Chứng khoán Mỹ “rơi tự do”!
Ngày 15/10, Phố Wall lại rơi vào hoảng loạn khi các chỉ số đã có ngày giảm điểm mạnh nhất trong 21 năm
Ngày 15/10, Phố Wall lại rơi vào hoảng loạn khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã có ngày giảm điểm mạnh nhất trong 21 năm.
Chứng khoán Mỹ giảm từ 7,78% đến 9,03%
Sau khi có phiên tăng điểm “bất thường” vào ngày đầu tuần, chứng khoán Mỹ cũng lại có phiên giảm điểm “bất thường” vào ngày thứ Tư. Với biên độ giảm từ 7,78% đến 9,03%, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã có ngày giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 10/1987.
So với phiên giao dịch hoảng loạn xảy ra vào ngày Hạ viện Mỹ bác bỏ gói hỗ trợ 700 tỷ USD (ngày 29/9), thì biên độ giảm điểm của phiên giao dịch này còn lớn hơn và nỗi lo sợ còn nhiều hơn - lo về suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế Mỹ.
Ngay khi thị trường mở cửa, các chỉ số đã sụt giảm mạnh và đà giảm tiếp tục được duy trì cho đến 14 giờ chiều (giờ địa phương), điều bất thường đã xảy ra sau đó khi cả 3 chỉ số cùng “rơi tự do”, trong đó chỉ số Dow Jones đã mất 350 điểm trong vòng chưa đầy 2 giờ. Nhiều nhà đầu tư đã hết kiên nhẫn và bán tháo cổ phiếu trước cảnh báo của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Trong bài phát biểu của mình tại New York, Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke cảnh báo, khủng hoảng tài chính đang đe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường. Điều này nhằm hạ nhiệt thị trường tài chính và góp sức cùng Bộ Tài chính cũng như các chính phủ nước ngoài để nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính”, ông Ben Bernanke nói.
Theo giới phân tích nhận định, sức ép về cuộc khủng hoảng tài chính cũng như việc doanh số bán lẻ ở Mỹ đã giảm 1,2% trong tháng Chín rất có thể sẽ buộc FED phải hạ lãi suất cơ bản từ 1,5% xuống 1,25% trong cuộc họp sẽ diễn ra vào hai ngày 28 và 29/10 tới.
Ngoài ra, các báo cáo tài chính quý 3 của hai tập đoàn lớn ở Mỹ cũng ảnh hưởng nặng nề tới thị trường.
Ngân hàng JPMorgan Chase vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008, theo đó, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này đạt 527 triệu USD, tương đương 11 cent/cổ phiếu, giảm 84% so với mức lợi nhuận 3,37 tỷ USD (97 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Một ngân hàng khác cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008, theo đó lợi nhuận sau thuế trong quý 3 của Wells Fargo đạt 1,64 tỷ USD, tương đương 49 cent/cổ phiếu, giảm 25% so với mức 2,17 tỷ USD (64 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Trong phiên giao dịch này, cổ phiếu của khối tài chính đã sụt giảm mạnh, trong đó, cổ phiếu Citigroup mất 12,84%, cổ phiếu Morgan Stanley sụt giảm 16,34%, cổ phiếu Goldman Sachs hạ 7,93%, cổ phiếu Merrill Lynch giảm 14,57%...
Bên cạnh đó, giá dầu giao tháng 11 tại NYMEX đã giảm 4,09 USD/thùng, tương đương -5,2% xuống 74,54 USD/thùng nên đã đẩy cổ phiếu khối năng lượng sụt giảm mạnh. Trong đó, cổ phiếu ExxonMobil và Chevron có mức giảm lần lượt là 13,95% và 12,49%.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York phiên này đạt 1,68 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 9 mã giảm điểm thì có 1 mã lên điểm. Khối lượng giao dịch trên sàn Nasdaq đạt 2,54 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 733,08 điểm, tương đương -7,87%, đóng cửa ở mức 8.577,91.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 150,68 điểm, tương đương -8,47%, chốt ở mức 1.628,33.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 90,03 điểm, tương đương -9,03%, đóng cửa ở mức 907,84.
Chứng khoán châu Âu sụt giảm từ 6,5 đến 7,16%
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục có thêm một ngày hoảng loạn khi các chỉ số chính bất ngờ sụt giảm mạnh sau hai ngày lên điểm ấn tượng trước đó.
Ngay khi thị trường mở cửa, ba chỉ số chứng khoán chính của châu Âu đã đồng loạt mất điểm và tiếp tục giảm điểm những giờ tiếp sau đó. Đến đầu giờ chiều các thị trường đã gia tăng tốc độ giảm điểm và đóng cửa ngày giao dịch ở mức đáng thất vọng khi mất 6,5% đến 7,16% giá trị.
Những nỗ lực ứng cứu thị trường tài chính vẫn được thực hiện ở nhiều nước nhưng các biện pháp tình thế này vẫn chưa đủ mạnh để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đang ngày càng lan rộng hơn và tác động mạnh hơn.
Hàng nghìn tỷ USD đã được các chính phủ châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu công bố rót vào thị trường nhưng hiệu quả của nó vẫn chưa rõ ràng trong khi nỗi lo về khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục đẩy các chỉ số chứng khoán ngày một giảm sâu hơn.
Minh chứng cụ thể nhất là chỉ số FTSEurofirst 300 của 300 tập đoàn hàng đầu châu Âu đã giảm 40% (tính đến 15/10) so với cùng kỳ năm ngoái. Rõ ràng đây là mức báo động đỏ đối với nền tài chính châu Âu nói riêng và nền kinh tế khu vực này nói chung.
Trong phiên này, nhiều nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu khối khai mỏ, công nghiệp do lo ngại suy thoái kinh tế sẽ làm giá cả kim loại cũng như sản phẩm công nghiệp sẽ đi xuống do cầu sẽ giảm.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của khối năng lượng cũng giảm mạnh không kém khối khai mỏ và công nghiệp vì giá dầu đã giảm xuống 75 USD/thùng khi thị trường châu Âu đóng cửa ngày giao dịch.
Tất cả đã khiến chứng khoán châu Âu có thêm một ngày giao dịch hoảng loạn và ngày càng khó đoán trước xu thế của thị trường.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 314,62 điểm, tương đương -7,16%, đóng cửa ở mức 4.079,59, khối lượng giao dịch đạt 2,54 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này trượt 6,49%, khối lượng giao dịch đạt 77,53 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 6,82%, khối lượng giao dịch đạt 259,77 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á “hụt hơi”
Những thị trường kết thúc ngày giao dịch sớm như Trung Quốc, Hàn Quốc... đều có biên độ giảm điểm không đáng kể trong khi thị trường Hồng Kông, Singapore - hai thị trường kết thúc ngày giao dịch muộn, đã có mức sụt giảm rất mạnh.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch ngày 15/10 tiếp tục lên điểm sau khi tăng hơn 14% phiên trước đó. Sự phục hồi trong gần một giờ trước khi thị trường đóng cửa khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ.
Ngay khi thị trường mở cửa, nhà đầu tư đã tăng mạnh lệnh bán nhằm hiện thực hóa lợi nhuận của các danh mục đầu tư sau khi thị trường đã tăng mạnh một ngày trước đó.
Điều này đã đẩy chỉ số Nikkei 225 sụt giảm và tiếp tục duy trì đà giảm điểm trong cả buổi sáng, nhưng thị trường đã bất ngờ tăng vọt vào phút chót đưa chỉ số này có thêm một ngày giao dịch thành công.
Mặc dù các cổ phiếu blue-chip của các nhà xuất khẩu lớn sụt giảm mạnh nhưng nhờ mức tăng ấn tượng của các cổ phiếu phòng thủ, đặc biệt là khối dược phẩm nên đã giúp thị trường lên điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 99,9 điểm, tương đương 1,06%, đóng cửa ở mức 9.547,47.
Liên quan đến thị trường Hàn Quốc, ngày 15/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này, ông Kang Man-Soo cho biết, mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Hà Quốc đề ra khó có thể thành hiện thực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, cầu về hàng hóa đã giảm trong khi xuất khẩu lại đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của nền kinh tế xếp thứ tư của châu Á này.
“Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 4%, nhưng dường như điều này thật khó vì kinh tế toàn cầu đang suy giảm. Tôi lo ngại về sự phát triển của nền kinh tế trong năm 2009”, ông Kang Man-Soo nói.
Đồng Won liên tục mất giá so với USD trong năm 2008 và có lúc đã xuống thấp hơn 30% giá trị so với đầu năm, mức sụt giảm này tương đương với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á, 1997/1998. Trong ngày giao dịch hôm thứ Tư, đồng Won tiếp tục giảm 2,5% so với USD.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này đã bất ngờ đảo chiều đi xuống sau khi có hai ngày giao dịch thành công đầu tuần. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI giảm 27,41 điểm, tương đương -2%, chốt ở mức 1.340,28.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 0,86%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 3,24%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 4,96%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiếp tục mất điểm ngày thứ hai liên tiếp với biên độ giảm 1,12%.
Chứng khoán Mỹ giảm từ 7,78% đến 9,03%
Sau khi có phiên tăng điểm “bất thường” vào ngày đầu tuần, chứng khoán Mỹ cũng lại có phiên giảm điểm “bất thường” vào ngày thứ Tư. Với biên độ giảm từ 7,78% đến 9,03%, chỉ số Dow Jones và S&P 500 đã có ngày giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 10/1987.
So với phiên giao dịch hoảng loạn xảy ra vào ngày Hạ viện Mỹ bác bỏ gói hỗ trợ 700 tỷ USD (ngày 29/9), thì biên độ giảm điểm của phiên giao dịch này còn lớn hơn và nỗi lo sợ còn nhiều hơn - lo về suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế Mỹ.
Ngay khi thị trường mở cửa, các chỉ số đã sụt giảm mạnh và đà giảm tiếp tục được duy trì cho đến 14 giờ chiều (giờ địa phương), điều bất thường đã xảy ra sau đó khi cả 3 chỉ số cùng “rơi tự do”, trong đó chỉ số Dow Jones đã mất 350 điểm trong vòng chưa đầy 2 giờ. Nhiều nhà đầu tư đã hết kiên nhẫn và bán tháo cổ phiếu trước cảnh báo của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Trong bài phát biểu của mình tại New York, Chủ tịch FED, ông Ben Bernanke cảnh báo, khủng hoảng tài chính đang đe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường. Điều này nhằm hạ nhiệt thị trường tài chính và góp sức cùng Bộ Tài chính cũng như các chính phủ nước ngoài để nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính”, ông Ben Bernanke nói.
Theo giới phân tích nhận định, sức ép về cuộc khủng hoảng tài chính cũng như việc doanh số bán lẻ ở Mỹ đã giảm 1,2% trong tháng Chín rất có thể sẽ buộc FED phải hạ lãi suất cơ bản từ 1,5% xuống 1,25% trong cuộc họp sẽ diễn ra vào hai ngày 28 và 29/10 tới.
Ngoài ra, các báo cáo tài chính quý 3 của hai tập đoàn lớn ở Mỹ cũng ảnh hưởng nặng nề tới thị trường.
Ngân hàng JPMorgan Chase vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008, theo đó, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này đạt 527 triệu USD, tương đương 11 cent/cổ phiếu, giảm 84% so với mức lợi nhuận 3,37 tỷ USD (97 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Một ngân hàng khác cũng vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008, theo đó lợi nhuận sau thuế trong quý 3 của Wells Fargo đạt 1,64 tỷ USD, tương đương 49 cent/cổ phiếu, giảm 25% so với mức 2,17 tỷ USD (64 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm ngoái.
Trong phiên giao dịch này, cổ phiếu của khối tài chính đã sụt giảm mạnh, trong đó, cổ phiếu Citigroup mất 12,84%, cổ phiếu Morgan Stanley sụt giảm 16,34%, cổ phiếu Goldman Sachs hạ 7,93%, cổ phiếu Merrill Lynch giảm 14,57%...
Bên cạnh đó, giá dầu giao tháng 11 tại NYMEX đã giảm 4,09 USD/thùng, tương đương -5,2% xuống 74,54 USD/thùng nên đã đẩy cổ phiếu khối năng lượng sụt giảm mạnh. Trong đó, cổ phiếu ExxonMobil và Chevron có mức giảm lần lượt là 13,95% và 12,49%.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York phiên này đạt 1,68 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 9 mã giảm điểm thì có 1 mã lên điểm. Khối lượng giao dịch trên sàn Nasdaq đạt 2,54 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 733,08 điểm, tương đương -7,87%, đóng cửa ở mức 8.577,91.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 150,68 điểm, tương đương -8,47%, chốt ở mức 1.628,33.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 90,03 điểm, tương đương -9,03%, đóng cửa ở mức 907,84.
Chứng khoán châu Âu sụt giảm từ 6,5 đến 7,16%
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục có thêm một ngày hoảng loạn khi các chỉ số chính bất ngờ sụt giảm mạnh sau hai ngày lên điểm ấn tượng trước đó.
Ngay khi thị trường mở cửa, ba chỉ số chứng khoán chính của châu Âu đã đồng loạt mất điểm và tiếp tục giảm điểm những giờ tiếp sau đó. Đến đầu giờ chiều các thị trường đã gia tăng tốc độ giảm điểm và đóng cửa ngày giao dịch ở mức đáng thất vọng khi mất 6,5% đến 7,16% giá trị.
Những nỗ lực ứng cứu thị trường tài chính vẫn được thực hiện ở nhiều nước nhưng các biện pháp tình thế này vẫn chưa đủ mạnh để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đang ngày càng lan rộng hơn và tác động mạnh hơn.
Hàng nghìn tỷ USD đã được các chính phủ châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu công bố rót vào thị trường nhưng hiệu quả của nó vẫn chưa rõ ràng trong khi nỗi lo về khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục đẩy các chỉ số chứng khoán ngày một giảm sâu hơn.
Minh chứng cụ thể nhất là chỉ số FTSEurofirst 300 của 300 tập đoàn hàng đầu châu Âu đã giảm 40% (tính đến 15/10) so với cùng kỳ năm ngoái. Rõ ràng đây là mức báo động đỏ đối với nền tài chính châu Âu nói riêng và nền kinh tế khu vực này nói chung.
Trong phiên này, nhiều nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu khối khai mỏ, công nghiệp do lo ngại suy thoái kinh tế sẽ làm giá cả kim loại cũng như sản phẩm công nghiệp sẽ đi xuống do cầu sẽ giảm.
Bên cạnh đó, cổ phiếu của khối năng lượng cũng giảm mạnh không kém khối khai mỏ và công nghiệp vì giá dầu đã giảm xuống 75 USD/thùng khi thị trường châu Âu đóng cửa ngày giao dịch.
Tất cả đã khiến chứng khoán châu Âu có thêm một ngày giao dịch hoảng loạn và ngày càng khó đoán trước xu thế của thị trường.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh mất 314,62 điểm, tương đương -7,16%, đóng cửa ở mức 4.079,59, khối lượng giao dịch đạt 2,54 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này trượt 6,49%, khối lượng giao dịch đạt 77,53 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 6,82%, khối lượng giao dịch đạt 259,77 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á “hụt hơi”
Những thị trường kết thúc ngày giao dịch sớm như Trung Quốc, Hàn Quốc... đều có biên độ giảm điểm không đáng kể trong khi thị trường Hồng Kông, Singapore - hai thị trường kết thúc ngày giao dịch muộn, đã có mức sụt giảm rất mạnh.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch ngày 15/10 tiếp tục lên điểm sau khi tăng hơn 14% phiên trước đó. Sự phục hồi trong gần một giờ trước khi thị trường đóng cửa khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ.
Ngay khi thị trường mở cửa, nhà đầu tư đã tăng mạnh lệnh bán nhằm hiện thực hóa lợi nhuận của các danh mục đầu tư sau khi thị trường đã tăng mạnh một ngày trước đó.
Điều này đã đẩy chỉ số Nikkei 225 sụt giảm và tiếp tục duy trì đà giảm điểm trong cả buổi sáng, nhưng thị trường đã bất ngờ tăng vọt vào phút chót đưa chỉ số này có thêm một ngày giao dịch thành công.
Mặc dù các cổ phiếu blue-chip của các nhà xuất khẩu lớn sụt giảm mạnh nhưng nhờ mức tăng ấn tượng của các cổ phiếu phòng thủ, đặc biệt là khối dược phẩm nên đã giúp thị trường lên điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 99,9 điểm, tương đương 1,06%, đóng cửa ở mức 9.547,47.
Liên quan đến thị trường Hàn Quốc, ngày 15/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này, ông Kang Man-Soo cho biết, mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Hà Quốc đề ra khó có thể thành hiện thực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn, cầu về hàng hóa đã giảm trong khi xuất khẩu lại đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của nền kinh tế xếp thứ tư của châu Á này.
“Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế 4%, nhưng dường như điều này thật khó vì kinh tế toàn cầu đang suy giảm. Tôi lo ngại về sự phát triển của nền kinh tế trong năm 2009”, ông Kang Man-Soo nói.
Đồng Won liên tục mất giá so với USD trong năm 2008 và có lúc đã xuống thấp hơn 30% giá trị so với đầu năm, mức sụt giảm này tương đương với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á, 1997/1998. Trong ngày giao dịch hôm thứ Tư, đồng Won tiếp tục giảm 2,5% so với USD.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này đã bất ngờ đảo chiều đi xuống sau khi có hai ngày giao dịch thành công đầu tuần. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI giảm 27,41 điểm, tương đương -2%, chốt ở mức 1.340,28.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan mất 0,86%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 3,24%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 4,96%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiếp tục mất điểm ngày thứ hai liên tiếp với biên độ giảm 1,12%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.310,99 | 8.577,91 | 733,08 | 7,87 |
Nasdaq | 1.779,01 | 1.628,33 | 150,68 | 8,47 | |
S&P 500 | 998,01 | 907,84 | 90,17 | 9,03 | |
Anh | FTSE 100 | 4.345,18 | 4.079,59 | 314,62 | 7,16 |
Đức | DAX | 5.207,17 | 4.861,63 | 337,56 | 6,49 |
Pháp | CAC 40 | 3.651,86 | 3.381,07 | 247,45 | 6,82 |
Đài Loan | Taiwan Weighted |
5.291,56
|
5.246,26 | 45,30 | 0,86 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.455,62 | 9.547,47 | 99,90 | 1,06 |
Hồng Kông | Hang Seng | 16.832,90 | 15.998,30 | 834,58 | 4,96 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.367,69 | 1.340,28 | 27,41 | 2,00 |
Singapore | Straits Times |
2.148,65
|
2.059,39 | 68,92 | 3,24 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.017,32 | 1.994,67 | 22,65 | 1,12 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |