Chứng khoán Mỹ mất bao nhiêu tiền?
Tháng 10 năm ngoái, thị trường chứng khoán Mỹ lên tới đỉnh, và sau đó là một thời kỳ suy giảm kéo dài
Tháng 10 năm ngoái, thị trường chứng khoán Mỹ lên tới đỉnh, với chỉ số S&P500 đạt mức 1.576,09 điểm, và sau đó là một thời kỳ suy giảm kéo dài.
Hiện đã có tới hơn 80% số công ty thuộc chỉ số này “bó tay” chứng kiến giá trị thị trường của mình sụt giảm.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, đây chưa phải là thời kỳ đi xuống tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ. Ngày 24/3/2000, thị trường chứng khoán nước này cũng đạt đỉnh và sau đó là giai đoạn mà “bong bóng” công nghệ vỡ tung, đẩy thị trường chạm đáy vào ngày 9/10/2002.
Chưa phải là quá tệ?
Những số liệu về thời kỳ sụt giảm đó của thị trường đáng buồn hơn rất nhiều so với giai đoạn hiện nay. Năm 2002, các loại cổ phiếu trong S&P500 mất 5.500 tỷ USD, tương đương 58,5% giá trị vốn hóa thị trường.
Trong khi đó, từ mức đỉnh hồi tháng 10/2007 tới nay, giá trị thị trường của các công ty này mới chỉ sụt mất 19,2%, tương đương 2.300 tỷ USD.
Lần sụt giảm trước, thị trường “khốn đốn” vì “bong bóng” công nghệ vỡ, suy thoái kinh tế và ảnh hưởng sau vụ tấn công khủng bố 11/9. Còn lần này, thị trường phải đương đầu với khủng hoảng tín dụng, thị trường tín dụng đóng băng, giá năng lượng và hàng hóa tăng vọt, cùng với nền kinh tế đang tăng trưởng “ì ạch”.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán Mỹ khó có thể lâm vào tình trạng tồi tệ như hồi năm 2000. Nhưng điểm đáng nói là thời kỳ sụt giảm hiện nay của thị trường ghi nhận nhiều “nạn nhân” hơn lần trước. Lần trước, chỉ có khoảng một nửa số cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 mất giá, còn lần này, con số này là hơn 80%.
Mặt khác, phần lớn các loại cổ phiếu “co lại” trong giai đoạn 2000 - 2002 là các cổ phiếu công nghệ, trong khi các cổ phiếu khối tài chính, bán lẻ, y tế và công nghiệp, đã thực sự khởi sắc. Còn ở giai đoạn hiện nay, những cổ phiếu mất giá mạnh nhất chính là những cổ phiếu tài chính.
Những "nạn nhân" hàng đầu
Chẳng hạn, cổ phiếu Bear Stearns là cổ phiếu sụt giảm nặng nhất kể từ ngày 9/10/2007 tới ngày 22/4/2008 đã mất đi hơn 90% giá trị, tương đương 16,7 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường.
Những cổ phiếu giảm giá lớn khác bao gồm cổ phiếu của National City - mất giá 76%, tương đương 12,4 tỷ USD giá trị thị trường, hãng bảo lãnh trái phiếu Ambac Financial - mất giá 75%, tương đương 5,24 tỷ USD giá trị thị trườn và ngân hàng cho vay địa ốc Countrywide Financial - mất giá 70,74%, tương đương 7,88 tỷ USD giá trị thị trường.
Trong số 25 công ty có giá trị thị trường sụt giảm trong chỉ số S&P500, có tới 16 công ty trong ngành tài chính.
Đây không phải là điều gì đáng ngạc nhiên, vì cuộc khủng hoảng tài chính đã đem lại những ảnh hưởng nặng nề cho Phố Wall. Những lo ngại về các khoản nợ xấu đã khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi các loại cổ phiếu tài chính.
Tuy nhiên, ngoài cổ phiếu tài chính, không ít loại cổ phiếu khác cũng đã và đang xuống dốc vì khủng hoảng. Trong đó phải kể tới các cổ phiếu dịch vụ viễn thông, công nghệ và y tế. Có thể nói, ngoài cổ phiếu ngành năng lượng, hầu như không có lĩnh vực nào là không chịu ảnh hưởng.
Không ai khác, các cổ phiếu ngành dầu khí chính là những cổ phiếu lên điểm mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian từ tháng 10 năm ngoái tới nay.
Cổ phiếu của tập đoàn dầu khí Hess đã tăng giá 77,8%, tương đương với mức tăng 16,3 tỷ USD trong giá trị vốn hóa của công ty này. Cổ phiếu của EOG Resources tăng giá 77,7%, tương đương 14,9 tỷ USD trong giá trị thị trường.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của hãng bán lẻ Wal-Mart cũng tăng giá mạnh, với mức tăng 21,6%, tương đương 39,7 tỷ USD trong giá trị thị trường. Wal-Mart được lợi từ việc người tiêu dùng Mỹ “thắt lưng buộc bụng” và chuyển sang các hãng bán lẻ giá rẻ.
(Theo BusinessWeek)
Hiện đã có tới hơn 80% số công ty thuộc chỉ số này “bó tay” chứng kiến giá trị thị trường của mình sụt giảm.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, đây chưa phải là thời kỳ đi xuống tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ. Ngày 24/3/2000, thị trường chứng khoán nước này cũng đạt đỉnh và sau đó là giai đoạn mà “bong bóng” công nghệ vỡ tung, đẩy thị trường chạm đáy vào ngày 9/10/2002.
Chưa phải là quá tệ?
Những số liệu về thời kỳ sụt giảm đó của thị trường đáng buồn hơn rất nhiều so với giai đoạn hiện nay. Năm 2002, các loại cổ phiếu trong S&P500 mất 5.500 tỷ USD, tương đương 58,5% giá trị vốn hóa thị trường.
Trong khi đó, từ mức đỉnh hồi tháng 10/2007 tới nay, giá trị thị trường của các công ty này mới chỉ sụt mất 19,2%, tương đương 2.300 tỷ USD.
Lần sụt giảm trước, thị trường “khốn đốn” vì “bong bóng” công nghệ vỡ, suy thoái kinh tế và ảnh hưởng sau vụ tấn công khủng bố 11/9. Còn lần này, thị trường phải đương đầu với khủng hoảng tín dụng, thị trường tín dụng đóng băng, giá năng lượng và hàng hóa tăng vọt, cùng với nền kinh tế đang tăng trưởng “ì ạch”.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán Mỹ khó có thể lâm vào tình trạng tồi tệ như hồi năm 2000. Nhưng điểm đáng nói là thời kỳ sụt giảm hiện nay của thị trường ghi nhận nhiều “nạn nhân” hơn lần trước. Lần trước, chỉ có khoảng một nửa số cổ phiếu trong chỉ số S&P 500 mất giá, còn lần này, con số này là hơn 80%.
Mặt khác, phần lớn các loại cổ phiếu “co lại” trong giai đoạn 2000 - 2002 là các cổ phiếu công nghệ, trong khi các cổ phiếu khối tài chính, bán lẻ, y tế và công nghiệp, đã thực sự khởi sắc. Còn ở giai đoạn hiện nay, những cổ phiếu mất giá mạnh nhất chính là những cổ phiếu tài chính.
Những "nạn nhân" hàng đầu
Chẳng hạn, cổ phiếu Bear Stearns là cổ phiếu sụt giảm nặng nhất kể từ ngày 9/10/2007 tới ngày 22/4/2008 đã mất đi hơn 90% giá trị, tương đương 16,7 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường.
Những cổ phiếu giảm giá lớn khác bao gồm cổ phiếu của National City - mất giá 76%, tương đương 12,4 tỷ USD giá trị thị trường, hãng bảo lãnh trái phiếu Ambac Financial - mất giá 75%, tương đương 5,24 tỷ USD giá trị thị trườn và ngân hàng cho vay địa ốc Countrywide Financial - mất giá 70,74%, tương đương 7,88 tỷ USD giá trị thị trường.
Trong số 25 công ty có giá trị thị trường sụt giảm trong chỉ số S&P500, có tới 16 công ty trong ngành tài chính.
Đây không phải là điều gì đáng ngạc nhiên, vì cuộc khủng hoảng tài chính đã đem lại những ảnh hưởng nặng nề cho Phố Wall. Những lo ngại về các khoản nợ xấu đã khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi các loại cổ phiếu tài chính.
Tuy nhiên, ngoài cổ phiếu tài chính, không ít loại cổ phiếu khác cũng đã và đang xuống dốc vì khủng hoảng. Trong đó phải kể tới các cổ phiếu dịch vụ viễn thông, công nghệ và y tế. Có thể nói, ngoài cổ phiếu ngành năng lượng, hầu như không có lĩnh vực nào là không chịu ảnh hưởng.
Không ai khác, các cổ phiếu ngành dầu khí chính là những cổ phiếu lên điểm mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian từ tháng 10 năm ngoái tới nay.
Cổ phiếu của tập đoàn dầu khí Hess đã tăng giá 77,8%, tương đương với mức tăng 16,3 tỷ USD trong giá trị vốn hóa của công ty này. Cổ phiếu của EOG Resources tăng giá 77,7%, tương đương 14,9 tỷ USD trong giá trị thị trường.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của hãng bán lẻ Wal-Mart cũng tăng giá mạnh, với mức tăng 21,6%, tương đương 39,7 tỷ USD trong giá trị thị trường. Wal-Mart được lợi từ việc người tiêu dùng Mỹ “thắt lưng buộc bụng” và chuyển sang các hãng bán lẻ giá rẻ.
(Theo BusinessWeek)