Chứng khoán: Phía sau những cú điện thoại
Tất cả xã hội như đang sôi lên vì chứng khoán. Người nuối tiếc vì không tham gia kịp, kẻ nuối tiếc hơn vì non gan bán sớm
"Thị trường còn lên nữa không anh? Anh xem có con nào mua được chỉ em với, mấy đứa cùng cơ quan kiếm nhiều quá làm em sốt hết cả ruột", cô em họ thiết tha qua điện thoại khiến tôi bối rối.
Không ngạc nhiên sao được khi cô này vốn là dân Bách Khoa, ra trường đi làm tiếp thị cho một hãng sữa bột nước ngoài, đâu có biết gì về chứng khoán. Tích cóp được 60 triệu đồng đang định mua chiếc xe tay ga, nhưng thấy thị trường chứng khoán lên điểm hừng hực và mọi người kiếm tiền một cách dễ dàng nên cũng muốn ăn thua một phen.
Không biết trả lời thế nào tôi đành học đòi theo cách không ít chuyên gia lựa chọn là trả lời nước đôi: "Thị trường đã tăng quá nóng, nhưng vẫn có khả năng tăng tiếp, có thể lựa chọn một số mã giá chưa tăng quá cao, có chỉ tiêu tài chính tốt và có khả năng phát triển bền vững". Giọng cô em có vẻ thất vọng, vì chừng ấy thông tin chắc không đủ cho cô quyết định "trồng cây gì, nuôi con gì"...
Đó không phải là cú điện thoại duy nhất liên quan đến chứng khoán mà tôi nhận được từ người thân, bạn bè - những người vốn chưa bao giờ quan tâm đến cái chợ cao cấp này. Người gọi nhờ tìm kiếm thông tin đầu tư, kẻ muốn chia sẻ chúc mừng khi nghe loáng thoáng trước đây tôi có đấu giá cổ phần Vietinbank, bây giờ giá cả đã tăng gấp đôi. Thậm chí 12h đêm tôi vẫn bị một người dựng dậy gạ mua cổ phiếu của một công ty chứng khoán sắp lên sàn… do trót để lại số điện thoại trên mạng trong quá trình săn tư liệu viết bài.
Tất cả xã hội như đang sôi lên vì chứng khoán. Người nuối tiếc vì không tham gia kịp, kẻ nuối tiếc hơn vì non gan bán sớm và vẫn còn những người hậm hực vì đã canh mua từ gần tuần nay, nhưng đành bất lực do dư bán nhiều mã… bằng không.
Không khí bây giờ khiến nhiều người liên tưởng đến hồi cuối năm 2006, đầu năm 2007. "Bán là thua, mua là thắng", câu chuyện chứng khoán trở thành đề tài thời sự mà bất cứ người nào cũng có thể tham gia. Cái gì kiếm được nhiều tiền trong khoảng thời gian ngắn cũng có một ma lực đáng sợ.
Ở thời điểm đó, nhà đầu tư tỏ ra vô cùng phấn khích với những cú hích thông tin đến dồn dập. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì ở mức cao (trên 8%), Việt Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị APEC lại chuẩn bị gia nhập WTO… Trong khi lực cầu tỏ ra mạnh mẽ, hàng loạt doanh nghiệp tích cực lên sàn nhằm hưởng ưu đãi thuế tạo ra một hiệu ứng vô cùng sôi động trên thị trường chứng khoán.
Nếu cách đây hơn 3 năm, nhà đầu tư phấn khích bởi một loạt thông tin được xem là tốt lành thì bây giờ điểm tựa cho niềm tin của họ là gì? Kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn dò đáy, kinh tế trong nước mới có dấu hiệu khởi sắc. Có thể nỗi lo phá sản của các doanh nghiệp không còn và kết quả kinh doanh không quá tệ của các doanh nghiệp niêm yết trong quý 1 là lý do để giới đầu tư quay lại thị trường.
Nhưng động lực chính của các dòng tiền quay về với chứng khoán cũng thật khó cắt nghĩa. Kỳ vọng lợi nhuận ở mức cao khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu không bán ra, thị trường khan hàng, tăng nóng, bất chấp kết quả làm ăn của các doanh nghiệp ra sao.
Khi được hỏi về việc các doanh nghiệp tích cực lên sàn thời điểm này, một người có trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán đã tranh thủ khuyến cáo nhà đầu tư về sự tăng nóng của thị trường và cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng.
Thực tế là cách đây 2 năm nhiều anh xe ôm, chị hàng xén - những người chưa từng biết đến khái niệm về chứng khoán cũng lên sàn... đầu tư. Sau đó không lâu là một thời kỳ điều chỉnh giảm sâu của thị trường. Thị trường giảm điểm có nhiều nguyên nhân nhưng sự tăng trưởng quá nóng là một trong những nguyên nhân chính.
Những cú điện thoại tới tấp chưa phải là hồi kết cho một chu kỳ, nhưng có thể đó là dấu hiệu cho một đợt sóng mới mà những tay lướt nghiệp dư sẽ là người... lãnh đủ!
Đông Hải (ĐTCK)
Không ngạc nhiên sao được khi cô này vốn là dân Bách Khoa, ra trường đi làm tiếp thị cho một hãng sữa bột nước ngoài, đâu có biết gì về chứng khoán. Tích cóp được 60 triệu đồng đang định mua chiếc xe tay ga, nhưng thấy thị trường chứng khoán lên điểm hừng hực và mọi người kiếm tiền một cách dễ dàng nên cũng muốn ăn thua một phen.
Không biết trả lời thế nào tôi đành học đòi theo cách không ít chuyên gia lựa chọn là trả lời nước đôi: "Thị trường đã tăng quá nóng, nhưng vẫn có khả năng tăng tiếp, có thể lựa chọn một số mã giá chưa tăng quá cao, có chỉ tiêu tài chính tốt và có khả năng phát triển bền vững". Giọng cô em có vẻ thất vọng, vì chừng ấy thông tin chắc không đủ cho cô quyết định "trồng cây gì, nuôi con gì"...
Đó không phải là cú điện thoại duy nhất liên quan đến chứng khoán mà tôi nhận được từ người thân, bạn bè - những người vốn chưa bao giờ quan tâm đến cái chợ cao cấp này. Người gọi nhờ tìm kiếm thông tin đầu tư, kẻ muốn chia sẻ chúc mừng khi nghe loáng thoáng trước đây tôi có đấu giá cổ phần Vietinbank, bây giờ giá cả đã tăng gấp đôi. Thậm chí 12h đêm tôi vẫn bị một người dựng dậy gạ mua cổ phiếu của một công ty chứng khoán sắp lên sàn… do trót để lại số điện thoại trên mạng trong quá trình săn tư liệu viết bài.
Tất cả xã hội như đang sôi lên vì chứng khoán. Người nuối tiếc vì không tham gia kịp, kẻ nuối tiếc hơn vì non gan bán sớm và vẫn còn những người hậm hực vì đã canh mua từ gần tuần nay, nhưng đành bất lực do dư bán nhiều mã… bằng không.
Không khí bây giờ khiến nhiều người liên tưởng đến hồi cuối năm 2006, đầu năm 2007. "Bán là thua, mua là thắng", câu chuyện chứng khoán trở thành đề tài thời sự mà bất cứ người nào cũng có thể tham gia. Cái gì kiếm được nhiều tiền trong khoảng thời gian ngắn cũng có một ma lực đáng sợ.
Ở thời điểm đó, nhà đầu tư tỏ ra vô cùng phấn khích với những cú hích thông tin đến dồn dập. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì ở mức cao (trên 8%), Việt Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị APEC lại chuẩn bị gia nhập WTO… Trong khi lực cầu tỏ ra mạnh mẽ, hàng loạt doanh nghiệp tích cực lên sàn nhằm hưởng ưu đãi thuế tạo ra một hiệu ứng vô cùng sôi động trên thị trường chứng khoán.
Nếu cách đây hơn 3 năm, nhà đầu tư phấn khích bởi một loạt thông tin được xem là tốt lành thì bây giờ điểm tựa cho niềm tin của họ là gì? Kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn dò đáy, kinh tế trong nước mới có dấu hiệu khởi sắc. Có thể nỗi lo phá sản của các doanh nghiệp không còn và kết quả kinh doanh không quá tệ của các doanh nghiệp niêm yết trong quý 1 là lý do để giới đầu tư quay lại thị trường.
Nhưng động lực chính của các dòng tiền quay về với chứng khoán cũng thật khó cắt nghĩa. Kỳ vọng lợi nhuận ở mức cao khiến nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu không bán ra, thị trường khan hàng, tăng nóng, bất chấp kết quả làm ăn của các doanh nghiệp ra sao.
Khi được hỏi về việc các doanh nghiệp tích cực lên sàn thời điểm này, một người có trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán đã tranh thủ khuyến cáo nhà đầu tư về sự tăng nóng của thị trường và cảnh báo nhà đầu tư cần thận trọng.
Thực tế là cách đây 2 năm nhiều anh xe ôm, chị hàng xén - những người chưa từng biết đến khái niệm về chứng khoán cũng lên sàn... đầu tư. Sau đó không lâu là một thời kỳ điều chỉnh giảm sâu của thị trường. Thị trường giảm điểm có nhiều nguyên nhân nhưng sự tăng trưởng quá nóng là một trong những nguyên nhân chính.
Những cú điện thoại tới tấp chưa phải là hồi kết cho một chu kỳ, nhưng có thể đó là dấu hiệu cho một đợt sóng mới mà những tay lướt nghiệp dư sẽ là người... lãnh đủ!
Đông Hải (ĐTCK)