Chứng khoán Mỹ có tuần tăng điểm thứ ba liên tiếp
Vượt qua những tin xấu trong tuần, Phố Wall đã duy trì đà tăng điểm để có tuần giao dịch thành công thứ ba liên tiếp
Vượt qua những tin xấu trong tuần, Phố Wall đã duy trì đà tăng điểm để có tuần giao dịch thành công thứ ba liên tiếp.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, giới chủ ở nước này trong tháng 5/2009 đã cắt giảm 345.000 việc làm, đưa tỷ lệ thất nghiệp lên 9,4% - mức cao nhất kể từ tháng 7/1983, từ mức 8,9% trong tháng 4/2009.
Trong tháng 5, ngành dịch vụ cho công nghiệp đã cắt giảm 120.000 việc làm, từ mức 2308.000 trong tháng 4/2009; ngành sản xuất công nghiệp cắt giảm 156.000 việc làm, từ mức 154.000 một tháng trước đó;...
Theo số liệu của Bộ Lao động, kể từ tháng 12/2007 đến nay, số người mất việc làm ở Mỹ đã tăng lên 6 triệu người.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết, người tiêu dùng nước này đã giảm vay 15,7 tỷ USD, tương đương -7,4% trong tháng 4/2009.
Số liệu được công bố trước đó cho thấy, tỷ lệ tiết kiệm tiền trên thu nhập của người dân Mỹ đã tăng 5,7% trong tháng 4 - mức cao nhất kể từ tháng 2/1995.
Trong hai tháng liên tiếp (tháng 3, 4), người tiêu dùng ở Mỹ đều vay tiền mua sắm ít hơn và họ tiết kiệm nhiều hơn, điều này phần nào chỉ ra xu hướng “thắt lưng buộc bụng” đang dần bộc lộ.
Chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần gần như không có nhiều thay đổi so với phiên trước đó, dù đã xuất hiện sự phân hóa ở các chỉ số khi kết thúc ngày giao dịch. Đây là phiên giao dịch duy nhất trong tuần mà chỉ số Dow Jones và S&P 500 đi ngược hướng.
Sau nhiều ngày tăng điểm trước đó, giới đầu tư bắt đầu tăng mạnh bán cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản, năng lượng, tài chính và công nghệ để chốt lời, còn người mua thì cũng không mặn mà gom hàng.
Do đó khối lượng giao dịch phiên này chỉ đạt 1,26 tỷ cổ phiếu trên sàn New York - thấp hơn so với mức khớp lệnh trung bình 1,4 tỷ cổ phiếu trong một phiên của tuần.
Cổ phiếu Citigroup phiên này hạ 3,1% và cũng là dấu mốc cuối cùng khi còn ảnh hưởng tới chỉ số Dow Jones. Trong ngày 8/6 tới, cổ phiếu Citigroup sẽ chính thức bị loại ra khỏi nhóm 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones, thay vào vị trí của Citigroup là cổ phiếu của hãng bảo hiểm Travelers (NYSE-TRV).
Trong tuần, tin tốt, xấu vẫn tiếp tục tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, niềm lạc quan vẫn là xu thế chủ đạo quyết định đến hành động mua bán của giới đầu tư. Dù vậy, theo giới phân tích nhận định, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9,4% chắc chắn sẽ làm gia tăng nỗi lo đối với thị trường trong thời gian tới.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 3,09%, chỉ số S&P 500 lên 2,28% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 4,23% - đây là tháng tăng điểm thứ ba liên tiếp của các chỉ số.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 0,15%, chỉ số S&P 500 tăng 4,08% và chỉ số Nasdaq lên 17,27%. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số Dow Jones tăng 5,98%, chỉ số S&P 500 lên 6,48%
Tuy nhiên, so với thời điểm thị trường xuống mức thấp nhất trong gần 6 tháng đầu năm - được thiết lập ngày 9/3, chỉ số Dow Jones tăng 33,85%, chỉ số S&P 500 lên 38,96% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 45,78%.
Đối với nhóm cổ phiếu ngành, trong tuần, 8/10 nhóm cổ phiếu ngành trong chỉ số S&P 500 đã tăng điểm - trong đó cổ phiếu ngành tài chính tăng 5,7%; ngành công nghệ thông tin tiến thêm 4,3%; ngành năng lượng lên 1,81%,... trong khi đó ngành chăm sóc sức khỏe và dịch vụ viễn thông lại mất điểm với biên độ lần lượt là 0,41% và 0,77%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 5/6: chỉ số Dow Jones tăng 12,89 điểm, tương đương 0,15%, chốt ở mức 763,13.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 0,6 điểm, tương đương -0,03%, chốt ở mức 1.849,42.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 2,37 điểm, tương đương -0,25%, đóng cửa ở mức 940,09.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, giới chủ ở nước này trong tháng 5/2009 đã cắt giảm 345.000 việc làm, đưa tỷ lệ thất nghiệp lên 9,4% - mức cao nhất kể từ tháng 7/1983, từ mức 8,9% trong tháng 4/2009.
Trong tháng 5, ngành dịch vụ cho công nghiệp đã cắt giảm 120.000 việc làm, từ mức 2308.000 trong tháng 4/2009; ngành sản xuất công nghiệp cắt giảm 156.000 việc làm, từ mức 154.000 một tháng trước đó;...
Theo số liệu của Bộ Lao động, kể từ tháng 12/2007 đến nay, số người mất việc làm ở Mỹ đã tăng lên 6 triệu người.
Cùng ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết, người tiêu dùng nước này đã giảm vay 15,7 tỷ USD, tương đương -7,4% trong tháng 4/2009.
Số liệu được công bố trước đó cho thấy, tỷ lệ tiết kiệm tiền trên thu nhập của người dân Mỹ đã tăng 5,7% trong tháng 4 - mức cao nhất kể từ tháng 2/1995.
Trong hai tháng liên tiếp (tháng 3, 4), người tiêu dùng ở Mỹ đều vay tiền mua sắm ít hơn và họ tiết kiệm nhiều hơn, điều này phần nào chỉ ra xu hướng “thắt lưng buộc bụng” đang dần bộc lộ.
Chứng khoán Mỹ phiên cuối tuần gần như không có nhiều thay đổi so với phiên trước đó, dù đã xuất hiện sự phân hóa ở các chỉ số khi kết thúc ngày giao dịch. Đây là phiên giao dịch duy nhất trong tuần mà chỉ số Dow Jones và S&P 500 đi ngược hướng.
Sau nhiều ngày tăng điểm trước đó, giới đầu tư bắt đầu tăng mạnh bán cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản, năng lượng, tài chính và công nghệ để chốt lời, còn người mua thì cũng không mặn mà gom hàng.
Do đó khối lượng giao dịch phiên này chỉ đạt 1,26 tỷ cổ phiếu trên sàn New York - thấp hơn so với mức khớp lệnh trung bình 1,4 tỷ cổ phiếu trong một phiên của tuần.
Cổ phiếu Citigroup phiên này hạ 3,1% và cũng là dấu mốc cuối cùng khi còn ảnh hưởng tới chỉ số Dow Jones. Trong ngày 8/6 tới, cổ phiếu Citigroup sẽ chính thức bị loại ra khỏi nhóm 30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones, thay vào vị trí của Citigroup là cổ phiếu của hãng bảo hiểm Travelers (NYSE-TRV).
Trong tuần, tin tốt, xấu vẫn tiếp tục tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, niềm lạc quan vẫn là xu thế chủ đạo quyết định đến hành động mua bán của giới đầu tư. Dù vậy, theo giới phân tích nhận định, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 9,4% chắc chắn sẽ làm gia tăng nỗi lo đối với thị trường trong thời gian tới.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 3,09%, chỉ số S&P 500 lên 2,28% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 4,23% - đây là tháng tăng điểm thứ ba liên tiếp của các chỉ số.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 0,15%, chỉ số S&P 500 tăng 4,08% và chỉ số Nasdaq lên 17,27%. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số Dow Jones tăng 5,98%, chỉ số S&P 500 lên 6,48%
Tuy nhiên, so với thời điểm thị trường xuống mức thấp nhất trong gần 6 tháng đầu năm - được thiết lập ngày 9/3, chỉ số Dow Jones tăng 33,85%, chỉ số S&P 500 lên 38,96% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 45,78%.
Đối với nhóm cổ phiếu ngành, trong tuần, 8/10 nhóm cổ phiếu ngành trong chỉ số S&P 500 đã tăng điểm - trong đó cổ phiếu ngành tài chính tăng 5,7%; ngành công nghệ thông tin tiến thêm 4,3%; ngành năng lượng lên 1,81%,... trong khi đó ngành chăm sóc sức khỏe và dịch vụ viễn thông lại mất điểm với biên độ lần lượt là 0,41% và 0,77%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 5/6: chỉ số Dow Jones tăng 12,89 điểm, tương đương 0,15%, chốt ở mức 763,13.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 0,6 điểm, tương đương -0,03%, chốt ở mức 1.849,42.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 2,37 điểm, tương đương -0,25%, đóng cửa ở mức 940,09.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.750,24 | 8.763,13 | 12,89 | 0,15 |
Nasdaq | 1.850,02 | 1.849,42 | 0,60 | 0,03 | |
S&P 500 | 942,46 | 940,09 | 2,37 | 0,25 | |
Anh | FTSE 100 | 4.386,94 | 4.438,56 | 51,62 | 1,18 |
Đức | DAX | 5.064,80 | 5.077,03 | 12,23 | 0,24 |
Pháp | CAC 40 | 3.312,03 | 3.339,05 | 27,02 | 0,82 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.786,06 | 6.767,10 | 18,96 | 0,28 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.668,96 | 9.768,01 | 99,05 | 1,02 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.502,77 | 18.679,53 | 176,76 | 0,96 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.378,14 | 1.394,71 | 16,57 | 1,20 |
Singapore | Straits Times | 2.362,35 | 2.396,35 | 33,61 | 1,42 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.767,24 | 2.753,89 | 13,35 | 0,48 |
Ấn Độ | BSE | 14.954,82 | 15.103,55 | 94,87 | 0,63 |
Australia | ASX | 3.932,50 | 3.969,00 | 36,50 | 0,93 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |