Chứng khoán thế giới: Tin vui từ tăng trưởng GDP
Ngày 15/5, thị trường Mỹ bứt phá, trong khi thông tin về mức tăng trưởng GDP ở nhiều nền kinh tế đầu tàu đã vượt qua dự báo
Ngày 15/5, thị trường Mỹ bứt phá, trong khi thông tin về mức tăng trưởng GDP ở nhiều nền kinh tế đầu tàu đã vượt qua dự báo.
Chứng khoán châu Á: Hàn Quốc khởi sắc
Chứng khoán châu Á lại tiếp tục khởi sắc sau thông tin tích cực về tình hình lạm phát của Mỹ giảm hơn so với dự báo trước đó. Dù màu xanh cơ bản vẫn hiện diện trên hầu hết các chỉ số chính, tuy nhiên sau khi tăng điểm gần 3% phiên trước đó, chứng khoán Trung Quốc đã đảo chiều và kéo theo thị trường Hồng Kông giảm điểm.
Thông tin từ hãng truyền thông CNBC của Mỹ cho hay, Chính phủ Nhật nói rằng kinh tế nước này đạt tăng trưởng hàng năm 3,3% trong quý 1/2008, thông tin này gây bất ngờ với giới phân tích vì nó vượt xa kỳ vọng của họ. Thông báo chính thức về tăng trưởng kinh tế Nhật sẽ được công bố ngày thứ sáu 16/5.
Chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm do thông tin khả quan về viễn cảnh lợi nhuận của hãng Sony sẽ cao hơn dự báo, trong khi đồng Yên giảm giá so với USD và hiện ở mức 1 USD = 105 Yên, đã thúc đẩy các cổ phiếu của các nhà xuất khẩu tăng điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 133,19 điểm, tương đương 0,94%, đóng cửa ở mức 14.251,74.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông tiếp tục có phiên giảm điểm và sự trùng lặp ngẫu nhiên đã xảy ra khi chỉ số Hang Seng lại giảm 0,08% như phiên trước đó. Đáng chú ý là các blue chip niêm yết trên sàn Hồng Kông đã tăng 24% so với giữa tháng ba nhưng vẫn giảm hơn 8% so với đầu năm nay.
Chuyển qua thị trường Hàn Quốc, chỉ số KOSPI Composite phiên này tăng 2,28%, đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng hơn 5 tháng qua.
Nguyên nhân do giá cổ phiếu của hai tập đoàn lớn của nước này là Samsung Electronics và LG Electronics tăng mạnh do viễn cảnh về lợi nhuận của hai hãng này được dự báo là khả quan và thông tin này đã tạo thêm lòng tin thúc đẩy thị trường đi lên.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tiếp tục tăng 1,54%. Chỉ số Straits Times tăng 0,42%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã không duy trì được đà tăng điểm phiên trước đó và phiên này đã giảm 0,55%.
Thị trường châu Âu: GDP vượt qua dự báo
Trong ba tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế của 15 quốc gia châu Âu sử dụng chung đồng Euro cao hơn dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế bất chấp kinh tế Italia và Tây Ban Nha chững lại.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả tăng trưởng tốt này do hai nền kinh tế đầu tàu của khối này là kinh tế Đức và Pháp có bước tiến tích cực, vượt qua dự báo của giới phân tích.
Cụ thể, trong quý 1/2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 15 quốc gia trong khu vực này tăng 0,7%, tăng 0,2% so với dự báo trước đó của giới phân tích. Trong đó, kinh tế Đức đã tăng 1,5% và được dự báo sẽ tăng 2,4% trong năm nay, đây là mức tăng cao nhất của nền kinh tế lớn nhất châu Âu kể từ năm 1996; GDP của Pháp trong quý 1/2008 tăng 0,6%, cao hơn 0,2% so với dự báo của giới phân tích.
Dù kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhưng lạm phát của châu Âu hiện đang ở mức 3,3%. Trước sức ép của lạm phát leo thang, Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn phải duy trì mức lãi suất cơ bản đối với đồng Euro ở mức 4%/năm, cao nhất trong vòng 6 năm qua bất chấp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất và hiện duy trì mặt bằng lãi suất cơ bản đối với USD ở mức 2%.
Như vậy, trước bối cảnh nền kinh tế thế giới sẽ gặp khó khăn trong năm 2008 thì kinh tế 15 nước sử dụng chung đồng Euro lại đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan và vượt trên mức dự báo của giới phân tích.
Trước sự tăng điểm của cổ phiếu khối dược phẩm, chứng khoán châu Âu đã tiếp tục tăng điểm ở hai thị trường Anh và Pháp trong khi thị trường Đức dù đã tăng điểm trong đầu phiên giao dịch nhưng bất ngờ giảm nhẹ khi kết thúc ngày giao dịch.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tăng 35,80 điểm, tương đương 0,58%, đóng cửa ở mức 6.251,80, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,03 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 0,03%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,04%, khối lượng giao dịch đạt 161 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Tạo sự khác biệt
Các công ty chứng khoán, ngân hàng Mỹ đã tăng vốn khoảng 244 tỷ USD kể từ tháng 7/2007. Trong khi đó, hôm thứ năm, tại cuộc họp ở Chicago Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke đã hối thúc các tổ chức tài chính tăng vốn nếu thấy cần thiết để đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh của họ.
Hiện tại, giới phân tích vẫn đang ngóng chờ quyết định về lãi suất trong cuộc họp của Hội đồng điều hành thị trường mở Liên bang sẽ diễn ra vào hai ngày 24 – 25/5 tới.
Bộ Lao động Mỹ thông báo, trong tuần qua số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng từ 365.000 người lên 371.000 người, tăng thêm 6,000 người so với tuần trước đó. Tuy nhiên, mức tăng này tương đương với con số dự báo trước đó của giới phân tích.
Trong khi đó, giá dầu thô giao tháng sáu tại New York Mercantile Exchange trong phiên giao dịch hôm thứ năm đã giảm 10 cent/thùng, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 124,12 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ phiên này bất ngờ tăng tốc với đà tăng cao hơn các thị trường khác và tạo được sự khác biệt về biên độ tăng. Sự tăng điểm của cổ phiếu khối công nghệ, hàng không…đã đưa cả ba chỉ số chính tăng điểm, trong đó chỉ số công nghệ Nasdaq và chỉ số S&P 500 tăng trên 1%.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 94,28 điểm, tương đương 0,73%, đóng cửa ở mức 12.992,66.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 37,03 điểm, tương ứng 1,48%, đóng cửa ở mức 2.533,73.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 14,91 điểm, tương đương 1,06%, đóng cửa ở mức 1.423,57.
Chứng khoán châu Á: Hàn Quốc khởi sắc
Chứng khoán châu Á lại tiếp tục khởi sắc sau thông tin tích cực về tình hình lạm phát của Mỹ giảm hơn so với dự báo trước đó. Dù màu xanh cơ bản vẫn hiện diện trên hầu hết các chỉ số chính, tuy nhiên sau khi tăng điểm gần 3% phiên trước đó, chứng khoán Trung Quốc đã đảo chiều và kéo theo thị trường Hồng Kông giảm điểm.
Thông tin từ hãng truyền thông CNBC của Mỹ cho hay, Chính phủ Nhật nói rằng kinh tế nước này đạt tăng trưởng hàng năm 3,3% trong quý 1/2008, thông tin này gây bất ngờ với giới phân tích vì nó vượt xa kỳ vọng của họ. Thông báo chính thức về tăng trưởng kinh tế Nhật sẽ được công bố ngày thứ sáu 16/5.
Chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm do thông tin khả quan về viễn cảnh lợi nhuận của hãng Sony sẽ cao hơn dự báo, trong khi đồng Yên giảm giá so với USD và hiện ở mức 1 USD = 105 Yên, đã thúc đẩy các cổ phiếu của các nhà xuất khẩu tăng điểm.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 133,19 điểm, tương đương 0,94%, đóng cửa ở mức 14.251,74.
Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông tiếp tục có phiên giảm điểm và sự trùng lặp ngẫu nhiên đã xảy ra khi chỉ số Hang Seng lại giảm 0,08% như phiên trước đó. Đáng chú ý là các blue chip niêm yết trên sàn Hồng Kông đã tăng 24% so với giữa tháng ba nhưng vẫn giảm hơn 8% so với đầu năm nay.
Chuyển qua thị trường Hàn Quốc, chỉ số KOSPI Composite phiên này tăng 2,28%, đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng hơn 5 tháng qua.
Nguyên nhân do giá cổ phiếu của hai tập đoàn lớn của nước này là Samsung Electronics và LG Electronics tăng mạnh do viễn cảnh về lợi nhuận của hai hãng này được dự báo là khả quan và thông tin này đã tạo thêm lòng tin thúc đẩy thị trường đi lên.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tiếp tục tăng 1,54%. Chỉ số Straits Times tăng 0,42%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã không duy trì được đà tăng điểm phiên trước đó và phiên này đã giảm 0,55%.
Thị trường châu Âu: GDP vượt qua dự báo
Trong ba tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế của 15 quốc gia châu Âu sử dụng chung đồng Euro cao hơn dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế bất chấp kinh tế Italia và Tây Ban Nha chững lại.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả tăng trưởng tốt này do hai nền kinh tế đầu tàu của khối này là kinh tế Đức và Pháp có bước tiến tích cực, vượt qua dự báo của giới phân tích.
Cụ thể, trong quý 1/2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 15 quốc gia trong khu vực này tăng 0,7%, tăng 0,2% so với dự báo trước đó của giới phân tích. Trong đó, kinh tế Đức đã tăng 1,5% và được dự báo sẽ tăng 2,4% trong năm nay, đây là mức tăng cao nhất của nền kinh tế lớn nhất châu Âu kể từ năm 1996; GDP của Pháp trong quý 1/2008 tăng 0,6%, cao hơn 0,2% so với dự báo của giới phân tích.
Dù kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhưng lạm phát của châu Âu hiện đang ở mức 3,3%. Trước sức ép của lạm phát leo thang, Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn phải duy trì mức lãi suất cơ bản đối với đồng Euro ở mức 4%/năm, cao nhất trong vòng 6 năm qua bất chấp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất và hiện duy trì mặt bằng lãi suất cơ bản đối với USD ở mức 2%.
Như vậy, trước bối cảnh nền kinh tế thế giới sẽ gặp khó khăn trong năm 2008 thì kinh tế 15 nước sử dụng chung đồng Euro lại đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan và vượt trên mức dự báo của giới phân tích.
Trước sự tăng điểm của cổ phiếu khối dược phẩm, chứng khoán châu Âu đã tiếp tục tăng điểm ở hai thị trường Anh và Pháp trong khi thị trường Đức dù đã tăng điểm trong đầu phiên giao dịch nhưng bất ngờ giảm nhẹ khi kết thúc ngày giao dịch.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 tăng 35,80 điểm, tương đương 0,58%, đóng cửa ở mức 6.251,80, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,03 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức giảm 0,03%, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,04%, khối lượng giao dịch đạt 161 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Tạo sự khác biệt
Các công ty chứng khoán, ngân hàng Mỹ đã tăng vốn khoảng 244 tỷ USD kể từ tháng 7/2007. Trong khi đó, hôm thứ năm, tại cuộc họp ở Chicago Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke đã hối thúc các tổ chức tài chính tăng vốn nếu thấy cần thiết để đảm bảo tốt hoạt động kinh doanh của họ.
Hiện tại, giới phân tích vẫn đang ngóng chờ quyết định về lãi suất trong cuộc họp của Hội đồng điều hành thị trường mở Liên bang sẽ diễn ra vào hai ngày 24 – 25/5 tới.
Bộ Lao động Mỹ thông báo, trong tuần qua số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng từ 365.000 người lên 371.000 người, tăng thêm 6,000 người so với tuần trước đó. Tuy nhiên, mức tăng này tương đương với con số dự báo trước đó của giới phân tích.
Trong khi đó, giá dầu thô giao tháng sáu tại New York Mercantile Exchange trong phiên giao dịch hôm thứ năm đã giảm 10 cent/thùng, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 124,12 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ phiên này bất ngờ tăng tốc với đà tăng cao hơn các thị trường khác và tạo được sự khác biệt về biên độ tăng. Sự tăng điểm của cổ phiếu khối công nghệ, hàng không…đã đưa cả ba chỉ số chính tăng điểm, trong đó chỉ số công nghệ Nasdaq và chỉ số S&P 500 tăng trên 1%.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 94,28 điểm, tương đương 0,73%, đóng cửa ở mức 12.992,66.
Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 37,03 điểm, tương ứng 1,48%, đóng cửa ở mức 2.533,73.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 14,91 điểm, tương đương 1,06%, đóng cửa ở mức 1.423,57.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.898,38 | 12.992,66 | +94,28 | +0,73 |
Nasdaq | 2.496,70 | 2.533,73 | +37,03 | +1,48 | |
S&P 500 | 1.408,66 | 1.423,57 | +14,91 | +1,06 | |
Anh | FTSE 100 | 6.216,00 | 6.251,80 | +35,80 | +0,58 |
Đức | DAX | 7.083,24 | 7.081,05 | -2,19 | -0,03 |
Pháp | CAC 40 | 5.055,24 | 5.057,51 | +2,27 | +0,04 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 9.018,42 | 9.157,18 | +138,76 | +1,54 |
Nhật | Nikkei 225 | 14.118,55 | 14.251,74 | +133,19 | +0,94 |
Hồng Kông | Hang Seng | 25.533,48 | 25.513,71 | -19,77 | -0,08 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.843,75 | 1.885,71 | +41,96 | +2,28 |
Singapore | Straits Times | 3.198,51 | 3.211,62 | +13,38 | +0,42 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.657,43 | 3.637,32 | -20,11 | -0,55 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters |