Chứng khoán thế giới “đại hạ giá”
Việc kinh tế Mỹ dậm chân tại chỗ và lạm phát cao vọt đang phủ những đám mây giông lên thị trường chứng khoán toàn cầu
Việc kinh tế Mỹ dậm chân tại chỗ và lạm phát cao vọt đang phủ những đám mây giông lên thị trường chứng khoán toàn cầu.
Phố Wall một ngày ảm đạm
Chứng khoán Mỹ vừa trải qua hai ngày tổn thất lớn nhất trong hơn một tháng qua, dẫn đầu là cổ phiếu của các nhà sản xuất hàng hóa với lo ngại về sức ì của nền kinh tế Mỹ.
Dow mất 145,91 điểm (1.1%), còn ở mức 13.193,94 điểm, đánh dấu phiên giao dịch có tổn thất lớn nhất của chỉ số này kể từ 15/8. Standard & Poor's 500 trượt 19,09 điểm (1,3%), chỉ còn 1.448,86 điểm. Nasdaq giảm 52,06 điểm (0,2%), còn 2.583,68 điểm. Cổ phiếu giảm giá lấn át cổ phiếu tăng giá với tỷ lệ 5:1.
“Các nhà đầu tư sẽ còn phải tiếp tục nếm trái đắng của thị trường tín dụng”, Wayne Wicker, chuyên viên phân tích đầu tư tại Vantagepoint Funds ở Washington dự báo.
Bước tụt lùi của ngày hôm nay lấy đi 2% thành quả đã đạt được trong năm của S&P 500, trong khi đó Dow đã tăng được 5,7% và Nasdaq tăng 6,6%. Lần đầu tiên trong bốn ngày, trái phiếu kho bạc đắt giá, trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu ảm đạm. Điều này lại “hâm nóng” nhu cầu đối với công cụ nợ của chính phủ, vốn dĩ có độ an toàn cao.
“Chúng ta đều nhìn thấy nền kinh tế đang suy nhược vì giá nhiên liệu tăng và giá nhà ở giảm, và sẽ còn nhiều bước tụt lùi nữa trước khi khép lại năm 2008”, David Darst, Trưởng ban Chiến lược đầu tư tại Morgan Stanley Global Wealth Management ở New York nhận định.
Exxon Mobil Corp., công ty dầu lửa lớn nhất nước Mỹ, mất 1,29 USD, còn ở mức 89,89 USD sau khi giá dầu giảm ngày thứ ba liên tiếp với lo ngại lạm phát và tổn thất thế chấp sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế. Freeport-McMoRan, ông chủ khai khoáng lớn thứ hai thế giới, mất 7,2 USD còn 94,91, mức giảm lớn nhất trong một tháng sau khi giá dầu rơi xuống mức đáy của chín tháng. Micron Technology, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất nước Mỹ giảm 48 cents (5,7 %) còn 7,89 USD, mức sụt giảm lớn nhất của cổ phiếu này trong 11 tuần. Intel Corp., ông chủ sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới mất 57 cents còn 25,72 USD.
Một thước đo của các công ty bán dẫn tham gia vào chỉ số S&P 500 mất 2,1% khi 17 trong số 18 thành viên đều đại hạ giá.
Châu Á mất điểm mạnh
Các chỉ số chính trên thị trường châu Á đồng loạt mất điểm mạnh trong phiên giao dịch chiều qua. Nikkei 225 của Nhật mất hơn 264 điểm, CSI 300 của Trung Quốc giảm hơn 120 điểm, Hang Seng của Hồng Kông tồn thất lớn với gần 1000 điểm, BSE SENSEX 30 của Ấn Độ mất tiêu 770 điểm.
Đây là mức tổn thất lớn nhất của các thị trường này trong 4 tháng qua.
Tại thị trường Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 1,7 % còn 15.249,79 điểm. Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group Inc. dẫn cổ phiếu các ngân hàng xuống dốc sau khi Nomura Holdings Inc. cho biết ông chủ cho vay lớn thứ ba nước Nhật này đang lo sốt vó về khoản đóng góp quá nhiều vào quỹ hỗ trợ subprime.
Cổ phiếu của Mitsubishi UFJ, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản tính theo giá trị thị trường, mất 4,3%, còn 1.028 Yên. Cổ phiếu của Sumitomo Mitsui Financial Group Inc., ngân hàng lớn thứ hai giảm 3,7%, xuống 825.000 Yên, nới rộng khoảng cách sụt giảm của chỉ số này trong bốn phiên giao dịch vừa qua đến 14 %. Cổ phiếu của Mizuho Financial Group Inc., ngân hàng có độ lớn xếp thứ 3 cũng mất 5% còn 533.000 Yên, mức giá đóng cửa thấp nhất của cổ phiếu này kể từ 22/11.
Báo Nikkei của Nhật cho biết, những ông chủ nợ này phải đáp lại yêu cầu của các ngân hàng Mỹ về việc đóng góp 5 tỷ USD cho quỹ hỗ trợ subprime trong tuần này. "Con số này là một gánh quá nặng đối với các cổ phiếu ngân hàng", Keisuke Moriyama - một nhà phân tích của Nomura - viết như vậy trong một báo cáo được công bố hôm qua.
Chỉ số Taiex của Đài Loan đã giảm 20% kể từ đỉnh cao của ngày 19/10, theo đánh giá của giới phân tích đây là điểm vào của một thị trường dạng gấu. “Đây chắc chắn là một thị trường dạng gấu (bear market). Nhiều người có thể cảm thấy thế giới như đang sụp đổ. Các cổ phiếu sẽ còn sụt giảm nhiều hơn nữa trước khi bức tranh kinh tế toàn cầu trở nên rõ ràng”, Michael On giám đốc quản lý tại Beyond Asset Management Co., ở Đài Loan đánh giá.
Chứng khoán ở châu Âu cũng sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua. Các hàn thử biểu của 18 quốc gia ở châu Âu cũng đều mất điểm trừ Bồ Đào Nha. CAC 40 của Pháp và DAX của Đức đều mất 1,6%, FTSE 100 của Anh trượt 1,9%, Stoxx 50 và Euro Stoxx 50 cùng tụt 1,7%.
Phố Wall một ngày ảm đạm
Chứng khoán Mỹ vừa trải qua hai ngày tổn thất lớn nhất trong hơn một tháng qua, dẫn đầu là cổ phiếu của các nhà sản xuất hàng hóa với lo ngại về sức ì của nền kinh tế Mỹ.
Dow mất 145,91 điểm (1.1%), còn ở mức 13.193,94 điểm, đánh dấu phiên giao dịch có tổn thất lớn nhất của chỉ số này kể từ 15/8. Standard & Poor's 500 trượt 19,09 điểm (1,3%), chỉ còn 1.448,86 điểm. Nasdaq giảm 52,06 điểm (0,2%), còn 2.583,68 điểm. Cổ phiếu giảm giá lấn át cổ phiếu tăng giá với tỷ lệ 5:1.
“Các nhà đầu tư sẽ còn phải tiếp tục nếm trái đắng của thị trường tín dụng”, Wayne Wicker, chuyên viên phân tích đầu tư tại Vantagepoint Funds ở Washington dự báo.
Bước tụt lùi của ngày hôm nay lấy đi 2% thành quả đã đạt được trong năm của S&P 500, trong khi đó Dow đã tăng được 5,7% và Nasdaq tăng 6,6%. Lần đầu tiên trong bốn ngày, trái phiếu kho bạc đắt giá, trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu ảm đạm. Điều này lại “hâm nóng” nhu cầu đối với công cụ nợ của chính phủ, vốn dĩ có độ an toàn cao.
“Chúng ta đều nhìn thấy nền kinh tế đang suy nhược vì giá nhiên liệu tăng và giá nhà ở giảm, và sẽ còn nhiều bước tụt lùi nữa trước khi khép lại năm 2008”, David Darst, Trưởng ban Chiến lược đầu tư tại Morgan Stanley Global Wealth Management ở New York nhận định.
Exxon Mobil Corp., công ty dầu lửa lớn nhất nước Mỹ, mất 1,29 USD, còn ở mức 89,89 USD sau khi giá dầu giảm ngày thứ ba liên tiếp với lo ngại lạm phát và tổn thất thế chấp sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế. Freeport-McMoRan, ông chủ khai khoáng lớn thứ hai thế giới, mất 7,2 USD còn 94,91, mức giảm lớn nhất trong một tháng sau khi giá dầu rơi xuống mức đáy của chín tháng. Micron Technology, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất nước Mỹ giảm 48 cents (5,7 %) còn 7,89 USD, mức sụt giảm lớn nhất của cổ phiếu này trong 11 tuần. Intel Corp., ông chủ sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới mất 57 cents còn 25,72 USD.
Một thước đo của các công ty bán dẫn tham gia vào chỉ số S&P 500 mất 2,1% khi 17 trong số 18 thành viên đều đại hạ giá.
Châu Á mất điểm mạnh
Các chỉ số chính trên thị trường châu Á đồng loạt mất điểm mạnh trong phiên giao dịch chiều qua. Nikkei 225 của Nhật mất hơn 264 điểm, CSI 300 của Trung Quốc giảm hơn 120 điểm, Hang Seng của Hồng Kông tồn thất lớn với gần 1000 điểm, BSE SENSEX 30 của Ấn Độ mất tiêu 770 điểm.
Đây là mức tổn thất lớn nhất của các thị trường này trong 4 tháng qua.
Tại thị trường Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 1,7 % còn 15.249,79 điểm. Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group Inc. dẫn cổ phiếu các ngân hàng xuống dốc sau khi Nomura Holdings Inc. cho biết ông chủ cho vay lớn thứ ba nước Nhật này đang lo sốt vó về khoản đóng góp quá nhiều vào quỹ hỗ trợ subprime.
Cổ phiếu của Mitsubishi UFJ, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản tính theo giá trị thị trường, mất 4,3%, còn 1.028 Yên. Cổ phiếu của Sumitomo Mitsui Financial Group Inc., ngân hàng lớn thứ hai giảm 3,7%, xuống 825.000 Yên, nới rộng khoảng cách sụt giảm của chỉ số này trong bốn phiên giao dịch vừa qua đến 14 %. Cổ phiếu của Mizuho Financial Group Inc., ngân hàng có độ lớn xếp thứ 3 cũng mất 5% còn 533.000 Yên, mức giá đóng cửa thấp nhất của cổ phiếu này kể từ 22/11.
Báo Nikkei của Nhật cho biết, những ông chủ nợ này phải đáp lại yêu cầu của các ngân hàng Mỹ về việc đóng góp 5 tỷ USD cho quỹ hỗ trợ subprime trong tuần này. "Con số này là một gánh quá nặng đối với các cổ phiếu ngân hàng", Keisuke Moriyama - một nhà phân tích của Nomura - viết như vậy trong một báo cáo được công bố hôm qua.
Chỉ số Taiex của Đài Loan đã giảm 20% kể từ đỉnh cao của ngày 19/10, theo đánh giá của giới phân tích đây là điểm vào của một thị trường dạng gấu. “Đây chắc chắn là một thị trường dạng gấu (bear market). Nhiều người có thể cảm thấy thế giới như đang sụp đổ. Các cổ phiếu sẽ còn sụt giảm nhiều hơn nữa trước khi bức tranh kinh tế toàn cầu trở nên rõ ràng”, Michael On giám đốc quản lý tại Beyond Asset Management Co., ở Đài Loan đánh giá.
Chứng khoán ở châu Âu cũng sụt giảm mạnh trong phiên giao dịch hôm qua. Các hàn thử biểu của 18 quốc gia ở châu Âu cũng đều mất điểm trừ Bồ Đào Nha. CAC 40 của Pháp và DAX của Đức đều mất 1,6%, FTSE 100 của Anh trượt 1,9%, Stoxx 50 và Euro Stoxx 50 cùng tụt 1,7%.