Chứng khoán toàn cầu đổ lửa bởi nỗi lo kinh tế
Sắc đỏ bao trùm khắp thị trường chứng khoán thế giới, do nhà đầu tư lo sợ về triển vọng kinh tế Mỹ và nợ công châu Âu
Nỗi lo tăng trưởng kinh tế Mỹ, nợ công dai dẳng và ngày càng trở nên nghiêm trọng tại khu vực châu Âu đã kéo các thị trường chứng khoán toàn cầu xuống dốc trong phiên giao dịch đầu tuần (16/5).
Tại Mỹ, chỉ số Nasdaq chìm sâu, khiến hàng loạt cổ phiếu sụt giá, nhà đầu tư bán tháo các mã tăng điểm gần đây. Những lo ngại về khả năng kéo dài tăng trưởng của thị trường đang tăng dần, đặc biệt khi giá hàng hóa giảm mạnh vài phiên liên tiếp và gói nới lỏng định lượng lần 2 sẽ kết thúc vào tháng tới.
Cổ phiếu của hãng Amazon.com trượt tới 5% xuống 192,51 USD/cp, trong khi Priceline.com mất 3,3% xuống 503,38 USD/cp và Netflix mất 3,8% xuống 237,09 USD/cp. Giá cổ phiếu của Priceline đã tăng 26% từ đầu năm tới nay, còn Netflix tăng được 35%.
Jeffrey Saut, chiến lược gia hãng tài chính Raymond James ở Florida, cho rằng, chương trình mua trái phiếu 600 tỷ USD sắp kết thúc, sẽ là dịp để thị trường tiến hành điều chỉnh.
Các số liệu kinh tế được công bố hôm qua cũng góp phần làm nhà đầu tư thêm sợ hãi. Chỉ số sản xuất khu vực New York trong tháng 5 giảm mạnh hơn dự báo, xuống mức thấp nhất trong 5 tháng, Cục Dự trữ bang New York cho hay.
Liên quan tới nợ công châu Âu, các bộ trưởng tài chính khu vực này có khả năng xem xét lại gói cứu trợ cho Bồ Đào Nha, với các điều kiện mới do Phần Lan đề xuất. Vụ bắt giữ Tổng giám đốc IMF hồi cuối tuần trước cũng phủ bóng lên triển vọng giải quyết nợ nần ở "lục địa già".
Các cổ phiếu liên quan tới công nghệ và tiêu dùng giảm mạnh nhất trong chỉ số S&P 500. Sự đi xuống của nhóm cổ phiếu này đã lấn át những gì đạt được của các cổ phiếu phòng thủ như chăm sóc y tế.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán trong tương lai gần vẫn có khả năng đi lên, do nhà đầu tư sẽ tăng mua vào khi giá xuống thấp.
Chốt phiên đêm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 47,38 điểm (-0,38%) xuống 12.548,37 điểm. S&P 500 hạ 8,3 điểm (-0,62%) xuống 1.329,47 điểm và Nasdaq trượt mạnh 46,16 điểm (-1,63%) xuống 2.782,31 điểm.
Khoảng 6,85 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,73 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tại sàn New York, số mã giảm điểm vượt hơn số tăng với tỷ lệ 2/1, còn ở sàn Nasdaq là 4/1.
Tương tự thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu và châu Á cũng đổ lửa trong phiên 16/5. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,04% xuống 5.923,69 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,72% xuống 3.989,82 điểm và chỉ số DAX của Đức giảm 0,21% xuống 7.403,31 điểm.
Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong một tháng. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc lao dốc do lực bán tháo của nhà đầu tư nước ngoài đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn ngành ô tô và công nghệ.
Thị trường Hồng Kông dẫn đầu mức giảm điểm trong khu vực khi nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc tăng cường siết chặt tín dụng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến chứng khoán Trung Quốc và Đài Loan đồng loạt mất điểm mạnh.
Tại Mỹ, chỉ số Nasdaq chìm sâu, khiến hàng loạt cổ phiếu sụt giá, nhà đầu tư bán tháo các mã tăng điểm gần đây. Những lo ngại về khả năng kéo dài tăng trưởng của thị trường đang tăng dần, đặc biệt khi giá hàng hóa giảm mạnh vài phiên liên tiếp và gói nới lỏng định lượng lần 2 sẽ kết thúc vào tháng tới.
Cổ phiếu của hãng Amazon.com trượt tới 5% xuống 192,51 USD/cp, trong khi Priceline.com mất 3,3% xuống 503,38 USD/cp và Netflix mất 3,8% xuống 237,09 USD/cp. Giá cổ phiếu của Priceline đã tăng 26% từ đầu năm tới nay, còn Netflix tăng được 35%.
Jeffrey Saut, chiến lược gia hãng tài chính Raymond James ở Florida, cho rằng, chương trình mua trái phiếu 600 tỷ USD sắp kết thúc, sẽ là dịp để thị trường tiến hành điều chỉnh.
Các số liệu kinh tế được công bố hôm qua cũng góp phần làm nhà đầu tư thêm sợ hãi. Chỉ số sản xuất khu vực New York trong tháng 5 giảm mạnh hơn dự báo, xuống mức thấp nhất trong 5 tháng, Cục Dự trữ bang New York cho hay.
Liên quan tới nợ công châu Âu, các bộ trưởng tài chính khu vực này có khả năng xem xét lại gói cứu trợ cho Bồ Đào Nha, với các điều kiện mới do Phần Lan đề xuất. Vụ bắt giữ Tổng giám đốc IMF hồi cuối tuần trước cũng phủ bóng lên triển vọng giải quyết nợ nần ở "lục địa già".
Các cổ phiếu liên quan tới công nghệ và tiêu dùng giảm mạnh nhất trong chỉ số S&P 500. Sự đi xuống của nhóm cổ phiếu này đã lấn át những gì đạt được của các cổ phiếu phòng thủ như chăm sóc y tế.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, thị trường chứng khoán trong tương lai gần vẫn có khả năng đi lên, do nhà đầu tư sẽ tăng mua vào khi giá xuống thấp.
Chốt phiên đêm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 47,38 điểm (-0,38%) xuống 12.548,37 điểm. S&P 500 hạ 8,3 điểm (-0,62%) xuống 1.329,47 điểm và Nasdaq trượt mạnh 46,16 điểm (-1,63%) xuống 2.782,31 điểm.
Khoảng 6,85 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn nhiều so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,73 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tại sàn New York, số mã giảm điểm vượt hơn số tăng với tỷ lệ 2/1, còn ở sàn Nasdaq là 4/1.
Tương tự thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu và châu Á cũng đổ lửa trong phiên 16/5. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,04% xuống 5.923,69 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,72% xuống 3.989,82 điểm và chỉ số DAX của Đức giảm 0,21% xuống 7.403,31 điểm.
Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong một tháng. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc lao dốc do lực bán tháo của nhà đầu tư nước ngoài đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn ngành ô tô và công nghệ.
Thị trường Hồng Kông dẫn đầu mức giảm điểm trong khu vực khi nhà đầu tư lo ngại Trung Quốc tăng cường siết chặt tín dụng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến chứng khoán Trung Quốc và Đài Loan đồng loạt mất điểm mạnh.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.595,80 | 12.548,80 | 47,38 | 0,38 |
S&P 500 | 1.337,77 | 1.329,47 | 8,30 | 0,62 | |
Nasdaq | 2.828,47 | 2.782,31 | 46,16 | 1,63 | |
Anh | FTSE 100 | 5.925,87 | 5.923,69 | 2,18 | 0,04 |
Pháp | CAC 40 | 4.018,85 | 3.989,82 | 29,03 | 0,72 |
Đức | DAX | 7.403,31 | 7.387,54 | 15,77 | 0,21 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.648,77 | 9.558,30 | 90,47 | 0,94 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.276,30 | 22.960,60 | 315,64 | 1,36 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.871,03 | 2.849,07 | 21,96 | 0,77 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 9.006,61 | 8.911,71 | 94,90 | 1,05 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.120,08 | 2.104,18 | 15,90 | 0,75 |
Singapore | Straits Times | 3.163,68 | 3.136,48 | 27,20 | 0,86 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |