Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong nỗi lo suy thoái
Ngày 23/10, chứng khoán Mỹ dù đã tăng điểm nhưng nhiều nỗi lo vẫn tiếp tục là lực cản cho đà tăng bền vững
Ngày 23/10, chứng khoán Mỹ dù đã tăng điểm nhưng nhiều nỗi lo vẫn tiếp tục là lực cản cho đà tăng bền vững.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong hoài nghi
Giá dầu kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 23/10 đã tăng thêm 1,09 USD/thùng, tương đương 1,09%, đóng cửa ở mức 67,84 USD/thùng.
Ngày 23/10, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 17/10 đã tăng thêm 15.000 lên 478.000.
Cùng ngày, Tập đoàn Goldman Sachs cho biết sẽ cắt giảm 3.260 việc làm (gần 10%) trong tổng số 32.500 việc làm của hãng vì hoạt động kinh doanh có dấu hiệu suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
Trước đó, trong tháng 9, ngân hàng này cũng đã phải phát hành thêm cổ phiếu có giá trị 5 tỷ USD để tăng vốn, đồng thời Goldman Sachs cũng đạt được thỏa thuận bán cho Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett số cổ phiếu ưu đãi và phổ thông có giá trị 5 tỷ USD kèm theo các điều khoản mở khác cho việc rót vốn tiếp theo của Berkshire Hathaway.
Ngoài ra, hãng Yahoo cũng thông báo sẽ cắt giảm 1.500 người (10%), hãng National City Corp công bố kế hoạch cắt giảm 4.000 lao động trong thời gian tới.
Theo giới phân tích nhận định, việc tái cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp thời khủng hoảng tài chính và suy thoái sẽ làm nhiều người Mỹ phải mất việc làm hơn.
Liên quan đến kết quả kinh doanh của Tập đoàn Microsoft, hãng này vừa công bố đạt được 4,37 tỷ USD (48 cent/cổ phiếu) lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2008, tăng 2% so với mức 4,29 tỷ USD (45 cent/cổ phiếu) của quý 3 năm 2007.
Chuyển qua thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch tiền tệ giữa Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng nước này. Trong tuần, các ngân hàng thương mại Mỹ đã vay chiết khấu từ FED 107,5 tỷ USD, trong khi các ngân hàng đầu tư là 102,4 tỷ USD. Riêng AIG vay của FED lên tới 90,3 tỷ USD.
FED cũng cho biết, danh mục đầu tư của mình vào Bear Stearns hồi tháng 3/2008 nay chỉ còn 26,8 tỷ USD, giảm 9% so với mức đầu tư ban đầu 29,5 tỷ USD.
Chứng khoán Mỹ phiên này đã tăng điểm trở lại sau khi xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào phiên giao dịch trước đó.
Nhiều hãng đã công bố kết quả kinh doanh tốt hơn mong đợi trong ngày nên đã giúp chỉ số S&P 500 lên điểm trong khi cổ phiếu của Exxon Mobil, Chevron, Boeing, AT&T tăng từ 6,22% đến 9,01% nên đã góp phần giúp chỉ số Dow Jones phục hồi.
Tuy nhiên, diễn biến của phiên giao dịch này khiến giới đầu tư không khỏi nhạc nhiên khi vào đầu giờ giao dịch, các chỉ số đều ở ngưỡng thấp hơn phiên trước đó, rồi tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 11 giờ (giờ địa phương). Tuy nhiên từ sau 11 giờ đến 13h20, các chỉ số trong xu thế đi xuống với biên độ giảm khoảng hơn 2% .
Sau đó thị trường đã đảo chiều đi lên, bất ngờ đến vào thời điểm 14h50 khi cả ba chỉ số tăng mạnh trong 15 phút và bứt phá qua ngưỡng đóng cửa phiên trước đó và duy trì sắc xanh đến hết ngày giao dịch.
Tuy có phiên giao dịch đảo chiều ngoạn mục, nhưng theo giới phân tích nhận định, sau khi thị trường giảm mạnh nhiều phiên trước đó nên các nhà đầu tư đã tranh thủ mua vào nhằm kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi kỹ thuật.
Còn thực tế, họ cho rằng quá sớm để đưa ra quan điểm lạc quan bởi những lo lắng về suy thoái kinh tế và viễn cảnh chung hoạt động kinh doanh quý 3 của các tập đoàn ở Mỹ là không mấy sáng sủa. Bên cạnh đó tình trạng thất nghiệp đứng trước nguy cơ tăng cao và nhiều khó khăn vẫn đang ở phía trước.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 172,04 điểm, tương đương 2,02%, đóng cửa ở mức 8.691,25.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 11,84 điểm, tương đương -0,73%, chốt ở mức 1.603,91.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 lên 11,33 điểm, tương đương 1,26%, đóng cửa ở mức 908,11.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,69 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 3 cổ phiếu mất điểm. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 3,14 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu mất điểm.
Chứng khoán châu Âu bớt lo hơn
Ngày 23/10, Cơ quan thống kê của Anh cho biết, doanh số bản lẻ của nước này trong tháng Chín đã giảm 0,4% sau khi tăng 1,1% vào tháng Tám.
Đồng bản Anh đã giảm 0,2% so với Euro trong phiên này, chốt ở mức 1 Bảng Anh ăn 1,6307 USD. Như vậy, đồng tiền này đã xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua so với USD.
Trước đó, ngày 8/10, Ngân hàng Trung ương Anh đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 5% xuống 4,5%. Nhưng theo giới phân tích nhận định, rất có thể lãi suất đồng Bảng Anh sẽ tiếp tục được hạ xuống dưới 4,5%.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Âu đã có diễn biến tích cực hơn khi chỉ số FTSE 100 của Anh và chỉ số CAC 40 của Pháp đã tăng điểm nhẹ, tuy nhiên chỉ số DAX vẫn tiếp tục đi xuống.
Các cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ xuống điểm, trong đó, cổ phiếu Credit Suisse mất 4,2%, cổ phiếu Banco Santander, UBS giảm gần 5%. Do giá dầu tăng nên cổ phiếu các công ty khối năng lượng cũng tăng mạnh, trong đó cổ phiếu BP, Royal Dutch Shell đều tăng trên 5% và Total tiến thêm 1,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 46,94 điểm, tương đương 1,16%, đóng cửa ở mức 4.087,83, khối lượng giao dịch đạt 2,26 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tiếp tục giảm 1,12%, khối lượng giao dịch đạt 55,79 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp lên 0,38%, khối lượng giao dịch đạt 234,52 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á chìm sâu trong sắc đỏ
Hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ tăng mạnh việc mua trái phiếu của các ngân hàng thương mại trong nước để tăng tính thanh khoản cho thị trường.
“Chúng tôi dự báo nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng thấp trong năm nay và kéo dài đến nửa đầu năm sau. Hiện giá cả nguyên vật liệu trên thế giới đã giảm mạnh, Ngân hàng Trung ương sẽ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt trước những biến động”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Seong-Tae nói.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này tiếp tục đi theo chiều hướng xấu, khi chỉ số KOSPI đã tiếp tục giảm điểm với biên độ lớn.
Nhà đầu tư trên thị trường này tiếp tục bán tháo cổ phiếu trước diễn biến phức tạp trên thị trường tiền tệ, nhất là khi đồng Won đã mất 17% giá trị trong tháng 10/2008.
Theo nhận định của giới phân tích, sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã thấp hơn nhiều so với thị trường tiền tệ trong nhiều tháng qua.
Hơn nữa nhìn vào dài hạn, còn quá nhiều điều phải làm để bình ổn thị trường tiền tệ nước này cũng như giữ được đà tăng bền vững của nền kinh tế. Do đó thị trường chứng khoán Hàn Quốc vẫn trong vòng xoáy rủi ro và chưa phải là điểm đầu tư hiệu quả nhất.
Trong phiên này, nhiều cổ phiếu blue-chip đã giảm điểm mạnh, qua đó kéo thị trường giảm sâu hơn. Trong đó, cổ phiếu Samsung Electronics, LG Electronics cùng giảm 8%, cổ phiếu Hana Financial mất 14,7%, cổ phiếu Hyundai Motor trượt 1,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI giảm 84,88 điểm, tương đương -7,48%, chốt ở mức 1.049,71.
Ngày 23/10, Nhật Bản đã công bố xuất khẩu trong tháng Chín của nước này tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức 5,2% mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm 10,09%, xuất khẩu sang châu Âu giảm 9% nhưng kim ngạch xuất sang các nước châu Á lại tăng 2,9%... so với cùng kỳ năm 2007.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục mất điểm dù biên độ giảm chỉ còn hơn 2% so với mức giảm gần 7% phiên trước đó. Cổ phiếu của nhiều nhà xuất khẩu lớn đã tiếp tục giảm mạnh do đồng Yên lên giá so với USD.
Ngoài ra, cổ phiếu khối ngân hàng cũng nằm trong nhóm giảm điểm mạnh do tác động tiêu cực từ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ phiên trước đó cũng như lo ngại về viễn cảnh lợi nhuận trong quý 3 của ngành sẽ sụt giảm.
Các cổ phiếu mất điểm mạnh nhất trong ngày bao gồm: Cổ phiếu Sony giảm, cổ phiếu Honda mất 6,6%, cổ phiếu Canon hạ 6,2%, cổ phiếu Mizuho trượt 7,5%, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group hạ 3,8%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 213,71 điểm, tương đương -2,46%, đóng cửa ở mức 8.460,98. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,8 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Với phiên giảm điểm này, chỉ số Nikkei đã mất 25% trong tháng 10/2008 và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2003.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 2,72%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông sụt giảm 3,55%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 4,41%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 1,07%.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm trong hoài nghi
Giá dầu kỳ hạn giao tháng 12 tại NYMEX trong ngày 23/10 đã tăng thêm 1,09 USD/thùng, tương đương 1,09%, đóng cửa ở mức 67,84 USD/thùng.
Ngày 23/10, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 17/10 đã tăng thêm 15.000 lên 478.000.
Cùng ngày, Tập đoàn Goldman Sachs cho biết sẽ cắt giảm 3.260 việc làm (gần 10%) trong tổng số 32.500 việc làm của hãng vì hoạt động kinh doanh có dấu hiệu suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
Trước đó, trong tháng 9, ngân hàng này cũng đã phải phát hành thêm cổ phiếu có giá trị 5 tỷ USD để tăng vốn, đồng thời Goldman Sachs cũng đạt được thỏa thuận bán cho Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett số cổ phiếu ưu đãi và phổ thông có giá trị 5 tỷ USD kèm theo các điều khoản mở khác cho việc rót vốn tiếp theo của Berkshire Hathaway.
Ngoài ra, hãng Yahoo cũng thông báo sẽ cắt giảm 1.500 người (10%), hãng National City Corp công bố kế hoạch cắt giảm 4.000 lao động trong thời gian tới.
Theo giới phân tích nhận định, việc tái cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp thời khủng hoảng tài chính và suy thoái sẽ làm nhiều người Mỹ phải mất việc làm hơn.
Liên quan đến kết quả kinh doanh của Tập đoàn Microsoft, hãng này vừa công bố đạt được 4,37 tỷ USD (48 cent/cổ phiếu) lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2008, tăng 2% so với mức 4,29 tỷ USD (45 cent/cổ phiếu) của quý 3 năm 2007.
Chuyển qua thông tin liên quan đến hoạt động giao dịch tiền tệ giữa Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng nước này. Trong tuần, các ngân hàng thương mại Mỹ đã vay chiết khấu từ FED 107,5 tỷ USD, trong khi các ngân hàng đầu tư là 102,4 tỷ USD. Riêng AIG vay của FED lên tới 90,3 tỷ USD.
FED cũng cho biết, danh mục đầu tư của mình vào Bear Stearns hồi tháng 3/2008 nay chỉ còn 26,8 tỷ USD, giảm 9% so với mức đầu tư ban đầu 29,5 tỷ USD.
Chứng khoán Mỹ phiên này đã tăng điểm trở lại sau khi xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào phiên giao dịch trước đó.
Nhiều hãng đã công bố kết quả kinh doanh tốt hơn mong đợi trong ngày nên đã giúp chỉ số S&P 500 lên điểm trong khi cổ phiếu của Exxon Mobil, Chevron, Boeing, AT&T tăng từ 6,22% đến 9,01% nên đã góp phần giúp chỉ số Dow Jones phục hồi.
Tuy nhiên, diễn biến của phiên giao dịch này khiến giới đầu tư không khỏi nhạc nhiên khi vào đầu giờ giao dịch, các chỉ số đều ở ngưỡng thấp hơn phiên trước đó, rồi tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 11 giờ (giờ địa phương). Tuy nhiên từ sau 11 giờ đến 13h20, các chỉ số trong xu thế đi xuống với biên độ giảm khoảng hơn 2% .
Sau đó thị trường đã đảo chiều đi lên, bất ngờ đến vào thời điểm 14h50 khi cả ba chỉ số tăng mạnh trong 15 phút và bứt phá qua ngưỡng đóng cửa phiên trước đó và duy trì sắc xanh đến hết ngày giao dịch.
Tuy có phiên giao dịch đảo chiều ngoạn mục, nhưng theo giới phân tích nhận định, sau khi thị trường giảm mạnh nhiều phiên trước đó nên các nhà đầu tư đã tranh thủ mua vào nhằm kiếm tìm lợi nhuận từ các đợt phục hồi kỹ thuật.
Còn thực tế, họ cho rằng quá sớm để đưa ra quan điểm lạc quan bởi những lo lắng về suy thoái kinh tế và viễn cảnh chung hoạt động kinh doanh quý 3 của các tập đoàn ở Mỹ là không mấy sáng sủa. Bên cạnh đó tình trạng thất nghiệp đứng trước nguy cơ tăng cao và nhiều khó khăn vẫn đang ở phía trước.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 172,04 điểm, tương đương 2,02%, đóng cửa ở mức 8.691,25.
Chỉ số Nasdaq phiên này giảm 11,84 điểm, tương đương -0,73%, chốt ở mức 1.603,91.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 lên 11,33 điểm, tương đương 1,26%, đóng cửa ở mức 908,11.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,69 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 3 cổ phiếu mất điểm. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 3,14 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 2 cổ phiếu mất điểm.
Chứng khoán châu Âu bớt lo hơn
Ngày 23/10, Cơ quan thống kê của Anh cho biết, doanh số bản lẻ của nước này trong tháng Chín đã giảm 0,4% sau khi tăng 1,1% vào tháng Tám.
Đồng bản Anh đã giảm 0,2% so với Euro trong phiên này, chốt ở mức 1 Bảng Anh ăn 1,6307 USD. Như vậy, đồng tiền này đã xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua so với USD.
Trước đó, ngày 8/10, Ngân hàng Trung ương Anh đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 5% xuống 4,5%. Nhưng theo giới phân tích nhận định, rất có thể lãi suất đồng Bảng Anh sẽ tiếp tục được hạ xuống dưới 4,5%.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Âu đã có diễn biến tích cực hơn khi chỉ số FTSE 100 của Anh và chỉ số CAC 40 của Pháp đã tăng điểm nhẹ, tuy nhiên chỉ số DAX vẫn tiếp tục đi xuống.
Các cổ phiếu khối ngân hàng dẫn đầu về biên độ xuống điểm, trong đó, cổ phiếu Credit Suisse mất 4,2%, cổ phiếu Banco Santander, UBS giảm gần 5%. Do giá dầu tăng nên cổ phiếu các công ty khối năng lượng cũng tăng mạnh, trong đó cổ phiếu BP, Royal Dutch Shell đều tăng trên 5% và Total tiến thêm 1,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 46,94 điểm, tương đương 1,16%, đóng cửa ở mức 4.087,83, khối lượng giao dịch đạt 2,26 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tiếp tục giảm 1,12%, khối lượng giao dịch đạt 55,79 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp lên 0,38%, khối lượng giao dịch đạt 234,52 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á chìm sâu trong sắc đỏ
Hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ tăng mạnh việc mua trái phiếu của các ngân hàng thương mại trong nước để tăng tính thanh khoản cho thị trường.
“Chúng tôi dự báo nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng thấp trong năm nay và kéo dài đến nửa đầu năm sau. Hiện giá cả nguyên vật liệu trên thế giới đã giảm mạnh, Ngân hàng Trung ương sẽ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt trước những biến động”, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Seong-Tae nói.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này tiếp tục đi theo chiều hướng xấu, khi chỉ số KOSPI đã tiếp tục giảm điểm với biên độ lớn.
Nhà đầu tư trên thị trường này tiếp tục bán tháo cổ phiếu trước diễn biến phức tạp trên thị trường tiền tệ, nhất là khi đồng Won đã mất 17% giá trị trong tháng 10/2008.
Theo nhận định của giới phân tích, sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Hàn Quốc đã thấp hơn nhiều so với thị trường tiền tệ trong nhiều tháng qua.
Hơn nữa nhìn vào dài hạn, còn quá nhiều điều phải làm để bình ổn thị trường tiền tệ nước này cũng như giữ được đà tăng bền vững của nền kinh tế. Do đó thị trường chứng khoán Hàn Quốc vẫn trong vòng xoáy rủi ro và chưa phải là điểm đầu tư hiệu quả nhất.
Trong phiên này, nhiều cổ phiếu blue-chip đã giảm điểm mạnh, qua đó kéo thị trường giảm sâu hơn. Trong đó, cổ phiếu Samsung Electronics, LG Electronics cùng giảm 8%, cổ phiếu Hana Financial mất 14,7%, cổ phiếu Hyundai Motor trượt 1,2%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI giảm 84,88 điểm, tương đương -7,48%, chốt ở mức 1.049,71.
Ngày 23/10, Nhật Bản đã công bố xuất khẩu trong tháng Chín của nước này tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức 5,2% mà giới phân tích đưa ra trước đó.
Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ giảm 10,09%, xuất khẩu sang châu Âu giảm 9% nhưng kim ngạch xuất sang các nước châu Á lại tăng 2,9%... so với cùng kỳ năm 2007.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục mất điểm dù biên độ giảm chỉ còn hơn 2% so với mức giảm gần 7% phiên trước đó. Cổ phiếu của nhiều nhà xuất khẩu lớn đã tiếp tục giảm mạnh do đồng Yên lên giá so với USD.
Ngoài ra, cổ phiếu khối ngân hàng cũng nằm trong nhóm giảm điểm mạnh do tác động tiêu cực từ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ phiên trước đó cũng như lo ngại về viễn cảnh lợi nhuận trong quý 3 của ngành sẽ sụt giảm.
Các cổ phiếu mất điểm mạnh nhất trong ngày bao gồm: Cổ phiếu Sony giảm, cổ phiếu Honda mất 6,6%, cổ phiếu Canon hạ 6,2%, cổ phiếu Mizuho trượt 7,5%, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group hạ 3,8%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 213,71 điểm, tương đương -2,46%, đóng cửa ở mức 8.460,98. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,8 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Với phiên giảm điểm này, chỉ số Nikkei đã mất 25% trong tháng 10/2008 và xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2003.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 2,72%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông sụt giảm 3,55%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 4,41%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 1,07%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.519,21 | 8.691,25 | 172,04 | 2,02 |
Nasdaq | 1.615,75 | 1.603,91 | 11,84 | 0,73 | |
S&P 500 | 896,78 | 908,11 | 11,33 | 1,26 | |
Anh | FTSE 100 | 4.040,89 | 4.087,83 | 46,94 | 1,16 |
Đức | DAX | 4.571,07 | 4.519,70 | 51,37 | 1,12 |
Pháp | CAC 40 | 3.298,18 | 3.310,87 | 12,69 | 0,38 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.862,59 | 4.730,51 | 132,08 | 2,72 |
Nhật | Nikkei 225 | 8.674,69 | 8.460,98 | 213,71 | 2,46 |
Hồng Kông | Hang Seng | 14.266,60 | 13.760,50 | 506,11 | 3,55 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.134,59 | 1.049,71 | 84,88 | 7,48 |
Singapore | Straits Times | 1.819,63 | 1.745,67 | 75,46 | 4,14 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.895,82 | 1.875,56 | 20,26 | 1,07 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |