Chứng khoán tháng 5: Tâm điểm cổ phiếu vừa và nhỏ?
Tháng 4, nhà đầu tư đã chứng kiến sự lên ngôi của các cổ phiếu vừa và nhỏ. Điều này được kỳ vọng sẽ tiếp diễn trong tháng 5
Tháng 4, nhà đầu tư đã chứng kiến sự lên ngôi của các cổ phiếu vừa
và nhỏ. Điều này được kỳ vọng sẽ tiếp diễn trong tháng 5.
Nhiều yếu tố hỗ trợ trong tháng 4
Tháng 4/2010 đánh dấu mốc chuyển biến quan trọng của nền kinh tế và thị trường chứng khoán khi mặt bằng lãi suất được hạ, tỷ giá ổn định và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát.
VN-Index đóng cửa ngày cuối tháng 4 ở mức 542,37 điểm, tăng 43,13 điểm (8,64%) so với cuối tháng trước. VN-Index chỉ có 4/20 phiên giảm điểm, là một tỷ lệ thấp nhất từ đầu năm tới nay.
So với VN-Index, HNX-Index có diễn biến giao dịch ấn tượng hơn. Đóng cửa phiên cuối cùng của tháng, HNX-Index đạt 179,69 điểm, tăng 19,14 điểm (11,92%) so với cuối tháng trước. Đặc biệt, khối lượng giao dịch đạt 897 triệu đơn vị, tăng 37% so với tháng trước. Dòng tiền đầu cơ đổ vào mạnh trên HNX, nhất là các cổ phiếu nhỏ và vừa, tạo nên một số ngày HNX có khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ HOSE.
Tính đến ngày 29/4, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có phiên thứ 22 mua ròng liên tiếp trên cả hai sàn. Tính cả tháng 4, họ đã mua ròng hơn 2.265 tỷ đồng tại HOSE và 166,7 tỷ đồng trên HNX. Đây là con số cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Xu hướng chính của khối ngoại trong thời gian qua vẫn là giải ngân vào các mã blue-chip có yếu tố cơ bản tốt như HAG, SJS, FPT, PPC, BVH, VNM…
Nghiên cứu động thái giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 4, chúng tôi thấy họ đã gia tăng tỷ lệ giải ngân khi VN-Index tiếp cận và vượt qua các ngưỡng kháng cự tâm lý quan trọng như 500, 520, 530 điểm.
Khảo sát của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính tại các công ty chứng khoán trong những tuần đầu tháng 4 là không nhiều, do vậy đã không xảy ra tình trạng bán tháo khi chỉ số VN-Index điều chỉnh giảm.
Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy đã bắt đầu được sử dụng mạnh hơn từ tuần thứ 3 của tháng 4, khi dòng tiền đầu cơ chảy vào sàn HNX khiến chỉ số có nhiều phiên tăng điểm liên tiếp, và có nhiều cổ phiếu nóng 50%, 70%, thậm chí 100%. Điều này đã gây ra hiệu ứng một số phiên có giá trị giao dịch đột biến trên cả hai sàn, mặc dù không loại trừ có sự tham gia của các nhà đầu tư mới.
Chúng tôi cho rằng, thị trường chứng khoán có diễn biến thành công trong tháng 4 bắt nguồn từ nhiều nhân tố hỗ trợ, đến từ yếu tố vĩ mô trong nước và diễn biễn tích cực từ thị trường chứng khoán thế giới.
Trước hết, nút thắt lãi suất đầu vào và đầu ra được tháo bỏ. Đây là thay đổi quan trọng trong tháng do quyết tâm hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ để thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Ngày 9/4, nhiều ngân hàng thương mại đã cam kết lãi suất cho vay không quá 15%/năm. Sau đó, các ngân hàng thương mại cũng công bố lãi suất cho vay, tối đa là 11,5%/năm.
Thứ hai, ngay từ đầu tháng 4, Chính phủ đã ra chủ trương và thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát như thành lập các quỹ bình ổn giá điện, than, giá xăng dầu trên toàn quốc, kiểm soát ổn định, giảm giá đường và phân bón; thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng, dầu đã chính thức giảm từ 3-5%. Kết quả là CPI cả nước chỉ tăng 0,14%, là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2009 trở lại đây.
Thứ ba, thị trường ngoại tệ tiếp tục ổn định trong tháng 4/2010. Đây là tháng thứ hai liên tiếp tỷ giá USD/VND tiếp tục được giữ ở mức độ ổn định. Có thể nói rằng, Ngân hàng Nhà nước đã thành công khi tấn công mạnh vào giới đầu cơ vàng và điều hòa bình ổn để giá vàng trong nước không cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới.
Thứ tư, việc hạ lãi suất cho vay bằng ngoại tệ (trung bình 3-5%/năm) đã hấp dẫn các doanh nghiệp vay ngoại tệ thay vì vay tiền đồng với lãi suất cao hơn (trung bình 16-18%). Các biện pháp này đã giúp chuyển cung ngoại tệ huy động thành cung ngoại tệ thanh toán, làm giảm căng thẳng tỷ giá. Tính đến ngày 29/4/2010, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do ở mức rất sát với ngưỡng giao dịch tại các ngân hàng thương mại là 18.900 VND/USD.
Thứ năm, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi thị trường chứng khoán thế giới tăng trưởng ổn định, Dow Jones chinh phục thành công ngưỡng 11.000 điểm sau một thời gian dài kể từ tháng 9/2008.
Lịch sự kiện thị trường chứng khoán theo diễn biến VN-Index trong tháng 4/2010 - Nguồn: AVS
Cổ phiếu vừa và nhỏ lên ngôi
Trong tháng 4, nhà đầu tư đã chứng kiến sự lên ngôi của các cổ phiếu vừa và nhỏ. Cổ phiếu vừa và nhỏ có đặc điểm vốn điều lệ dưới 200-300 tỷ đồng, có số cổ phiếu lưu hành dưới 20-30 triệu đơn vị. Trong các cổ phiếu này, có khá nhiều cổ phiếu có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, P/E ở mức thấp hơn trung bình thị trường. Tuy nhiên, do tính thanh khoản thấp nên trong một thời gian dài, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đã bị lãng quên.
Nói thêm về bối cảnh tháng 4/2010, khi dòng tiền vào thị trường không mạnh, trên dưới 2.000 tỷ đồng/phiên thì chưa đủ lực để đẩy các blue-chip tăng giá. Do vậy, đã xuất hiện tình trạng VN-Index dao động trong biên độ hẹp 515-523 điểm khá lâu. Mặc cho chỉ số chính hầu như không thay đổi, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ trên sàn HOSE và HNX vẫn tiếp tục tăng giá với tốc độ nhanh và thanh khoản ngày càng được cải thiện.
Thống kê các cổ phiếu có tốc độ tăng trên 30% trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến ngày 29/4 trên cả hai sàn cho thấy, số lượng cổ phiếu nhóm này trên sàn HNX là 68 mã, gấp hơn 3 lần số lượng cổ phiếu nhóm này trên sàn HOSE (19 mã).
Trong tổng số 87 mã có tốc độ tăng giá trên 30% trong vòng 1 tháng thì số cổ phiếu vừa và nhỏ chiếm khoảng 90%. Điều này cho thấy chiến thuật đầu tư của nhà đầu tư đã thay đổi, linh hoạt hơn với bối cảnh dòng tiền lớn chưa thực sự chảy vào thị trường.
Đây cũng là nguyên nhân lý giải vì sao dòng tiền đầu cơ chảy mạnh vào sàn HNX, nơi có nhiều mã cổ phiếu vừa và nhỏ hấp dẫn. Trong tháng 4 cũng xuất hiện nhiều phiên giao dịch có khối lượng và giá trị giao dịch trên sàn HNX tương đương, thậm chí đã vượt khối lượng và giá trị giao dịch trên sàn HOSE.
Tổng kết những mã cổ phiếu vừa và nhỏ tăng giá mạnh trong tháng 4, chúng tôi nhận thấy các cổ phiếu này thường có các tin hỗ trợ phía trước như tin chia thưởng hấp dẫn, lợi nhuận quý 1/2010 có đột biến, cổ phiếu thoát khỏi diện cảnh báo hoặc có tin phát hành thêm với tỷ lệ lớn (kèm các tin hỗ trợ khác). Điều đặc biệt là các cổ phiếu này thường tăng mạnh khi tin chính thức chưa được công bố.
Thống kê 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tháng 4/2010, cổ phiếu PVC, CVT, HJS, PVE, TNA, HHC, LTC, DCS, SRA và SDH đã tăng từ 94,3 - 140,9%.
Tháng 5, dòng tiền lớn bắt đầu xuất hiện?
Chúng tôi dự báo thị trường chứng khoán sẽ sôi động trong tháng 5/2010, trong đó dòng tiền lớn vào thị trường bắt đầu xuất hiện. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có những phiên mua ròng mạnh trên cả hai sàn.
Các thông tin vĩ mô tích cực như CPI giảm, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm và tăng trưởng tín dụng khôi phục sẽ là các thông tin hỗ trợ cho thị trường đi vào giai đoạn tăng trưởng. Khối lượng giao dịch trên sàn HNX sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do thu hút dòng tiền đầu cơ.
Các cổ phiếu vừa và nhỏ có chỉ số cơ bản tốt mà chưa tăng nhiều sẽ tiếp tục được đưa lên mặt bằng giá mới. Không loại trừ khả năng một số cổ phiếu nhỏ sẽ có tốc độ tăng giá mạnh nếu có tin lợi nhuận đột biến hoặc tin chia thưởng hấp dẫn.
Nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường đã bị pha loãng nhiều, chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật cho thấy hiện tại các cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường đang ở vùng đáy, rất thích hợp cho các nhà đầu tư trung và dài hạn.
Dự báo trong tháng 5, các cổ phiếu này tiếp tục chuyển động theo hướng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Chúng tôi cho rằng tháng 5 vẫn là giai đoạn tích lũy quan trọng của các cổ phiếu lớn, để chuẩn bị cho đột phá trong tháng 6.
Cổ phiếu ngành tài chính và ngân hàng dần dần sẽ lấy lại vị thế của mình, nhất là từ nửa cuối tháng 5 khi các tin tức về ngành tài chính ngân hàng dự báo là khả quan. Các chỉ báo kỹ thuật cũng cho thấy cổ phiếu ngành tài chính và ngân hàng đã có sự tích lũy khá lâu, dao động xung quanh vùng đáy một thời gian dài, chỉ cần dòng tiền đủ mạnh vào thị trường kèm thông tin hỗ trợ là có khả năng tăng trở lại, tuy vậy mức độ tăng không mạnh.
Phân tích dòng tiền của chúng tôi cho thấy, để các blue-chip tăng mạnh, dòng tiền vào thị trường cần khoảng 30.000 tỷ đồng trong 10 phiên liên tiếp. Với bối cảnh hiện nay, điều này là khó có khả năng xảy ra trong tháng 5.
Tuy vậy, chúng tôi vẫn cho rằng, VN-Index sẽ vượt qua ngưỡng kháng cự 550-560 điểm ngay trong tháng 5. Đồ thị tuần cũng cho thấy VN-Index vẫn đang bám trong đường trend-line tăng giá trung hạn, đáy sau cao hơn đáy trước (đáy thấp nhất là tuần 18/12/2009). Đường giá cũng nằm trên các đường SMA (50) và SMA (100).
Với quan điểm lạc quan về trung và dài hạn, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư tiếp tục mua và nắm giữ các cổ phiếu cơ bản tốt khi thị trường điều chỉnh. Nhà đầu tư nên chú ý các blue-chip có vốn hóa tầm trung, có tin chia thưởng hoặc lợi nhuận tốt.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể dành một phần danh mục để đầu tư ngắn hạn vào các cổ phiếu nhỏ và vừa có các chỉ số cơ bản tốt và chưa tăng nhiều trong đợt tăng tháng 4 vừa qua. Chúng tôi kỳ vọng tháng 5 tiếp tục là tháng mà nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục tăng trưởng độc lập với VN-Index.
* Nhóm tác giả bài viết hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVS).
Nhiều yếu tố hỗ trợ trong tháng 4
Tháng 4/2010 đánh dấu mốc chuyển biến quan trọng của nền kinh tế và thị trường chứng khoán khi mặt bằng lãi suất được hạ, tỷ giá ổn định và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được kiểm soát.
VN-Index đóng cửa ngày cuối tháng 4 ở mức 542,37 điểm, tăng 43,13 điểm (8,64%) so với cuối tháng trước. VN-Index chỉ có 4/20 phiên giảm điểm, là một tỷ lệ thấp nhất từ đầu năm tới nay.
So với VN-Index, HNX-Index có diễn biến giao dịch ấn tượng hơn. Đóng cửa phiên cuối cùng của tháng, HNX-Index đạt 179,69 điểm, tăng 19,14 điểm (11,92%) so với cuối tháng trước. Đặc biệt, khối lượng giao dịch đạt 897 triệu đơn vị, tăng 37% so với tháng trước. Dòng tiền đầu cơ đổ vào mạnh trên HNX, nhất là các cổ phiếu nhỏ và vừa, tạo nên một số ngày HNX có khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ HOSE.
Tính đến ngày 29/4, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có phiên thứ 22 mua ròng liên tiếp trên cả hai sàn. Tính cả tháng 4, họ đã mua ròng hơn 2.265 tỷ đồng tại HOSE và 166,7 tỷ đồng trên HNX. Đây là con số cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Xu hướng chính của khối ngoại trong thời gian qua vẫn là giải ngân vào các mã blue-chip có yếu tố cơ bản tốt như HAG, SJS, FPT, PPC, BVH, VNM…
Nghiên cứu động thái giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 4, chúng tôi thấy họ đã gia tăng tỷ lệ giải ngân khi VN-Index tiếp cận và vượt qua các ngưỡng kháng cự tâm lý quan trọng như 500, 520, 530 điểm.
Khảo sát của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính tại các công ty chứng khoán trong những tuần đầu tháng 4 là không nhiều, do vậy đã không xảy ra tình trạng bán tháo khi chỉ số VN-Index điều chỉnh giảm.
Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy đã bắt đầu được sử dụng mạnh hơn từ tuần thứ 3 của tháng 4, khi dòng tiền đầu cơ chảy vào sàn HNX khiến chỉ số có nhiều phiên tăng điểm liên tiếp, và có nhiều cổ phiếu nóng 50%, 70%, thậm chí 100%. Điều này đã gây ra hiệu ứng một số phiên có giá trị giao dịch đột biến trên cả hai sàn, mặc dù không loại trừ có sự tham gia của các nhà đầu tư mới.
Chúng tôi cho rằng, thị trường chứng khoán có diễn biến thành công trong tháng 4 bắt nguồn từ nhiều nhân tố hỗ trợ, đến từ yếu tố vĩ mô trong nước và diễn biễn tích cực từ thị trường chứng khoán thế giới.
Trước hết, nút thắt lãi suất đầu vào và đầu ra được tháo bỏ. Đây là thay đổi quan trọng trong tháng do quyết tâm hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ để thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Ngày 9/4, nhiều ngân hàng thương mại đã cam kết lãi suất cho vay không quá 15%/năm. Sau đó, các ngân hàng thương mại cũng công bố lãi suất cho vay, tối đa là 11,5%/năm.
Thứ hai, ngay từ đầu tháng 4, Chính phủ đã ra chủ trương và thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát như thành lập các quỹ bình ổn giá điện, than, giá xăng dầu trên toàn quốc, kiểm soát ổn định, giảm giá đường và phân bón; thuế nhập khẩu các mặt hàng xăng, dầu đã chính thức giảm từ 3-5%. Kết quả là CPI cả nước chỉ tăng 0,14%, là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2009 trở lại đây.
Thứ ba, thị trường ngoại tệ tiếp tục ổn định trong tháng 4/2010. Đây là tháng thứ hai liên tiếp tỷ giá USD/VND tiếp tục được giữ ở mức độ ổn định. Có thể nói rằng, Ngân hàng Nhà nước đã thành công khi tấn công mạnh vào giới đầu cơ vàng và điều hòa bình ổn để giá vàng trong nước không cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới.
Thứ tư, việc hạ lãi suất cho vay bằng ngoại tệ (trung bình 3-5%/năm) đã hấp dẫn các doanh nghiệp vay ngoại tệ thay vì vay tiền đồng với lãi suất cao hơn (trung bình 16-18%). Các biện pháp này đã giúp chuyển cung ngoại tệ huy động thành cung ngoại tệ thanh toán, làm giảm căng thẳng tỷ giá. Tính đến ngày 29/4/2010, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do ở mức rất sát với ngưỡng giao dịch tại các ngân hàng thương mại là 18.900 VND/USD.
Thứ năm, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được hỗ trợ bởi thị trường chứng khoán thế giới tăng trưởng ổn định, Dow Jones chinh phục thành công ngưỡng 11.000 điểm sau một thời gian dài kể từ tháng 9/2008.
Lịch sự kiện thị trường chứng khoán theo diễn biến VN-Index trong tháng 4/2010 - Nguồn: AVS
Cổ phiếu vừa và nhỏ lên ngôi
Trong tháng 4, nhà đầu tư đã chứng kiến sự lên ngôi của các cổ phiếu vừa và nhỏ. Cổ phiếu vừa và nhỏ có đặc điểm vốn điều lệ dưới 200-300 tỷ đồng, có số cổ phiếu lưu hành dưới 20-30 triệu đơn vị. Trong các cổ phiếu này, có khá nhiều cổ phiếu có kết quả sản xuất kinh doanh tốt, P/E ở mức thấp hơn trung bình thị trường. Tuy nhiên, do tính thanh khoản thấp nên trong một thời gian dài, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đã bị lãng quên.
Nói thêm về bối cảnh tháng 4/2010, khi dòng tiền vào thị trường không mạnh, trên dưới 2.000 tỷ đồng/phiên thì chưa đủ lực để đẩy các blue-chip tăng giá. Do vậy, đã xuất hiện tình trạng VN-Index dao động trong biên độ hẹp 515-523 điểm khá lâu. Mặc cho chỉ số chính hầu như không thay đổi, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ trên sàn HOSE và HNX vẫn tiếp tục tăng giá với tốc độ nhanh và thanh khoản ngày càng được cải thiện.
Thống kê các cổ phiếu có tốc độ tăng trên 30% trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến ngày 29/4 trên cả hai sàn cho thấy, số lượng cổ phiếu nhóm này trên sàn HNX là 68 mã, gấp hơn 3 lần số lượng cổ phiếu nhóm này trên sàn HOSE (19 mã).
Trong tổng số 87 mã có tốc độ tăng giá trên 30% trong vòng 1 tháng thì số cổ phiếu vừa và nhỏ chiếm khoảng 90%. Điều này cho thấy chiến thuật đầu tư của nhà đầu tư đã thay đổi, linh hoạt hơn với bối cảnh dòng tiền lớn chưa thực sự chảy vào thị trường.
Đây cũng là nguyên nhân lý giải vì sao dòng tiền đầu cơ chảy mạnh vào sàn HNX, nơi có nhiều mã cổ phiếu vừa và nhỏ hấp dẫn. Trong tháng 4 cũng xuất hiện nhiều phiên giao dịch có khối lượng và giá trị giao dịch trên sàn HNX tương đương, thậm chí đã vượt khối lượng và giá trị giao dịch trên sàn HOSE.
Tổng kết những mã cổ phiếu vừa và nhỏ tăng giá mạnh trong tháng 4, chúng tôi nhận thấy các cổ phiếu này thường có các tin hỗ trợ phía trước như tin chia thưởng hấp dẫn, lợi nhuận quý 1/2010 có đột biến, cổ phiếu thoát khỏi diện cảnh báo hoặc có tin phát hành thêm với tỷ lệ lớn (kèm các tin hỗ trợ khác). Điều đặc biệt là các cổ phiếu này thường tăng mạnh khi tin chính thức chưa được công bố.
Thống kê 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất trong tháng 4/2010, cổ phiếu PVC, CVT, HJS, PVE, TNA, HHC, LTC, DCS, SRA và SDH đã tăng từ 94,3 - 140,9%.
Tháng 5, dòng tiền lớn bắt đầu xuất hiện?
Chúng tôi dự báo thị trường chứng khoán sẽ sôi động trong tháng 5/2010, trong đó dòng tiền lớn vào thị trường bắt đầu xuất hiện. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có những phiên mua ròng mạnh trên cả hai sàn.
Các thông tin vĩ mô tích cực như CPI giảm, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm và tăng trưởng tín dụng khôi phục sẽ là các thông tin hỗ trợ cho thị trường đi vào giai đoạn tăng trưởng. Khối lượng giao dịch trên sàn HNX sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do thu hút dòng tiền đầu cơ.
Các cổ phiếu vừa và nhỏ có chỉ số cơ bản tốt mà chưa tăng nhiều sẽ tiếp tục được đưa lên mặt bằng giá mới. Không loại trừ khả năng một số cổ phiếu nhỏ sẽ có tốc độ tăng giá mạnh nếu có tin lợi nhuận đột biến hoặc tin chia thưởng hấp dẫn.
Nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường đã bị pha loãng nhiều, chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật cho thấy hiện tại các cổ phiếu có vốn hóa lớn trên thị trường đang ở vùng đáy, rất thích hợp cho các nhà đầu tư trung và dài hạn.
Dự báo trong tháng 5, các cổ phiếu này tiếp tục chuyển động theo hướng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Chúng tôi cho rằng tháng 5 vẫn là giai đoạn tích lũy quan trọng của các cổ phiếu lớn, để chuẩn bị cho đột phá trong tháng 6.
Cổ phiếu ngành tài chính và ngân hàng dần dần sẽ lấy lại vị thế của mình, nhất là từ nửa cuối tháng 5 khi các tin tức về ngành tài chính ngân hàng dự báo là khả quan. Các chỉ báo kỹ thuật cũng cho thấy cổ phiếu ngành tài chính và ngân hàng đã có sự tích lũy khá lâu, dao động xung quanh vùng đáy một thời gian dài, chỉ cần dòng tiền đủ mạnh vào thị trường kèm thông tin hỗ trợ là có khả năng tăng trở lại, tuy vậy mức độ tăng không mạnh.
Phân tích dòng tiền của chúng tôi cho thấy, để các blue-chip tăng mạnh, dòng tiền vào thị trường cần khoảng 30.000 tỷ đồng trong 10 phiên liên tiếp. Với bối cảnh hiện nay, điều này là khó có khả năng xảy ra trong tháng 5.
Tuy vậy, chúng tôi vẫn cho rằng, VN-Index sẽ vượt qua ngưỡng kháng cự 550-560 điểm ngay trong tháng 5. Đồ thị tuần cũng cho thấy VN-Index vẫn đang bám trong đường trend-line tăng giá trung hạn, đáy sau cao hơn đáy trước (đáy thấp nhất là tuần 18/12/2009). Đường giá cũng nằm trên các đường SMA (50) và SMA (100).
Với quan điểm lạc quan về trung và dài hạn, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư tiếp tục mua và nắm giữ các cổ phiếu cơ bản tốt khi thị trường điều chỉnh. Nhà đầu tư nên chú ý các blue-chip có vốn hóa tầm trung, có tin chia thưởng hoặc lợi nhuận tốt.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể dành một phần danh mục để đầu tư ngắn hạn vào các cổ phiếu nhỏ và vừa có các chỉ số cơ bản tốt và chưa tăng nhiều trong đợt tăng tháng 4 vừa qua. Chúng tôi kỳ vọng tháng 5 tiếp tục là tháng mà nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp tục tăng trưởng độc lập với VN-Index.
* Nhóm tác giả bài viết hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt (AVS).