Chứng khoán thế giới: Hồi hộp chờ thông tin
Khả năng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất USD gây nhiều sự chú ý trên thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/4
Khả năng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất USD gây nhiều sự chú ý trên thị trường chứng khoán thế giới ngày 28/4.
Chứng khoán châu Á: Trung Quốc giảm điểm
Chứng khoán châu Á đã có phiên mở hàng đầu tuần tương đối thành công khi đa số các chỉ số chính đều tăng điểm, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc giảm điểm.
Thông tin từ Nhật cho hay, doanh số bán lẻ của nước này trong tháng ba tăng 0,5% so với tháng hai và trong quý 1/2008 tăng 1,1%.
Các nhà kinh tế Nhật nhận định, doanh số bán lẻ tăng một phần do giá cả hàng hóa nước này đã tăng cao trong thời gian qua, được biết lạm phát của Nhật trong quý 1/2008 tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Chứng khoán Nhật phiên này tăng 131,77 điểm, tương đương 0,22%, đóng cửa ở mức 9.079,60. Nguyên nhân tăng điểm do giá cổ phiếu của nhiều hãng tài chính, hãng Sanyo Electric, Honda Motor tăng đã kéo thị trường đi lên.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông đã tăng điểm trở lại. Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số Hang Seng tăng 0,59%.
Nguyên nhân tăng điểm do giá cổ phiếu thuộc nhóm các blue-chip như HSBC, Wing Lung Bank và một số công ty bảo hiểm, ngân hàng của Trung Quốc niêm yết ở đây tăng điểm mạnh mẽ.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này đã tăng điểm sau khi liên tục giảm điểm bốn phiên trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 1,47%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,52%. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc giảm 0,08%.
Cuối cùng, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm điểm khi thông tin về lợi nhuận một số hãng bảo hiểm giảm và nhiều dự báo cho thấy lợi nhuận của nhiều hãng khác cũng có thể sẽ giảm đã đẩy chỉ số Shanghai Composite giảm 2,33%.
Chứng khoán Châu Âu: Khối ngân hàng, khai mỏ tăng mạnh
Hãng TNT của Hà Lan đã công bố tình hình kinh doanh quý 1/2008, theo đó, thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) đạt 289 triệu Euro, tương đương 450,6 triệu USD, giảm 17,7% so với quý 1/2007.
Ngoài ra nhà sản xuất thiết bị gia đình lớn thứ hai thế giới, Electrolux của Thụy Điển cũng công bố thông tin về lợi nhuận thấp hơn mức dự báo. Tuy vậy, nhờ giá cổ phiếu của khối tài chính, khai mỏ tăng mạnh nên đã đưa các chỉ số DAX, CAC 40 tăng điểm, chỉ số FTSE gần như không có sự thay đổi so với phiên đóng cửa cuối tuần trước.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1 điểm, tương ứng -0,02%, đóng cửa ở mức 6.090,40.
Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: Chỉ số DAX phiên này tăng 0,42%, trong khi đó chỉ số CAC 40 tăng 0,69%.
Chứng khoán Mỹ: Khả năng giảm lãi suất USD
Hôm thứ tư, truyền thông Mỹ đã đưa tin về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản trong phiên họp vào ngày thứ tư tới. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, có thể FED sẽ cắt giảm 0,25% điểm, đưa lãi suất cơ bản của Mỹ về mức 2%/năm.
Liên quan đến tình hình kinh doanh của các tập đoàn Mỹ, hãng VISA vừa công bố tình hình kinh doanh trong quý 1/2008, theo đó, doanh thu của hãng đạt 1,5 tỷ USD, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 52 cent, đây là kết quả tốt hơn dự báo trước đó của giới phân tích.
Tính đến nay, đã có 261 công ty trong chỉ số S&P 500 công bố lợi nhuận quý 1/2008, trong đó có 63% công ty công bố lợi nhuận vượt mức dự báo, 13% bằng mức dự báo và 24% thấp hơn dự báo.
Nhưng vậy có thể thấy đây là kết quả thành công về mặt số lượng các công ty tăng trưởng, tuy nhiên sức ảnh hưởng của chỉ số này thì phụ thuộc các tập đoàn lớn, trong đó có nhiều ngân hàng công bố kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc giảm mạnh.
Vì vậy trong lúc nhiều hãng lớn chưa công bố lợi nhuận thì chưa thể đưa ra những đánh giá cụ thể về sự tăng hay giảm của chỉ số này trong thời gian tới.
Thông tin khác liên quan đến nhà sản xuất ôtô Mỹ, tỷ phú Kirk Kerkorian, người đã mua 100 triệu cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô Ford trong hơn 3 tuần qua, tiếp tục chào mua 20 triệu cổ phiếu phát hành thêm của hãng này với tổng giá trị 170 triệu USD, tương đương với 8,5 USD/cổ phiếu. Thông tin này đã đẩy giá cổ phiếu Ford tăng hơn 9% so với giá đóng cửa tuần trước.
Liên quan đến vụ mua bán và sáp nhập có giá trị lên đến hơn 20 tỷ USD, hãng Mars cùng với sự hậu thuẫn của hãng Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã chào giá 23 tỷ USD để mua lại nhà sản xuất kẹo Wrigley, hãng kẹo nổi tiếng trong đó có thương hiệu kẹo cao su Doublemint.
Ngược với thông tin mua bán sáp nhập trên, hôm thứ hai, hãng hàng không Continental Airlines đã tuyên bố sẽ không theo đuổi vụ sáp nhập với United Airlines để trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới nữa. Continental Airlines cho rằng sẽ tốt hơn nếu họ tự đứng một mình. Được biết, trong quý 1/2008, kết quả kinh doanh của hãng này lỗ 80 triệu USD.
Trước động thái đó của Continental Airlines, United Airlines vẫn chưa đưa ra lời bình luận nào.
Liên quan đến giá dầu, một thông tin đang gây “sốc” khi Chủ tịch Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa(OPEC), Chakib Khelil nhận định rằng giá dầu có thể lên đến 200 USD/thùng. Ông cũng đưa ra dự báo, "nếu USD tăng thêm 10% thì có thể giá dầu sẽ giảm 40%".
Trong khi đó, trong phiên giao dịch đầu tuần giá dầu giao tháng năm tại New York có lúc tăng lên 119,93 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 118,75 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch này không có những đột biến do các nhà đầu tư vẫn đang chờ động thái tiếp theo của FED về cắt giảm lãi suất cơ bản. Phiên này chỉ số Nasdaq tăng điểm, trong khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm nhẹ.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 20,11 điểm, tương đương -0,16%, đóng cửa ở mức 12.871,75.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 1,47 điểm, tương ứng với 0,06%, đóng ở mức 2.424,40.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 1,47 điểm, tương đương -0,11%, đóng cửa ở mức 1.396,37.
Chứng khoán châu Á: Trung Quốc giảm điểm
Chứng khoán châu Á đã có phiên mở hàng đầu tuần tương đối thành công khi đa số các chỉ số chính đều tăng điểm, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc giảm điểm.
Thông tin từ Nhật cho hay, doanh số bán lẻ của nước này trong tháng ba tăng 0,5% so với tháng hai và trong quý 1/2008 tăng 1,1%.
Các nhà kinh tế Nhật nhận định, doanh số bán lẻ tăng một phần do giá cả hàng hóa nước này đã tăng cao trong thời gian qua, được biết lạm phát của Nhật trong quý 1/2008 tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.
Chứng khoán Nhật phiên này tăng 131,77 điểm, tương đương 0,22%, đóng cửa ở mức 9.079,60. Nguyên nhân tăng điểm do giá cổ phiếu của nhiều hãng tài chính, hãng Sanyo Electric, Honda Motor tăng đã kéo thị trường đi lên.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông đã tăng điểm trở lại. Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số Hang Seng tăng 0,59%.
Nguyên nhân tăng điểm do giá cổ phiếu thuộc nhóm các blue-chip như HSBC, Wing Lung Bank và một số công ty bảo hiểm, ngân hàng của Trung Quốc niêm yết ở đây tăng điểm mạnh mẽ.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này đã tăng điểm sau khi liên tục giảm điểm bốn phiên trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số này tăng 1,47%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,52%. Chỉ số KOSPI Composite Hàn Quốc giảm 0,08%.
Cuối cùng, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm điểm khi thông tin về lợi nhuận một số hãng bảo hiểm giảm và nhiều dự báo cho thấy lợi nhuận của nhiều hãng khác cũng có thể sẽ giảm đã đẩy chỉ số Shanghai Composite giảm 2,33%.
Chứng khoán Châu Âu: Khối ngân hàng, khai mỏ tăng mạnh
Hãng TNT của Hà Lan đã công bố tình hình kinh doanh quý 1/2008, theo đó, thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) đạt 289 triệu Euro, tương đương 450,6 triệu USD, giảm 17,7% so với quý 1/2007.
Ngoài ra nhà sản xuất thiết bị gia đình lớn thứ hai thế giới, Electrolux của Thụy Điển cũng công bố thông tin về lợi nhuận thấp hơn mức dự báo. Tuy vậy, nhờ giá cổ phiếu của khối tài chính, khai mỏ tăng mạnh nên đã đưa các chỉ số DAX, CAC 40 tăng điểm, chỉ số FTSE gần như không có sự thay đổi so với phiên đóng cửa cuối tuần trước.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 1 điểm, tương ứng -0,02%, đóng cửa ở mức 6.090,40.
Điểm qua chứng khoán Đức và Pháp: Chỉ số DAX phiên này tăng 0,42%, trong khi đó chỉ số CAC 40 tăng 0,69%.
Chứng khoán Mỹ: Khả năng giảm lãi suất USD
Hôm thứ tư, truyền thông Mỹ đã đưa tin về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản trong phiên họp vào ngày thứ tư tới. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, có thể FED sẽ cắt giảm 0,25% điểm, đưa lãi suất cơ bản của Mỹ về mức 2%/năm.
Liên quan đến tình hình kinh doanh của các tập đoàn Mỹ, hãng VISA vừa công bố tình hình kinh doanh trong quý 1/2008, theo đó, doanh thu của hãng đạt 1,5 tỷ USD, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 52 cent, đây là kết quả tốt hơn dự báo trước đó của giới phân tích.
Tính đến nay, đã có 261 công ty trong chỉ số S&P 500 công bố lợi nhuận quý 1/2008, trong đó có 63% công ty công bố lợi nhuận vượt mức dự báo, 13% bằng mức dự báo và 24% thấp hơn dự báo.
Nhưng vậy có thể thấy đây là kết quả thành công về mặt số lượng các công ty tăng trưởng, tuy nhiên sức ảnh hưởng của chỉ số này thì phụ thuộc các tập đoàn lớn, trong đó có nhiều ngân hàng công bố kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc giảm mạnh.
Vì vậy trong lúc nhiều hãng lớn chưa công bố lợi nhuận thì chưa thể đưa ra những đánh giá cụ thể về sự tăng hay giảm của chỉ số này trong thời gian tới.
Thông tin khác liên quan đến nhà sản xuất ôtô Mỹ, tỷ phú Kirk Kerkorian, người đã mua 100 triệu cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô Ford trong hơn 3 tuần qua, tiếp tục chào mua 20 triệu cổ phiếu phát hành thêm của hãng này với tổng giá trị 170 triệu USD, tương đương với 8,5 USD/cổ phiếu. Thông tin này đã đẩy giá cổ phiếu Ford tăng hơn 9% so với giá đóng cửa tuần trước.
Liên quan đến vụ mua bán và sáp nhập có giá trị lên đến hơn 20 tỷ USD, hãng Mars cùng với sự hậu thuẫn của hãng Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã chào giá 23 tỷ USD để mua lại nhà sản xuất kẹo Wrigley, hãng kẹo nổi tiếng trong đó có thương hiệu kẹo cao su Doublemint.
Ngược với thông tin mua bán sáp nhập trên, hôm thứ hai, hãng hàng không Continental Airlines đã tuyên bố sẽ không theo đuổi vụ sáp nhập với United Airlines để trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới nữa. Continental Airlines cho rằng sẽ tốt hơn nếu họ tự đứng một mình. Được biết, trong quý 1/2008, kết quả kinh doanh của hãng này lỗ 80 triệu USD.
Trước động thái đó của Continental Airlines, United Airlines vẫn chưa đưa ra lời bình luận nào.
Liên quan đến giá dầu, một thông tin đang gây “sốc” khi Chủ tịch Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa(OPEC), Chakib Khelil nhận định rằng giá dầu có thể lên đến 200 USD/thùng. Ông cũng đưa ra dự báo, "nếu USD tăng thêm 10% thì có thể giá dầu sẽ giảm 40%".
Trong khi đó, trong phiên giao dịch đầu tuần giá dầu giao tháng năm tại New York có lúc tăng lên 119,93 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 118,75 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch này không có những đột biến do các nhà đầu tư vẫn đang chờ động thái tiếp theo của FED về cắt giảm lãi suất cơ bản. Phiên này chỉ số Nasdaq tăng điểm, trong khi chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm nhẹ.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 20,11 điểm, tương đương -0,16%, đóng cửa ở mức 12.871,75.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 1,47 điểm, tương ứng với 0,06%, đóng ở mức 2.424,40.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 1,47 điểm, tương đương -0,11%, đóng cửa ở mức 1.396,37.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.891,86 | 12.871,75 | -20,11 | -0,16 |
Nasdaq | 2.422,93 | 2.424,40 | +1,47 | +0,06 | |
S&P 500 | 1.397,84 | 1.396,37 | -1,47 | -0,11 | |
Anh | FTSE 100 | 6.091,40 | 6.090,40 | -1,00 | -0,02 |
Đức | DAX | 6.896,58 | 6.925,33 | +28,75 | +0,42 |
Pháp | CAC 40 | 4.978,21 | 5.012,75 | +34,54 | +0,69 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.947,83 | 9.079,60 | +131,77 | +1,47 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.863,47 | 13.894,37 | +30,90 | +0,22 |
Hồng Kông | Hang Seng | 25.516,78 | 25.666,29 | +149,51 | +0,59 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.824,68 | 1.823,17 | -1,51 | -0,08 |
Singapore | Straits Times | 3.190,30 | 3.205,91 | +16,71 | +0,52 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.557,75 | 3.474,72 | -83,03 | -2,33 |