Chứng khoán thế giới: Ngày của khối ngân hàng
Ngày 16/6, chứng khoán châu Âu và Mỹ có diễn biến ảm đạm trong khi giá dầu có lúc đã vượt lên gần 140 USD/thùng
Ngày 16/6, chứng khoán châu Âu và Mỹ có diễn biến ảm đạm trong khi giá dầu có lúc đã vượt lên gần 140 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Ngày của khối ngân hàng
Giá dầu thô giao tháng Bảy tại NYMEX trong phiên giao dịch hôm thứ Hai có lúc đã vượt lên 139,89 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 134,61 USD/thùng, giảm 25 cent/thùng so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Cùng ngày, Ngân hàng Lehman Brothers vừa công bố khoản lỗ 2,8 tỷ USD trong quý 2/2008, tương đương với con số được dự báo trước đó.
Với kết quả kinh doanh không có gì gây bất ngờ này, giới phân tích nhận định rằng, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Mỹ sẽ tiếp tục phải bơm thêm vốn để bù lỗ cho hoạt động kinh doanh. Hiện ngân hàng này đang nắm 60 tỷ USD giá trị tài sản cầm cố, tài sản bất động sản và chứng khoán nợ được đảm bảo bởi tài sản.
Điểm đáng chú ý nhất là thông tin Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ chưa có kế hoạch tăng lãi suất cơ bản và Lehman Brothers dù thông báo lỗ nhưng không đưa ra thông tin phải bơm thêm vốn nên đã giúp cổ phiếu khối ngân hàng khởi sắc. Cổ phiếu của Lehman Brothers tăng 5,39%, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Bank of America tăng lần lượt là 2,13%, 3,05% và 1,81%.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch đầu tuần ghi nhận đà tăng điểm của chỉ số Nasdaq và chỉ số S&P 500 nhưng sắc xanh vẫn chưa thể xuất hiện ở chỉ số Dow Jones.
Sự mất điểm của chỉ số này do cổ phiếu của hãng Coca – Cola giảm 2,24%, Verizon giảm 2,92%, AT&T giảm 1,39%.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 38,27 điểm, tương đương -0,31%, đóng cửa ở mức 12.269,08.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 20,28 điểm, tương ứng 0,83%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.474,78.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 0,11 điểm, tương đương 0,01%, đóng cửa ở mức 1.360,14.
Chứng khoán châu Âu: Sắc đỏ trong nỗi lo lạm phát
Giá cả lương thực - thực phẩm và nhiên liệu tăng cao đã khiến lạm phát ở 15 nước sử dụng chung đồng Euro trong tháng Năm tăng 0,6% so với tháng Tư và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1997. Trong đó, giá lương thực – thực phẩm đã tăng 5,7%, giá năng lượng tăng 13,7%.
Nếu loại trừ giá lương thực - thực phẩm và năng lượng hay nói cách khác lạm phát lõi (cơ bản) của khu vực này trong tháng Năm tăng 0,2% so với tháng Tư và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng của lạm phát trong tháng Năm cao hơn 0,1% so với dự báo trước đó của giới phân tích và được cho là đáng lo ngại nếu so với mức tăng lạm phát hàng năm trong tháng Ba là 3,6% và tháng Tư là 3,6%.
Theo giới phân tích, trước số liệu về lạm phát leo thang vừa được công bố, rất có thể Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ nâng lãi suất cơ bản từ 4% lên 4,25%/năm để kiềm chế lạm phát.
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch đầu tuần đồng loạt giảm điểm do thông tin về lạm phát tăng cao. Lạm phát tăng cao sẽ tác động đến phát triển kinh tế, giá dầu tăng trở lại…là những nhân tố cản bước khiến cổ phiếu ở châu Âu trong đà đi xuống, đặc biệt là sự sụt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên này giảm 8,20 điểm, tương đương -0,14%, đóng cửa ở mức 5.794,60, khối lượng giao dịch đạt 2,05 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 0,52%, khối lượng giao dịch đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng có mức giảm 0,52%, khối lượng giao dịch đạt 137 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Làn sóng tăng giá
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch đầu tuần đã tạo nên làn sóng tăng giá khi tất cả các chỉ số chính đều vươn lên và duy trì sắc xanh đến hết ngày giao dịch. Bất ngờ đã xảy ra khi thị trị trường Nhật tạo sự bứt phá và vượt qua tất cả các thị trường còn lại để duy trì vị trí đứng đầu về biên độ tăng giá.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục đà tăng điểm của phiên giao dịch cuối tuần trước do được hỗ trợ của nhiều thông tin tích cực hơn từ thị trường chứng khoán và thông tin về lạm phát ở Mỹ.
Bên cạnh đó giá USD đã liên tục tăng giá và hiện 1 USD ăn 108,27 Yên, mức cao nhất trong vòng bốn tháng qua. Sự mất giá của đồng Yên so với USD đã đẩy cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Canon, Toyota, Mitsubishi tăng mạnh. Ngoài ra, động lực khác giúp Nikkei 225 tăng điểm đến từ cổ phiếu của nhà sản xuất pin lớn nhất Nhật, GS Yuasa.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 380,64 điểm, tương đương 2,72%, đóng cửa ở mức 14.354,37.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên giao dịch hôm thứ Hai đã tăng 1,94% sau bốn ngày đi xuống trước đó. Nhờ vào mức tăng ấn tượng của ngày giao dịch đầu tuần nên chỉ số này vượt lên mốc 23.000 điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,79%. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên này tăng 1,93%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc tăng 0,77%.
Thông tin từ Cơ quan thống kê Trung Quốc cho hay, trong tháng Năm, sản xuất công nghiệp của nước này đã tăng 16,0% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,3% so với dự báo trước đó. Như vậy, trong năm tháng đầu năm nay, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của nền kinh tế số hai châu Á này đạt 16,3%.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc phiên giao dịch đầu tuần đã tăng điểm trở lại sau khi liên tục giảm điểm trong tuần trước và đánh mất hơn 13% giá trị. Sự tăng điểm trong phiên này được cho là phiên điều chỉnh sau khi nhiều cổ phiếu đã mất đi hàng chục phần trăm trong tuần trước.
Tuy tăng điểm trong phiên này nhưng giới phân tích tiếp tục đưa ra nhận định rằng với chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Trung ương thì chứng khoán Trung Quốc trong thời gian tới sẽ tiếp tục đứng trước những thách thức, nhất là khi chỉ số này đã xuống dưới ngưỡng mà giới đầu tư vẫn hy vọng đó là “đáy”, 3.000 điểm.
Chứng khoán Mỹ: Ngày của khối ngân hàng
Giá dầu thô giao tháng Bảy tại NYMEX trong phiên giao dịch hôm thứ Hai có lúc đã vượt lên 139,89 USD/thùng trước khi đóng cửa ở mức 134,61 USD/thùng, giảm 25 cent/thùng so với phiên giao dịch cuối tuần trước.
Cùng ngày, Ngân hàng Lehman Brothers vừa công bố khoản lỗ 2,8 tỷ USD trong quý 2/2008, tương đương với con số được dự báo trước đó.
Với kết quả kinh doanh không có gì gây bất ngờ này, giới phân tích nhận định rằng, ngân hàng đầu tư lớn thứ tư ở Mỹ sẽ tiếp tục phải bơm thêm vốn để bù lỗ cho hoạt động kinh doanh. Hiện ngân hàng này đang nắm 60 tỷ USD giá trị tài sản cầm cố, tài sản bất động sản và chứng khoán nợ được đảm bảo bởi tài sản.
Điểm đáng chú ý nhất là thông tin Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ chưa có kế hoạch tăng lãi suất cơ bản và Lehman Brothers dù thông báo lỗ nhưng không đưa ra thông tin phải bơm thêm vốn nên đã giúp cổ phiếu khối ngân hàng khởi sắc. Cổ phiếu của Lehman Brothers tăng 5,39%, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Bank of America tăng lần lượt là 2,13%, 3,05% và 1,81%.
Chứng khoán Mỹ phiên giao dịch đầu tuần ghi nhận đà tăng điểm của chỉ số Nasdaq và chỉ số S&P 500 nhưng sắc xanh vẫn chưa thể xuất hiện ở chỉ số Dow Jones.
Sự mất điểm của chỉ số này do cổ phiếu của hãng Coca – Cola giảm 2,24%, Verizon giảm 2,92%, AT&T giảm 1,39%.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 38,27 điểm, tương đương -0,31%, đóng cửa ở mức 12.269,08.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 20,28 điểm, tương ứng 0,83%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.474,78.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 0,11 điểm, tương đương 0,01%, đóng cửa ở mức 1.360,14.
Chứng khoán châu Âu: Sắc đỏ trong nỗi lo lạm phát
Giá cả lương thực - thực phẩm và nhiên liệu tăng cao đã khiến lạm phát ở 15 nước sử dụng chung đồng Euro trong tháng Năm tăng 0,6% so với tháng Tư và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1997. Trong đó, giá lương thực – thực phẩm đã tăng 5,7%, giá năng lượng tăng 13,7%.
Nếu loại trừ giá lương thực - thực phẩm và năng lượng hay nói cách khác lạm phát lõi (cơ bản) của khu vực này trong tháng Năm tăng 0,2% so với tháng Tư và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng của lạm phát trong tháng Năm cao hơn 0,1% so với dự báo trước đó của giới phân tích và được cho là đáng lo ngại nếu so với mức tăng lạm phát hàng năm trong tháng Ba là 3,6% và tháng Tư là 3,6%.
Theo giới phân tích, trước số liệu về lạm phát leo thang vừa được công bố, rất có thể Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ nâng lãi suất cơ bản từ 4% lên 4,25%/năm để kiềm chế lạm phát.
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch đầu tuần đồng loạt giảm điểm do thông tin về lạm phát tăng cao. Lạm phát tăng cao sẽ tác động đến phát triển kinh tế, giá dầu tăng trở lại…là những nhân tố cản bước khiến cổ phiếu ở châu Âu trong đà đi xuống, đặc biệt là sự sụt giảm của cổ phiếu khối ngân hàng.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên này giảm 8,20 điểm, tương đương -0,14%, đóng cửa ở mức 5.794,60, khối lượng giao dịch đạt 2,05 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 0,52%, khối lượng giao dịch đạt 4,29 tỷ cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp cũng có mức giảm 0,52%, khối lượng giao dịch đạt 137 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Làn sóng tăng giá
Chứng khoán châu Á phiên giao dịch đầu tuần đã tạo nên làn sóng tăng giá khi tất cả các chỉ số chính đều vươn lên và duy trì sắc xanh đến hết ngày giao dịch. Bất ngờ đã xảy ra khi thị trị trường Nhật tạo sự bứt phá và vượt qua tất cả các thị trường còn lại để duy trì vị trí đứng đầu về biên độ tăng giá.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch đầu tuần tiếp tục đà tăng điểm của phiên giao dịch cuối tuần trước do được hỗ trợ của nhiều thông tin tích cực hơn từ thị trường chứng khoán và thông tin về lạm phát ở Mỹ.
Bên cạnh đó giá USD đã liên tục tăng giá và hiện 1 USD ăn 108,27 Yên, mức cao nhất trong vòng bốn tháng qua. Sự mất giá của đồng Yên so với USD đã đẩy cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Canon, Toyota, Mitsubishi tăng mạnh. Ngoài ra, động lực khác giúp Nikkei 225 tăng điểm đến từ cổ phiếu của nhà sản xuất pin lớn nhất Nhật, GS Yuasa.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 380,64 điểm, tương đương 2,72%, đóng cửa ở mức 14.354,37.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông phiên giao dịch hôm thứ Hai đã tăng 1,94% sau bốn ngày đi xuống trước đó. Nhờ vào mức tăng ấn tượng của ngày giao dịch đầu tuần nên chỉ số này vượt lên mốc 23.000 điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,79%. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên này tăng 1,93%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc tăng 0,77%.
Thông tin từ Cơ quan thống kê Trung Quốc cho hay, trong tháng Năm, sản xuất công nghiệp của nước này đã tăng 16,0% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,3% so với dự báo trước đó. Như vậy, trong năm tháng đầu năm nay, tăng trưởng sản xuất công nghiệp của nền kinh tế số hai châu Á này đạt 16,3%.
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc phiên giao dịch đầu tuần đã tăng điểm trở lại sau khi liên tục giảm điểm trong tuần trước và đánh mất hơn 13% giá trị. Sự tăng điểm trong phiên này được cho là phiên điều chỉnh sau khi nhiều cổ phiếu đã mất đi hàng chục phần trăm trong tuần trước.
Tuy tăng điểm trong phiên này nhưng giới phân tích tiếp tục đưa ra nhận định rằng với chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Trung ương thì chứng khoán Trung Quốc trong thời gian tới sẽ tiếp tục đứng trước những thách thức, nhất là khi chỉ số này đã xuống dưới ngưỡng mà giới đầu tư vẫn hy vọng đó là “đáy”, 3.000 điểm.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.307,35 | 12.269,08 | -38,27 | -0,31 |
Nasdaq | 2.454,50 | 2.474,78 | +20,28 | +0,83 | |
S&P 500 | 1.360,03 | 1.360,14 | +0,11 | +0,01 | |
Anh | FTSE 100 | 5.802,80 | 5.794,60 | -8,20 | -0,14 |
Đức | DAX | 4.682.30 | 6.729,88 | -35,44 | -0,52 |
Pháp | CAC 40 | 6.765,32 | 4.657,74 | -24,56 | -0,52 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.105,59 | 8.169,77 | +64,18 | +0,79 |
Nhật | Nikkei 225 | 13.973,73 | 14.354,37 | +380,64 | +2,72 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.592,30 | 23.029,69 | +437,39 | +1,94 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.747,35 | 1.760,82 | +13,47 | +0,77 |
Singapore | Straits Times | 2.979,56 | 3.036,92 | +57,36 | +1,93 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.868,80 | 2.874,10 | +5,30 | +0,18 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |