. Tuy nhiên nếu tính chung cả dòng tiền mới và dòng tiền hiện hữu thì lẽ ra thanh khoản phải khả quan hơn. Hiện tượng giá giảm, thanh khoản sụt giảm chỉ có thể giải thích bằng việc phần vốn cũ đã thoát ra khá nhiều và đang nằm im.
Chứng khoán qua đỉnh và rơi vào trạng thái eo sèo, trong khi giá vàng dao động cực mạnh khiến nhận định phần lớn dòng vốn có thể chảy vào vàng, và một phần vào USD là có cơ sở hơn cả. Cũng nên biết rằng trong khi giá vàng thế giới điều chỉnh tương đối mạnh vài ngày gần đây thì giá vàng trong nước vẫn luôn cao hơn giá vàng thế giới tới gần 4 triệu đồng/lượng. Cảnh xếp hàng chờ mua vàng lại tái diễn.
Bất chấp rủi ro của giá vàng thế giới, sức cầu với vàng trong nước vẫn rất lớn. Cuối tuần qua thị trường vàng chứng kiến những biến động lớn về nguồn cung. Thậm chí có thông tin rằng các công ty vàng không còn vàng để bán. Bất chấp các dự báo giá vàng thế giới có thể giảm, giá vàng trong nước chịu sự chi phối của nguồn cung vốn không liên thông ngay lập tức với bên ngoài. Việc Ngân hàng Nhà nước liên tục cho nhập vàng mấy tuần qua chỉ có hiệu quả rất ngắn hạn và bằng chứng là tỷ giá VND/USD hai hôm nay lại tăng vọt.
“Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã vọt lên 11,1% vào ngày 26/9 và đây là mức chênh kỷ lục. Nhu cầu đầu tư vàng trong nước đang tăng nhanh và thị trường ngoại hối một lần nữa lại căng thẳng. Trên thực tế, tỷ giá tự do (giữa mua và bán) đã tăng 155đ lên 21.320 mặc dù tỷ giá liên ngân hàng vẫn giữ được ổn định tại 20.955. Rõ ràng Ngân hàng nhà nước đang nỗ lực để giữ ổn định tỷ giá liên ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ giá tự do hiện đang tăng nhanh, hiện đã cao hơn 3,3% so với trần tỷ giá và 1,9% so với tỷ giá liên ngân hàng”, bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán HSC nhận xét.
Thị trường chứng khoán thường khá dị ứng với vàng và tỷ giá. Việc chờ đợi một lượng vốn mới nhàn rỗi chảy vào đủ lớn để tạo sóng dài hơi hiện tại vẫn bị cản trở vì những biến động quá lớn trên hai kênh đầu cơ nói trên. Chứng khoán cũng đã từng ăn “quả đắng” hồi đầu năm ngoái khi kỳ vọng đóng cửa sàn vàng ảo sẽ dồn lượng tiền khủng chảy qua.
Tuy nhiên thanh khoản tăng lên khá nhiều trong tháng 9 cũng là một điểm sáng về dòng tiền. Một so sánh với sóng tăng tháng 6 vừa qua cho thấy quy mô giao dịch trên 1.000 tỷ đồng tính chung cho cả hai sàn duy trì được trong 12 phiên liên tục, trước khi chu kỳ điều chỉnh kéo dài hơn hai tháng diễn ra. Trong đợt tăng này, quy mô giao dịch tương đương đã kéo dài 20 phiên liên tục tính đến hôm qua. Như vậy thực tế lượng vốn vào thị trường cũng đã tăng lên.
Đánh thức dòng vốn đang nằm ngủ ở kênh tiết kiệm là một trong những kỳ vọng lớn nhất của thị trường chứng khoán. Dòng vốn này hơi chậm chân một chút và có lẽ đang bị kẹt tại đỉnh khá nhiều, nhưng chí ít cũng đã gia nhập thị trường và sẽ còn ở lại lâu.
Biến động trên thị trường vàng vẫn là một trở ngại vì dòng vốn tiết kiệm chảy sang kênh này có thể nhiều hơn. Dù giá vàng có thể điều chỉnh nhưng sức cầu nội địa vẫn rất mạnh cho thấy tiền vẫn bị hút vào đáng kể. Vàng vật chất vẫn có sức hút nhất định và dù nhà đầu tư có thể lỗ nhưng nhu cầu cắt lỗ không mạnh như với chứng khoán.