Chứng khoán Mỹ đổ dốc
Ngày 27/2, phiên sụt giảm 26-39% của cổ phiếu Citigroup và Bank of America đã góp phần đẩy Phố Wall tiếp tục tụt dốc
Ngày 27/2, phiên sụt giảm 26-39% của cổ phiếu Citigroup và Bank of America đã góp phần đẩy Phố Wall tiếp tục tụt dốc.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết GDP của nước này đã tăng trưởng âm 6,2% trong quý 4/2008, mức thấp nhất kể từ năm 1982. Trước đó, Bộ này thông báo số liệu ước tính ban đầu với GDP trong quý 4/2008 giảm 3,8%.
Như vậy, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 1,1% trong năm 2008, mức thấp nhất kể từ năm 2001 (0,8%). Trong quý 1/2008, GDP của Mỹ tăng 0,9%, quý 2 tăng 2,8%, quý 3 tăng trưởng âm 0,5%.
Về tỷ trọng GDP, chi tiêu dùng của người dân đạt 9.923 tỷ USD - chiếm 2/3 GDP, đã giảm 4,3% - mức giảm lớn nhất từ quý 2/1980.
Đầu tư tư nhân giảm 20,8% xuống 1.915 tỷ USD. Xuất khẩu đạt 1.730 tỷ USD, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhật khẩu đạt 2.282 tỷ USD, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Chi tiêu Chính phủ và đầu tư công tăng 1,6% lên 2.913 tỷ USD.
Cùng ngày, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 2/2009. Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đã giảm xuống 56,3 điểm từ 61,2 điểm trong tháng 1/2009.
Các chỉ số giảm từ 6,7-11,72%
Chính phủ Mỹ vừa công bố kế hoạch sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Citigroup lên 36%. Chính phủ sẽ chuyển đổi 25 tỷ USD giá trị cổ phiếu ưu đãi sang cổ phiếu phổ thông.
Nhận định về kế hoạch này, Mike Holland, người sáng lập Quỹ Holland & Co nói: “Chính phủ hiện là ông chủ mới của Citigroup và mọi quyết định quan trọng của Citigroup đôi khi không đến từ Đại lộ Park (trụ sở của Citigroup: 399 Park Avenue), nhưng lại đến từ Washington D.C".
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm, đưa chỉ số S&P 500 xuống ngưỡng thấp nhất trong 12 năm qua, trong khi đó chỉ số Dow Jones đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/1997 và đánh dấu tháng thứ 6 liên tiếp chỉ số đại diện của khối cổ phiếu blue-chip bị mất điểm.
Thị trường bị tác động bởi thông tin GDP của Mỹ sụt giảm mạnh trong quý 4/2008 và Chính phủ Mỹ công bố việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu phố thông của Citigroup, điều này khiến giới đầu tư lo ngại Chính phủ Mỹ sẽ gia tăng vai trò của mình đối với các ngân hàng lớn ở Mỹ.
Trước lo ngại này, giới đầu tư đã tăng mạnh bán tháo các cổ phiếu khối này, đẩy chỉ số S&P Tài chính mất 8,1%, chỉ số khối ngân hàng mất 8,7%.
Trong đó, cổ phiếu Citigroup đã rơi 39,02% xuống 1,5 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Bank of America giảm 25,75% xuống 3,95 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Wells Fargo (NYSE-WFC) hạ 15,97% xuống 12,1 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Morgan Stanley mất 8,39% xuống 19,54 USD/cổ phiếu;...
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối chăm sóc sức khỏe tiếp tục mất điểm ngày thứ hai sau khi Tổng thống Obama công bố các khoản dự chi ngân sách năm tài khóa 2010.
Lo ngại lợi nhuận sẽ sụt giảm mạnh từ kế hoạch trợ cấp y tế của chính quyền, giới đầu tư đã tăng mạnh bán cổ phiếu khối chăm sóc sức khỏe, đẩy cổ phiếu Merck & Co hạ 7,1%, cổ phiếu Johnson & Johnso trượt 4,7%, cổ phiếu Frizer mất 3,07%...
Trong khi đó, cổ phiếu General Electric (NYSE-GE) đã giảm 6,48% xuống 8,51 USD/cổ phiếu sau khi hãng này công bố có thể sẽ cắt giảm mức cổ tức từ 31 cent xuống 8 cent/cổ phiếu bắt đầu tư quý 3, để tiết kiệm cho tập đoàn 9 tỷ USD/năm.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 4%, chỉ số S&P 500 mất 4,5% và chỉ số Nasdaq hạ 4,4%.
Trong tháng 2/2009, chỉ số Dow Jones mất 11,72%, chỉ số S&P giảm 11% và chỉ số Nasdaq hạ 6,7%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 19,52%, chỉ số S&P 500 xuống 18,62% và chỉ số Nasdaq mất 12,63%.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chính trong tuần - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 27/2: chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm 119,15 điểm, tương đương -1,66%, chốt ở mức 7.062,93.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 13,63 điểm, tương đương -0,98%, chốt ở mức 1.377,84.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 17,74 điểm, tương đương -2,36%, đóng cửa ở mức 735,09.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 2,25 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,45 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Công bố số liệu về thu nhập cá nhân; chỉ số ISM khối sản xuất của Viện Quản lý nguồn cung; số liệu về chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng; doanh số bán xe ôtô.
Thứ Ba: Công bô số liệu về doanh số nhà chờ bán.
Thứ Tư: Công bố báo cáo tình hình việc làm của ADP; chỉ số ISM khối dịch vụ của Viện Quản lý nguồn cung; công bố kế quả kinh doanh của Costco và Toll Bros.
Thứ Năm: Công bố quyết định lãi suất của châu Âu; số liệu về những người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần; số đơn đặt hàng các nhà máy ở Mỹ.
Thứ Sáu: Báo cáo về tình hình việc làm của Bộ Lao động Mỹ; công bố số liệu về tín dụng tiêu dùng.
Tuần tồi tệ của chứng khoán Trung Quốc
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Nhật đã cho biết các nhà sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 1/2009 đã cắt giảm 9,8% sản lượng, trong khi người tiêu dùng Nhật lại giảm chi tiêu 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức giảm mạnh nhất trong 2 năm.
Với những khó khăn hiện tại, theo giới phân tích nhận định, kinh tế Nhật sẽ đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng nhất trong 60 năm qua. Trong quý 4/2008, GDP của Nhật đã giảm 12,7%, xuất khẩu sụt giảm 45,7%.
Chứng khoán Nhật phiên cuối tuần đã tăng điểm trở lại đưa chỉ số Nikkei 225 tăng 2,1% giá trị trong tuần. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật vẫn giảm 5,3% giá trị trong tháng 2 và xuống 14,6% so với đầu năm 2009.
Các cổ phiếu khối ngân hàng đã đồng loạt lên điểm trong ngày giao dịch, bên cạnh đó, cổ phiếu của các hãng sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... như KDDI, Shiseido, Kao Corp đã tăng từ 2,5-4%.
Điểm đáng chú ý là cổ phiếu khối các nhà xuất khẩu đều lên điểm, bất chấp đồng yên tăng 1,2% giá trị so với USD, lên 97,33 Yên/1 USD. Trong đó cổ phiếu Canon tăng 3,7%, cổ phiếu Sony lên 2%, cổ phiếu Panasonic tiến thêm 1,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 110,49 điểm, tương đương 1,48%, chốt ở mức 7.568,42. Khối lượng giao dịch đạt 1,97 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Ấn Độ vừa cho biết, GDP của nước này trong quý 4/2008 đã tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái- mức tăng thấp nhất kể từ năm 2003, sau khi tăng 7,6% trong quý 3/2008.
Trong quý 4, sản xuất công nghiệp ở nước này đã tăng trưởng âm 0,2%, nông nghiệp giảm 2,2%, dịch vụ tài chính tăng 9,5%...
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số BSE giảm 117,5 điểm, tương đương -1,31%, chốt ở mức 8.837,36 - bằng với ngưỡng giá trị của phiên giao dịch cuối tuần trước.
Chuyển qua thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite trong tuần qua liên tục giảm điểm mạnh, giới đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu hôm thứ Năm và thứ Sáu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 38,4 điểm, tương đương -1,81%, chốt ở mức 2.082,85 - giảm 9,22% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 38,59 điểm, tương đương 0,85%, chốt ở mức 4.557,15 - tăng 2,7% giá trị trong tuần.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 83,37 điểm, tương đương -0,65%, chốt ở mức 12.811,57 - tăng 0,8% so với tuần trước.
Chỉ số ASX của Australia giảm 0,5 điểm, tương đương -0,02%, chốt ở mức 3.296,9 - giảm 1,67% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 8,24 điểm, tương đương 0,78%, chốt ở mức 1.063,03 - giảm 0,02% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 22,57 điểm, tương đương -1,4%, chốt ở mức 1.594,87 - bằng ngưỡng giá trị cuối tuần trước.
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ cho biết GDP của nước này đã tăng trưởng âm 6,2% trong quý 4/2008, mức thấp nhất kể từ năm 1982. Trước đó, Bộ này thông báo số liệu ước tính ban đầu với GDP trong quý 4/2008 giảm 3,8%.
Như vậy, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 1,1% trong năm 2008, mức thấp nhất kể từ năm 2001 (0,8%). Trong quý 1/2008, GDP của Mỹ tăng 0,9%, quý 2 tăng 2,8%, quý 3 tăng trưởng âm 0,5%.
Về tỷ trọng GDP, chi tiêu dùng của người dân đạt 9.923 tỷ USD - chiếm 2/3 GDP, đã giảm 4,3% - mức giảm lớn nhất từ quý 2/1980.
Đầu tư tư nhân giảm 20,8% xuống 1.915 tỷ USD. Xuất khẩu đạt 1.730 tỷ USD, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhật khẩu đạt 2.282 tỷ USD, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Chi tiêu Chính phủ và đầu tư công tăng 1,6% lên 2.913 tỷ USD.
Cùng ngày, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về lòng tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 2/2009. Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đã giảm xuống 56,3 điểm từ 61,2 điểm trong tháng 1/2009.
Các chỉ số giảm từ 6,7-11,72%
Chính phủ Mỹ vừa công bố kế hoạch sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Citigroup lên 36%. Chính phủ sẽ chuyển đổi 25 tỷ USD giá trị cổ phiếu ưu đãi sang cổ phiếu phổ thông.
Nhận định về kế hoạch này, Mike Holland, người sáng lập Quỹ Holland & Co nói: “Chính phủ hiện là ông chủ mới của Citigroup và mọi quyết định quan trọng của Citigroup đôi khi không đến từ Đại lộ Park (trụ sở của Citigroup: 399 Park Avenue), nhưng lại đến từ Washington D.C".
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm, đưa chỉ số S&P 500 xuống ngưỡng thấp nhất trong 12 năm qua, trong khi đó chỉ số Dow Jones đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/1997 và đánh dấu tháng thứ 6 liên tiếp chỉ số đại diện của khối cổ phiếu blue-chip bị mất điểm.
Thị trường bị tác động bởi thông tin GDP của Mỹ sụt giảm mạnh trong quý 4/2008 và Chính phủ Mỹ công bố việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu phố thông của Citigroup, điều này khiến giới đầu tư lo ngại Chính phủ Mỹ sẽ gia tăng vai trò của mình đối với các ngân hàng lớn ở Mỹ.
Trước lo ngại này, giới đầu tư đã tăng mạnh bán tháo các cổ phiếu khối này, đẩy chỉ số S&P Tài chính mất 8,1%, chỉ số khối ngân hàng mất 8,7%.
Trong đó, cổ phiếu Citigroup đã rơi 39,02% xuống 1,5 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Bank of America giảm 25,75% xuống 3,95 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Wells Fargo (NYSE-WFC) hạ 15,97% xuống 12,1 USD/cổ phiếu; cổ phiếu Morgan Stanley mất 8,39% xuống 19,54 USD/cổ phiếu;...
Bên cạnh đó, cổ phiếu khối chăm sóc sức khỏe tiếp tục mất điểm ngày thứ hai sau khi Tổng thống Obama công bố các khoản dự chi ngân sách năm tài khóa 2010.
Lo ngại lợi nhuận sẽ sụt giảm mạnh từ kế hoạch trợ cấp y tế của chính quyền, giới đầu tư đã tăng mạnh bán cổ phiếu khối chăm sóc sức khỏe, đẩy cổ phiếu Merck & Co hạ 7,1%, cổ phiếu Johnson & Johnso trượt 4,7%, cổ phiếu Frizer mất 3,07%...
Trong khi đó, cổ phiếu General Electric (NYSE-GE) đã giảm 6,48% xuống 8,51 USD/cổ phiếu sau khi hãng này công bố có thể sẽ cắt giảm mức cổ tức từ 31 cent xuống 8 cent/cổ phiếu bắt đầu tư quý 3, để tiết kiệm cho tập đoàn 9 tỷ USD/năm.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones giảm 4%, chỉ số S&P 500 mất 4,5% và chỉ số Nasdaq hạ 4,4%.
Trong tháng 2/2009, chỉ số Dow Jones mất 11,72%, chỉ số S&P giảm 11% và chỉ số Nasdaq hạ 6,7%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones giảm 19,52%, chỉ số S&P 500 xuống 18,62% và chỉ số Nasdaq mất 12,63%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 27/2: chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm 119,15 điểm, tương đương -1,66%, chốt ở mức 7.062,93.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 13,63 điểm, tương đương -0,98%, chốt ở mức 1.377,84.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 17,74 điểm, tương đương -2,36%, đóng cửa ở mức 735,09.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 2,25 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,45 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 3 cổ phiếu mất điểm thì có 2 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Công bố số liệu về thu nhập cá nhân; chỉ số ISM khối sản xuất của Viện Quản lý nguồn cung; số liệu về chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng; doanh số bán xe ôtô.
Thứ Ba: Công bô số liệu về doanh số nhà chờ bán.
Thứ Tư: Công bố báo cáo tình hình việc làm của ADP; chỉ số ISM khối dịch vụ của Viện Quản lý nguồn cung; công bố kế quả kinh doanh của Costco và Toll Bros.
Thứ Năm: Công bố quyết định lãi suất của châu Âu; số liệu về những người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần; số đơn đặt hàng các nhà máy ở Mỹ.
Thứ Sáu: Báo cáo về tình hình việc làm của Bộ Lao động Mỹ; công bố số liệu về tín dụng tiêu dùng.
Tuần tồi tệ của chứng khoán Trung Quốc
Hôm thứ Sáu, Bộ Thương mại Nhật đã cho biết các nhà sản xuất công nghiệp ở nước này trong tháng 1/2009 đã cắt giảm 9,8% sản lượng, trong khi người tiêu dùng Nhật lại giảm chi tiêu 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái - mức giảm mạnh nhất trong 2 năm.
Với những khó khăn hiện tại, theo giới phân tích nhận định, kinh tế Nhật sẽ đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng nhất trong 60 năm qua. Trong quý 4/2008, GDP của Nhật đã giảm 12,7%, xuất khẩu sụt giảm 45,7%.
Chứng khoán Nhật phiên cuối tuần đã tăng điểm trở lại đưa chỉ số Nikkei 225 tăng 2,1% giá trị trong tuần. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật vẫn giảm 5,3% giá trị trong tháng 2 và xuống 14,6% so với đầu năm 2009.
Các cổ phiếu khối ngân hàng đã đồng loạt lên điểm trong ngày giao dịch, bên cạnh đó, cổ phiếu của các hãng sản xuất hàng tiêu dùng, mỹ phẩm... như KDDI, Shiseido, Kao Corp đã tăng từ 2,5-4%.
Điểm đáng chú ý là cổ phiếu khối các nhà xuất khẩu đều lên điểm, bất chấp đồng yên tăng 1,2% giá trị so với USD, lên 97,33 Yên/1 USD. Trong đó cổ phiếu Canon tăng 3,7%, cổ phiếu Sony lên 2%, cổ phiếu Panasonic tiến thêm 1,4%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 110,49 điểm, tương đương 1,48%, chốt ở mức 7.568,42. Khối lượng giao dịch đạt 1,97 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Chuyển qua thị trường khác, cơ quan thống kê Ấn Độ vừa cho biết, GDP của nước này trong quý 4/2008 đã tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái- mức tăng thấp nhất kể từ năm 2003, sau khi tăng 7,6% trong quý 3/2008.
Trong quý 4, sản xuất công nghiệp ở nước này đã tăng trưởng âm 0,2%, nông nghiệp giảm 2,2%, dịch vụ tài chính tăng 9,5%...
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số BSE giảm 117,5 điểm, tương đương -1,31%, chốt ở mức 8.837,36 - bằng với ngưỡng giá trị của phiên giao dịch cuối tuần trước.
Chuyển qua thị trường Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite trong tuần qua liên tục giảm điểm mạnh, giới đầu tư liên tục bán tháo cổ phiếu hôm thứ Năm và thứ Sáu.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 38,4 điểm, tương đương -1,81%, chốt ở mức 2.082,85 - giảm 9,22% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 38,59 điểm, tương đương 0,85%, chốt ở mức 4.557,15 - tăng 2,7% giá trị trong tuần.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 83,37 điểm, tương đương -0,65%, chốt ở mức 12.811,57 - tăng 0,8% so với tuần trước.
Chỉ số ASX của Australia giảm 0,5 điểm, tương đương -0,02%, chốt ở mức 3.296,9 - giảm 1,67% so với tuần trước.
Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 8,24 điểm, tương đương 0,78%, chốt ở mức 1.063,03 - giảm 0,02% so với tuần trước.
Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 22,57 điểm, tương đương -1,4%, chốt ở mức 1.594,87 - bằng ngưỡng giá trị cuối tuần trước.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 7.182,08 | 7.062,93 | 119,15 | 1,66 |
Nasdaq | 1.391,47 | 1.377,84 | 13,63 | 0,98 | |
S&P 500 | 752,83 | 735,09 | 17,74 | 2,36 | |
Anh | FTSE 100 | 3.915,64 | 3.830,09 | 85,55 | 2,18 |
Đức | DAX | 3.942,62 | 3.843,74 | 98,88 | 2,51 |
Pháp | CAC 40 | 2.744,84 | 2.702,48 | 42,36 | 1,54 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.518,56 | 4.557,15 | 38,59 | 0,85 |
Nhật | Nikkei 225 | 7.457,93 | 7.568,42 | 110,49 | 1,48 |
Hồng Kông | Hang Seng | 12.894,94 | 12.811,57 | 83,37 | 0,65 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.054,79 | 1.063,03 | 8,24 | 0,78 |
Singapore | Straits Times | 1.617,44 | 1.594,87 | 22,57 | 1,40 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.121,25 | 2.082,85 | 38,40 | 1,81 |
Ấn Độ | BSE 30 | 8.890,88 | 8.837,36 | 117,50 | 1,31 |
Australia | ASX | 3.297,40 | 3.296,90 | 0,50 | 0,02 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |