Chứng khoán Mỹ rực lửa trước làn sóng bán tháo
Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu với cường độ mạnh nhất trong vòng 6 tuần qua do nỗi lo kinh tế toàn cầu suy giảm
Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu với cường độ mạnh nhất trong vòng 6 tuần qua do nỗi lo kinh tế toàn cầu suy giảm. Các sàn chứng khoán từ Mỹ, châu Âu cho tới châu Á đều đỏ rực. Riêng tại Mỹ, các chỉ số chính đều có mức giảm trên 2%, chỉ số S&P 500 rớt xuống dưới ngưỡng cản 1.100 điểm.
Kết thúc ngày giao dịch 11/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 265,42 điểm, tương ứng 2,49%, xuống 10.378,83 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 31,59 điểm, tương ứng 2,82%, xuống 1.089,47 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 68,54 điểm, tương ứng 3,01%, xuống 2.208,63 điểm.
Hiện cả ba chỉ số chính đều đã trở lại tình trạng giảm điểm trong năm 2010, với chỉ số Dow Jones hạ 0,5%, chỉ số S&P 500 giảm 2,3% và chỉ số Nasdaq mất 2,7%. Chỉ số đo lường trạng thái biến động Phố Wall VIX tăng tới 13% cho thấy, nhà đầu tư vẫn đánh giá thị trường tiếp tục bất ổn trong tương lai.
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh ngay khi mở phiên, S&P 500 giảm hơn 1%, trong khi cả Dow Jones và Nasdaq đều giảm tới 1,4%. Tình trạng giảm điểm kéo dài trong toàn bộ phiên giao dịch. Việc cổ phiếu nhóm hàng hóa nguyên liệu thô giảm 3,33%, tài chính 3,43% và năng lượng 3,28%, đã kéo lùi thị trường. Cổ phiếu công nghệ cũng giảm tới 2,89%.
Giới đầu tư đua nhau bán tháo cổ phiếu sau khi đón nhận thông tin thâm hụt thương mại Mỹ trong tháng 6 là 49,9 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 10/2008. Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tăng kỷ lục, trong khi kim ngạch xuất khẩu suy giảm. Trước đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ đưa ra các gói kích thích mới và Trung Quốc công bố sản lượng công nghiệp tăng chậm nhất trong 11 tháng cũng đã khiến giới đầu tư lo ngại về tình trạng trì trệ chung của kinh tế toàn cầu.
Khối lượng giao dịch trên ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khá cao với 8,52 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức 7,44 tỷ cổ phiếu trong phiên liền trước, nhưng vẫn dưới mức trung bình hàng ngày năm ngoái 9,65 tỷ cổ phiếu. Số cổ phiếu giảm điểm nhiều gấp 5 lần số tăng điểm trên sàn New York, còn trên sàn Nasdaq, số giảm gấp 8 lần số tăng.
Đà suy giảm của chứng khoán Mỹ kéo dài trong toàn phiên giao dịch 11/8 - Nguồn: G.Finance.
Trong nhóm 30 cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones, cổ phiếu của các hãng Alcoa, Boeing, Caterpillar giảm hơn 3,7% và ghi nhận mức giảm sâu nhất trong 30 cổ phiếu. Cổ phiếu eBay giảm 3% sau khi công ty thương mại trực tuyến Alibaba của Trung Quốc tuyên bố sẽ mở rộng hoạt động tại Mỹ.
Chỉ có 5/500 cổ phiếu thuộc S&P 500 tăng điểm. Tất cả 10 lĩnh vực của chỉ số này đều rớt hơn 1% dẫn đầu là chỉ số S&P Công nghiệp với mức giảm 3,9%, S&P Tài chính 3,6%. Nếu S&P 500 rớt xuống dưới ngưỡng 1.088 điểm được xác lập hôm 30/7, mốc hỗ trợ ngắn hạn tiếp theo là 1.057 điểm.
Chỉ số Nasdaq chịu sự tác động mạnh nhất từ việc cổ phiếu của Cisco Systems giảm tới 2% trong giờ giao dịch thường lệ và mất thêm 7,9% trong phiên giao dịch ngoài giờ, do doanh thu công bố thấp hơn kỳ vọng.
Các thị trường châu Âu cũng tiếp tục đỏ lửa trong phiên giao dịch 11/8. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm tới 131,20 điểm, tương ứng 2,44%, xuống 5.245,21 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 132,18 điểm, tương ứng 2,10%, xuống 6.154,07 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 102,29 điểm, tương ứng 2,74%, xuống 3.628,29 điểm.
Những lo ngại về tốc độ tăng trưởng trong quá trình hồi phục của nền kinh tế toàn cầu cũng là nguyên nhân chính khiến hầu hết các chỉ số chứng khoán chủ chốt của khu vực châu Á – Thái Bình Dương bị mất điểm trong phiên 11/8.
Ngoại trừ chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng nhẹ 0,47%, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm tới 2,7% (258,20 điểm) xuống 9.292,85 điểm, do các hãng xuất khẩu bị tổn hại trước việc đồng Yen tăng giá. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,29% xuống 1.758,19 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 1,02% xuống 7.895,03 điểm.
Giới đầu tư châu Á cho rằng, việc FED ra thông cáo về việc tiếp tục có thêm các biện pháp kích thích kinh tế thời khủng hoảng, chỉ khiến cho lo lắng về kinh tế Mỹ tăng thêm và thúc đẩy hoạt động bán ra các tài sản có độ rủi ro cao như chứng khoán.
Daniel Chan, chiến lược gia về quản lý tài sản thuộc BWC Capital có trụ sở tại Hồng Kông nhận định, trong tương lai, FED có khả năng sẽ bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng. Đây có thể là thông tin tích cực đối với trái phiếu Mỹ, nhưng không phải là thông tin tốt đối với thị trường chứng khoán toàn cầu.
Kết thúc ngày giao dịch 11/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 265,42 điểm, tương ứng 2,49%, xuống 10.378,83 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 31,59 điểm, tương ứng 2,82%, xuống 1.089,47 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 68,54 điểm, tương ứng 3,01%, xuống 2.208,63 điểm.
Hiện cả ba chỉ số chính đều đã trở lại tình trạng giảm điểm trong năm 2010, với chỉ số Dow Jones hạ 0,5%, chỉ số S&P 500 giảm 2,3% và chỉ số Nasdaq mất 2,7%. Chỉ số đo lường trạng thái biến động Phố Wall VIX tăng tới 13% cho thấy, nhà đầu tư vẫn đánh giá thị trường tiếp tục bất ổn trong tương lai.
Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh ngay khi mở phiên, S&P 500 giảm hơn 1%, trong khi cả Dow Jones và Nasdaq đều giảm tới 1,4%. Tình trạng giảm điểm kéo dài trong toàn bộ phiên giao dịch. Việc cổ phiếu nhóm hàng hóa nguyên liệu thô giảm 3,33%, tài chính 3,43% và năng lượng 3,28%, đã kéo lùi thị trường. Cổ phiếu công nghệ cũng giảm tới 2,89%.
Giới đầu tư đua nhau bán tháo cổ phiếu sau khi đón nhận thông tin thâm hụt thương mại Mỹ trong tháng 6 là 49,9 tỷ USD, cao nhất kể từ tháng 10/2008. Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tăng kỷ lục, trong khi kim ngạch xuất khẩu suy giảm. Trước đó, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ đưa ra các gói kích thích mới và Trung Quốc công bố sản lượng công nghiệp tăng chậm nhất trong 11 tháng cũng đã khiến giới đầu tư lo ngại về tình trạng trì trệ chung của kinh tế toàn cầu.
Khối lượng giao dịch trên ba sàn New York, American và Nasdaq đạt khá cao với 8,52 tỷ cổ phiếu, cao hơn mức 7,44 tỷ cổ phiếu trong phiên liền trước, nhưng vẫn dưới mức trung bình hàng ngày năm ngoái 9,65 tỷ cổ phiếu. Số cổ phiếu giảm điểm nhiều gấp 5 lần số tăng điểm trên sàn New York, còn trên sàn Nasdaq, số giảm gấp 8 lần số tăng.
Đà suy giảm của chứng khoán Mỹ kéo dài trong toàn phiên giao dịch 11/8 - Nguồn: G.Finance.
Trong nhóm 30 cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones, cổ phiếu của các hãng Alcoa, Boeing, Caterpillar giảm hơn 3,7% và ghi nhận mức giảm sâu nhất trong 30 cổ phiếu. Cổ phiếu eBay giảm 3% sau khi công ty thương mại trực tuyến Alibaba của Trung Quốc tuyên bố sẽ mở rộng hoạt động tại Mỹ.
Chỉ có 5/500 cổ phiếu thuộc S&P 500 tăng điểm. Tất cả 10 lĩnh vực của chỉ số này đều rớt hơn 1% dẫn đầu là chỉ số S&P Công nghiệp với mức giảm 3,9%, S&P Tài chính 3,6%. Nếu S&P 500 rớt xuống dưới ngưỡng 1.088 điểm được xác lập hôm 30/7, mốc hỗ trợ ngắn hạn tiếp theo là 1.057 điểm.
Chỉ số Nasdaq chịu sự tác động mạnh nhất từ việc cổ phiếu của Cisco Systems giảm tới 2% trong giờ giao dịch thường lệ và mất thêm 7,9% trong phiên giao dịch ngoài giờ, do doanh thu công bố thấp hơn kỳ vọng.
Các thị trường châu Âu cũng tiếp tục đỏ lửa trong phiên giao dịch 11/8. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm tới 131,20 điểm, tương ứng 2,44%, xuống 5.245,21 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm 132,18 điểm, tương ứng 2,10%, xuống 6.154,07 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 102,29 điểm, tương ứng 2,74%, xuống 3.628,29 điểm.
Những lo ngại về tốc độ tăng trưởng trong quá trình hồi phục của nền kinh tế toàn cầu cũng là nguyên nhân chính khiến hầu hết các chỉ số chứng khoán chủ chốt của khu vực châu Á – Thái Bình Dương bị mất điểm trong phiên 11/8.
Ngoại trừ chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng nhẹ 0,47%, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm tới 2,7% (258,20 điểm) xuống 9.292,85 điểm, do các hãng xuất khẩu bị tổn hại trước việc đồng Yen tăng giá. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,29% xuống 1.758,19 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 1,02% xuống 7.895,03 điểm.
Giới đầu tư châu Á cho rằng, việc FED ra thông cáo về việc tiếp tục có thêm các biện pháp kích thích kinh tế thời khủng hoảng, chỉ khiến cho lo lắng về kinh tế Mỹ tăng thêm và thúc đẩy hoạt động bán ra các tài sản có độ rủi ro cao như chứng khoán.
Daniel Chan, chiến lược gia về quản lý tài sản thuộc BWC Capital có trụ sở tại Hồng Kông nhận định, trong tương lai, FED có khả năng sẽ bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng. Đây có thể là thông tin tích cực đối với trái phiếu Mỹ, nhưng không phải là thông tin tốt đối với thị trường chứng khoán toàn cầu.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.644,25 | 10.378,83 | 265,42 | 2,49 |
Nasdaq | 2.277,17 | 2.208,63 | 68,54 | 3,01 | |
S&P 500 | 1.121,06 | 1.089,47 | 31,59 | 2,82 | |
Anh | FTSE 100 | 5.376,41 | 5.245,21 | 131,20 | 2,44 |
Đức | DAX | 6.286,25 | 6.154,07 | 132,18 | 2,10 |
Pháp | CAC 40 | 3.730,58 | 3.628,29 | 102,29 | 2,74 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.976,74 | 7.895,03 | 81,71 | 1,02 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.551,05 | 9.292,85 | 258,20 | 2,70 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.473,60 | 21.294,54 | 179,06 | 0,83 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.781,13 | 1.758,19 | 22,94 | 1,29 |
Singapore | Straits Times | 2.984,29 | 2.949,26 | 35,03 | 1,17 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.595,27 | 2.607,50 | 12,22 | 0,47 |
Ấn Độ | BSE | 18.219,99 | 18.070,19 | 149,80 | 0,82 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |