Chứng khoán Mỹ lại bị “nhấn chìm”
Ngày 19/11, một khung cảnh “kinh hoàng” diễn ra tại Phố Wall trước bối cảnh giới đầu tư đua nhau bán tháo cổ phiếu
Ngày 19/11, một khung cảnh “kinh hoàng” đã diễn ra tại Phố Wall trước bối cảnh giới đầu tư đua nhau bán tháo cổ phiếu.
Chỉ số Dow Jones xuống dưới 8.000 điểm
Ngày 19/11, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước này trong tháng Mười đã giảm 1% so với tháng Chín, mức giảm mạnh nhất trong một tháng kể từ năm 1947. Nếu loại trừ yếu tố giá dầu, lương thực-thực phẩm thì lạm phát cơ bản ở Mỹ chỉ giảm 0,1% trong tháng Mười.
Nguyên nhân cơ bản khiến chỉ số CPI ở Mỹ giảm mạnh trong tháng là do giá dầu đã hạ tới 8,6%.
Như vậy, CPI ở Mỹ trong tháng Mười chỉ tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp trong năm 2008.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, số nhà mới khởi công đã giảm 4,5% trong tháng Mười - duy trì mức giảm tháng thứ tư liên tiếp. Số nhà xây dựng điều chỉnh trong 1 năm đạt 791.000 đơn vị (ngôi nhà, căn hộ).
Liên quan đến Citigroup, Fox-Pitt Kelton - Tập đoàn đã tư vấn cho Bank of America mua lại Merrill Lynch, vừa đưa ra nhận định ngân hàng lớn thứ hai ở Mỹ này sẽ phải bơm thêm 3 tỷ USD để bù lỗ cho các khoản kinh doanh thua lỗ trong quý 4/2008.
Fox-Pitt Kelton cũng nhận định Citigroup sẽ lỗ khoảng 79 cent/cổ phiếu trong quý 4/2008, trong khi viễn cảnh lợi nhuận năm 2009 của ngân hàng sẽ tiếp tục xấu đi.
Thông tin liên quan đến các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) vừa công bố quyết định tạm hoãn việc thông qua quy tắc giám sát chặt các tổ chức xếp hạng tín dụng đến ngày 3/12/2008.
Trước đó, SEC đã có kế hoạch ban hành một quy tắc giám sát chặt hoạt động công bố xếp hạng tín nhiệm – vốn được cho là đã góp phần quan trọng gây nên cuộc khủng hoảng tín dụng, của một số tổ chức như Standard & Poor's, Moody's và Fitch Ratings.
Trong phiên họp ngày 19/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã đưa ra nhận định nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng âm 0,2% trong năm 2009 và cho rằng việc cắt giảm lãi suất từ 3,25% xuống 1% hiện nay vẫn chưa đủ để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế.
Chứng khoán Mỹ đã bất ngờ sụt giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm qua, do giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu trước cảnh bị bao vây bởi hàng loạt các thông tin bi quan liên quan đến kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp ôtô ở Mỹ, lợi nhuận của nhiều tập đoàn được dự báo là sẽ tồi tệ.
Thị trường mở cửa ở mức thấp hơn phiên trước đó nhưng đã nhanh chóng tăng điểm trở lại sau gần 10 phút. Đến gần 10 giờ (giờ địa phương), cả ba chỉ số lại mất điểm với biên độ giảm hơn 1%, sau đó thị trường lại phục hồi mạnh trở lại.
Nhưng đến 10h 30, một đợt sụt giảm mạnh đã kéo toàn bộ thị trường xuống dốc, biên độ giảm cứ ngày một lớn, -1%, -2%, -4%... Xu hướng giảm điểm kéo dài đến khoảng 14 giờ chiều và một đợt sóng mạnh ập tới khi cả ba chỉ số chính đều trượt dốc không phanh – không một kháng cự, không một đợt phục hồi đáng kể.
Chỉ số Dow Jones chính thức mất mốc 8.000 điểm, điểm hỗ trợ (818,69) được thiếp lập năm 2003 của chỉ số S&P 500 bị xuyên thủng mà không có bất kỳ sự kháng cự nào. Điều đó chỉ ra một khung cảnh kinh hoàng trong việc đua nhau bán tháo cổ phiếu của giới đầu tư.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô hàng đầu ở Mỹ đã giảm sâu khi các nỗ lực tìm kiếm gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá 25 tỷ USD vẫn bế tắc, trong đó cổ phiếu của General Motors giảm 9,17%, cổ phiếu Ford mất 25%.
Cổ phiếu khối tài chính hứng chịu mạnh nhất trong đợt bán tháo cổ phiếu của giới đầu tư khi chỉ số S&P Tài chính mất 11,6% giá trị, trong đó, cổ phiếu Citigroup sụt giảm 23,46%, cổ phiếu Bank of America (BAC) mất 14%, cổ phiếu JPMorgan hạ 11,4%, cổ phiếu Goldman Sachs trượt 11,04%.
Riêng với chỉ số Dow Jones, 100% trong số 30 cổ phiếu trong chỉ số này đều giảm điểm. Biên độ giảm điểm lớn nhất là 23,46% (Citigroup) và mức giảm ít nhất là 1,67% (HP), nhưng mức giảm phổ biến hơn cả là từ 6% đến 10%.
Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm 427,47 điểm, tương đương -5,07%, đóng cửa ở mức 7.997,28.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 96,85 điểm, tương đương -6,53%, chốt ở mức 1.386,42.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 52,54 điểm, tương đương -6,12%, đóng cửa ở mức 806,58.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,64 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 16 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,36 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 mã giảm điểm thì có 1 mã lên điểm.
Chứng khoán châu Âu xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm
Chứng khoán châu Âu đã bất ngờ sụt giảm mạnh trong ngày 19/11 do sự đi xuống của cổ phiếu khối khai mỏ, năng lượng và ngân hàng.
Các cổ phiếu khối khải mỏ như BHP Billiton, Anglo American, Vedanta Resources, Kazakhmys, Lonmin, Xstrata, Rio Tinto đều giảm từ 6% đến 18%. Cổ phiếu khối nặng lượng như BP, Royal Dutch Shell, BG Group, Tullow Oil mất từ 3,7% đến 5,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh sụt giảm 202,87 điểm, tương đương -4,82%, đóng cửa ở mức 4.005,68, khối lượng giao dịch đạt 2,17 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 4,92%, khối lượng giao dịch đạt 42,7 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 4,03%, khối lượng giao dịch đạt 181 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á chưa có hy vọng "xanh"
Ngày 19/11, trước những lo ngại về viễn cảnh lợi nhuận không mấy sáng sủa của nhiều tập đoàn lớn trong khu vực không cũng như bức tranh kinh tế khu vực mờ mịt, nhiều chỉ số chứng khoán lại có thêm ngày thứ ba giảm điểm trong tuần.
Bất ngờ đã đến khi thị trường chứng khoán Trung Quốc có phiên tăng điểm mạnh trước sự đi xuống của các thị trường khác trong khu vực. Điểm đáng chú ý là thị trường Hồng Kông và Singapore tưởng chừng như sẽ lên điểm, nhưng cuối cùng, sắc đỏ vẫn hiện diện trên bảng điện tử.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư tiếp tục giảm điểm và xuống mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Đồng Yên tăng giá khiến cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn giảm điểm với biên độ lớn.
Bên cạnh đó, những lo ngại liên quan đến tương lai không sáng sủa của ngành công nghiệp ôtô Mỹ đã tác động mạnh đến nhiều hãng sản xuất ôtô ở Nhật, qua đó kéo giá cổ phiếu của một số hãng trong khối này sụt giảm mạnh.
Trong phiên này, cổ phiếu của Sony hạ 2,7%, cổ phiếu Tokyo Electron mất 5,5%. Riêng cổ phiếu khối ngân hàng sụt giảm mạnh hơn cả khi: cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group trượt 7,9%, cổ phiếu Mizuho Financial Group giảm 7,5%, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group mất 6,4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 55,19 điểm, tương đương -0,66%, đóng cửa ở mức 8.273,22. Khối lượng giao dịch đạt 1,95 tỷ cổ phiếu, thị trường có 869 mã giảm điểm và 736 mã tăng điểm.
Chứng khoán Trung Quốc phiên này đã phục hồi trở lại nhờ sức tăng mạnh của cổ phiếu nhiều hãng lọc dầu, do Trung Quốc sắp công bố chính sách thuế đối với nhiên liệu – điều đó có thể đẩy giá xăng lên cao hơn. Trước thông tin này, cổ phiếu của Sinopec tăng 8,67%, cổ phiếu PetroChina lên 5%.
Chỉ số Shanghai Composite trong ngày giao dịch 19/11 đã tăng 115,04 điểm, tương đương 6,05, chốt ở mức 2.017,47.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tiếp tục giảm 0,49%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 1,87%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 1,66%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,77%.
Chỉ số Dow Jones xuống dưới 8.000 điểm
Ngày 19/11, Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở nước này trong tháng Mười đã giảm 1% so với tháng Chín, mức giảm mạnh nhất trong một tháng kể từ năm 1947. Nếu loại trừ yếu tố giá dầu, lương thực-thực phẩm thì lạm phát cơ bản ở Mỹ chỉ giảm 0,1% trong tháng Mười.
Nguyên nhân cơ bản khiến chỉ số CPI ở Mỹ giảm mạnh trong tháng là do giá dầu đã hạ tới 8,6%.
Như vậy, CPI ở Mỹ trong tháng Mười chỉ tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp trong năm 2008.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ thông báo, số nhà mới khởi công đã giảm 4,5% trong tháng Mười - duy trì mức giảm tháng thứ tư liên tiếp. Số nhà xây dựng điều chỉnh trong 1 năm đạt 791.000 đơn vị (ngôi nhà, căn hộ).
Liên quan đến Citigroup, Fox-Pitt Kelton - Tập đoàn đã tư vấn cho Bank of America mua lại Merrill Lynch, vừa đưa ra nhận định ngân hàng lớn thứ hai ở Mỹ này sẽ phải bơm thêm 3 tỷ USD để bù lỗ cho các khoản kinh doanh thua lỗ trong quý 4/2008.
Fox-Pitt Kelton cũng nhận định Citigroup sẽ lỗ khoảng 79 cent/cổ phiếu trong quý 4/2008, trong khi viễn cảnh lợi nhuận năm 2009 của ngân hàng sẽ tiếp tục xấu đi.
Thông tin liên quan đến các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) vừa công bố quyết định tạm hoãn việc thông qua quy tắc giám sát chặt các tổ chức xếp hạng tín dụng đến ngày 3/12/2008.
Trước đó, SEC đã có kế hoạch ban hành một quy tắc giám sát chặt hoạt động công bố xếp hạng tín nhiệm – vốn được cho là đã góp phần quan trọng gây nên cuộc khủng hoảng tín dụng, của một số tổ chức như Standard & Poor's, Moody's và Fitch Ratings.
Trong phiên họp ngày 19/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã đưa ra nhận định nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng âm 0,2% trong năm 2009 và cho rằng việc cắt giảm lãi suất từ 3,25% xuống 1% hiện nay vẫn chưa đủ để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế.
Chứng khoán Mỹ đã bất ngờ sụt giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm qua, do giới đầu tư tăng mạnh bán cổ phiếu trước cảnh bị bao vây bởi hàng loạt các thông tin bi quan liên quan đến kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp ôtô ở Mỹ, lợi nhuận của nhiều tập đoàn được dự báo là sẽ tồi tệ.
Thị trường mở cửa ở mức thấp hơn phiên trước đó nhưng đã nhanh chóng tăng điểm trở lại sau gần 10 phút. Đến gần 10 giờ (giờ địa phương), cả ba chỉ số lại mất điểm với biên độ giảm hơn 1%, sau đó thị trường lại phục hồi mạnh trở lại.
Nhưng đến 10h 30, một đợt sụt giảm mạnh đã kéo toàn bộ thị trường xuống dốc, biên độ giảm cứ ngày một lớn, -1%, -2%, -4%... Xu hướng giảm điểm kéo dài đến khoảng 14 giờ chiều và một đợt sóng mạnh ập tới khi cả ba chỉ số chính đều trượt dốc không phanh – không một kháng cự, không một đợt phục hồi đáng kể.
Chỉ số Dow Jones chính thức mất mốc 8.000 điểm, điểm hỗ trợ (818,69) được thiếp lập năm 2003 của chỉ số S&P 500 bị xuyên thủng mà không có bất kỳ sự kháng cự nào. Điều đó chỉ ra một khung cảnh kinh hoàng trong việc đua nhau bán tháo cổ phiếu của giới đầu tư.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất ôtô hàng đầu ở Mỹ đã giảm sâu khi các nỗ lực tìm kiếm gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá 25 tỷ USD vẫn bế tắc, trong đó cổ phiếu của General Motors giảm 9,17%, cổ phiếu Ford mất 25%.
Cổ phiếu khối tài chính hứng chịu mạnh nhất trong đợt bán tháo cổ phiếu của giới đầu tư khi chỉ số S&P Tài chính mất 11,6% giá trị, trong đó, cổ phiếu Citigroup sụt giảm 23,46%, cổ phiếu Bank of America (BAC) mất 14%, cổ phiếu JPMorgan hạ 11,4%, cổ phiếu Goldman Sachs trượt 11,04%.
Riêng với chỉ số Dow Jones, 100% trong số 30 cổ phiếu trong chỉ số này đều giảm điểm. Biên độ giảm điểm lớn nhất là 23,46% (Citigroup) và mức giảm ít nhất là 1,67% (HP), nhưng mức giảm phổ biến hơn cả là từ 6% đến 10%.
Kết thúc ngày giao dịch: Chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm 427,47 điểm, tương đương -5,07%, đóng cửa ở mức 7.997,28.
Chỉ số Nasdaq phiên này mất 96,85 điểm, tương đương -6,53%, chốt ở mức 1.386,42.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 52,54 điểm, tương đương -6,12%, đóng cửa ở mức 806,58.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,64 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 16 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Khối lượng khớp lệnh thành công trên sàn Nasdaq đạt 2,36 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 mã giảm điểm thì có 1 mã lên điểm.
Chứng khoán châu Âu xuống mức thấp nhất trong hơn 5 năm
Chứng khoán châu Âu đã bất ngờ sụt giảm mạnh trong ngày 19/11 do sự đi xuống của cổ phiếu khối khai mỏ, năng lượng và ngân hàng.
Các cổ phiếu khối khải mỏ như BHP Billiton, Anglo American, Vedanta Resources, Kazakhmys, Lonmin, Xstrata, Rio Tinto đều giảm từ 6% đến 18%. Cổ phiếu khối nặng lượng như BP, Royal Dutch Shell, BG Group, Tullow Oil mất từ 3,7% đến 5,9%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh sụt giảm 202,87 điểm, tương đương -4,82%, đóng cửa ở mức 4.005,68, khối lượng giao dịch đạt 2,17 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này mất 4,92%, khối lượng giao dịch đạt 42,7 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 4,03%, khối lượng giao dịch đạt 181 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á chưa có hy vọng "xanh"
Ngày 19/11, trước những lo ngại về viễn cảnh lợi nhuận không mấy sáng sủa của nhiều tập đoàn lớn trong khu vực không cũng như bức tranh kinh tế khu vực mờ mịt, nhiều chỉ số chứng khoán lại có thêm ngày thứ ba giảm điểm trong tuần.
Bất ngờ đã đến khi thị trường chứng khoán Trung Quốc có phiên tăng điểm mạnh trước sự đi xuống của các thị trường khác trong khu vực. Điểm đáng chú ý là thị trường Hồng Kông và Singapore tưởng chừng như sẽ lên điểm, nhưng cuối cùng, sắc đỏ vẫn hiện diện trên bảng điện tử.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Tư tiếp tục giảm điểm và xuống mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Đồng Yên tăng giá khiến cổ phiếu nhiều hãng xuất khẩu lớn giảm điểm với biên độ lớn.
Bên cạnh đó, những lo ngại liên quan đến tương lai không sáng sủa của ngành công nghiệp ôtô Mỹ đã tác động mạnh đến nhiều hãng sản xuất ôtô ở Nhật, qua đó kéo giá cổ phiếu của một số hãng trong khối này sụt giảm mạnh.
Trong phiên này, cổ phiếu của Sony hạ 2,7%, cổ phiếu Tokyo Electron mất 5,5%. Riêng cổ phiếu khối ngân hàng sụt giảm mạnh hơn cả khi: cổ phiếu Sumitomo Mitsui Financial Group trượt 7,9%, cổ phiếu Mizuho Financial Group giảm 7,5%, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group mất 6,4%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 55,19 điểm, tương đương -0,66%, đóng cửa ở mức 8.273,22. Khối lượng giao dịch đạt 1,95 tỷ cổ phiếu, thị trường có 869 mã giảm điểm và 736 mã tăng điểm.
Chứng khoán Trung Quốc phiên này đã phục hồi trở lại nhờ sức tăng mạnh của cổ phiếu nhiều hãng lọc dầu, do Trung Quốc sắp công bố chính sách thuế đối với nhiên liệu – điều đó có thể đẩy giá xăng lên cao hơn. Trước thông tin này, cổ phiếu của Sinopec tăng 8,67%, cổ phiếu PetroChina lên 5%.
Chỉ số Shanghai Composite trong ngày giao dịch 19/11 đã tăng 115,04 điểm, tương đương 6,05, chốt ở mức 2.017,47.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tiếp tục giảm 0,49%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 1,87%. Chỉ số Straits Times của Singapore trượt 1,66%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông hạ 0,77%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.424,75 | 7.997,28 | 427,47 | 5,07 |
Nasdaq | 1.483,27 | 1.386,42 | 96,85 | 6,53 | |
S&P 500 | 859,12 | 806,58 | 52,54 | 6,12 | |
Anh | FTSE 100 | 4.208,55 | 4.005,68 | 202,87 | 4,82 |
Đức | DAX | 4.579,47 | 4.354,09 | 225,38 | 4,92 |
Pháp | CAC 40 | 3.217,40 | 3.087,89 | 129,51 | 4,03 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.305,18 | 4.284,09 | 21,09 | 0,49 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.328,41 | 8.273,22 | 55,19 | 0,66 |
Hồng Kông | Hang Seng | 12.846,40 | 12.815,80 | 100,09 | 0,77 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.036,16 | 1.016,82 | 19,34 | 1,87 |
Singapore | Straits Times | 1.700,98 | 1.664,44 | 28,11 | 1,66 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.902,43 | 2.017,47 | 115,04 | 6,05 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |