Chứng khoán vào Quốc hội…
Thị trường chứng khoán dường như chưa có một vị trí được “ưu ái” trên diễn đàn Quốc hội
Thị trường chứng khoán dường như chưa có một vị trí được “ưu ái” trên diễn đàn Quốc hội.
Kỳ họp thứ 3 khóa XII của Quốc hội đang thu hút sự chú ý của đông đảo người dân, các tổ chức, trong đó có nhiều nhà đầu tư chứng khoán, các doanh nghiệp liên quan.
Chứng khoán vẫn “nóng” trong sự quan tâm của giới đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, tuy nhiên, trong lịch trình nghị sự cũng như trong những buổi thảo luận vừa qua, kế hoạch, định hướng phát triển thị trường này ít được đề cập tới, dù đó là vấn đề chiếm vị trí đáng kể trong dòng thời sự của hầu hết các tờ báo hiện nay.
Có phải vai trò và tầm quan trọng của thị trường này chưa được khẳng định; hay ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế chưa rõ nét?
Theo ý kiến của Đại biểu Đặng Như Lợi (tỉnh Cà Mau, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội), trong báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, “tôi thấy chứng khoán ở đây ta nêu vài dòng trong câu chữ”, trong khi đó là một thị trường quan trọng đang có ảnh hưởng đến lạm phát, đến các nguồn vốn cũng như hoạt động của các doanh nghiệp…
“Đây là thị trường vốn, nhưng tình trạng vẫn là vốn qua cổ phần cổ phiếu… Thị trường này đã tham gia trong quá trình sản xuất như thế nào? Ai mua, ai bán và các chỉ số biến động trong thời gian qua, về bản chất là gì?”, ông Đặng Như Lợi đặt vấn đề.
Và ông cho rằng những câu hỏi trên chưa được nói rõ trong báo cáo chung của Chính phủ trước Quốc hội. “Tôi thấy chỗ này Chính phủ nêu chưa rõ, thị trường chứng khoán của ta tôi thấy còn nhiều vấn đề”, ông nói.
Có một điểm chung trong một số ý kiến khác thảo luận tại nghị trường Quốc hội là cần chú ý đến sự phát triển của thị trường chứng khoán trong mối quan hệ với lạm phát hiện nay; cụ thể hơn, thị trường chứng khoán là một đầu mối nguyên nhân đẩy lạm phát cao trong thời gian qua.
Ở hướng trên, Đại biểu Trần Du Lịch (Viện trưởng Viện Kinh tế Tp.HCM) đưa ra một số phân tích đáng chú ý.
Ông Trần Du Lịch cho rằng, trong năm 2007, có 2 vấn đề gây ra lạm phát, làm tăng lượng cung tiền cũng như dư nợ tín dụng. Cụ thể, trong quý 1/2007, bong bóng của thị trường chứng khoán, tạo ra khối lượng tài sản ảo, quý 4/2007 là bong bóng thị trường bất động sản.
Và theo ý kiến của một số đại biểu khác, thị trường chứng khoán cũng đã tạo môi trường thúc đẩy quá trình tăng vốn ồ ạt của các ngân hàng thương mại, tiêu biểu là trong năm 2007, dẫn đến một lượng cung tiền lớn được thu hút vào quá trình đó. Nay, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện hút bớt tiền trong lưu thông về, khó khăn xuất hiện và thị trường chứng khoán càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động không chỉ của các ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp liên quan.
Còn trong báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, như đánh giá của Đại biểu Đặng Như Lợi, thông tin về định hướng phát triển thị trường chứng khoán cũng khá khiêm tốn.
Chính phủ cho biết, định hướng chung thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường quản lý để phát triển lành mạnh thị trường; tiếp tục thực hiện tốt chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, điều tiết hợp lý việc tăng cung và bảo đảm chất lượng hàng hoá; tăng cường việc công khai minh bạch các hoạt động; quy định rõ phạm vi hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài; kiểm soát chặt việc cho vay kinh doanh và lập mới công ty…
Kỳ họp thứ 3 khóa XII của Quốc hội đang thu hút sự chú ý của đông đảo người dân, các tổ chức, trong đó có nhiều nhà đầu tư chứng khoán, các doanh nghiệp liên quan.
Chứng khoán vẫn “nóng” trong sự quan tâm của giới đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, tuy nhiên, trong lịch trình nghị sự cũng như trong những buổi thảo luận vừa qua, kế hoạch, định hướng phát triển thị trường này ít được đề cập tới, dù đó là vấn đề chiếm vị trí đáng kể trong dòng thời sự của hầu hết các tờ báo hiện nay.
Có phải vai trò và tầm quan trọng của thị trường này chưa được khẳng định; hay ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế chưa rõ nét?
Theo ý kiến của Đại biểu Đặng Như Lợi (tỉnh Cà Mau, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội), trong báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, “tôi thấy chứng khoán ở đây ta nêu vài dòng trong câu chữ”, trong khi đó là một thị trường quan trọng đang có ảnh hưởng đến lạm phát, đến các nguồn vốn cũng như hoạt động của các doanh nghiệp…
“Đây là thị trường vốn, nhưng tình trạng vẫn là vốn qua cổ phần cổ phiếu… Thị trường này đã tham gia trong quá trình sản xuất như thế nào? Ai mua, ai bán và các chỉ số biến động trong thời gian qua, về bản chất là gì?”, ông Đặng Như Lợi đặt vấn đề.
Và ông cho rằng những câu hỏi trên chưa được nói rõ trong báo cáo chung của Chính phủ trước Quốc hội. “Tôi thấy chỗ này Chính phủ nêu chưa rõ, thị trường chứng khoán của ta tôi thấy còn nhiều vấn đề”, ông nói.
Có một điểm chung trong một số ý kiến khác thảo luận tại nghị trường Quốc hội là cần chú ý đến sự phát triển của thị trường chứng khoán trong mối quan hệ với lạm phát hiện nay; cụ thể hơn, thị trường chứng khoán là một đầu mối nguyên nhân đẩy lạm phát cao trong thời gian qua.
Ở hướng trên, Đại biểu Trần Du Lịch (Viện trưởng Viện Kinh tế Tp.HCM) đưa ra một số phân tích đáng chú ý.
Ông Trần Du Lịch cho rằng, trong năm 2007, có 2 vấn đề gây ra lạm phát, làm tăng lượng cung tiền cũng như dư nợ tín dụng. Cụ thể, trong quý 1/2007, bong bóng của thị trường chứng khoán, tạo ra khối lượng tài sản ảo, quý 4/2007 là bong bóng thị trường bất động sản.
Và theo ý kiến của một số đại biểu khác, thị trường chứng khoán cũng đã tạo môi trường thúc đẩy quá trình tăng vốn ồ ạt của các ngân hàng thương mại, tiêu biểu là trong năm 2007, dẫn đến một lượng cung tiền lớn được thu hút vào quá trình đó. Nay, khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện hút bớt tiền trong lưu thông về, khó khăn xuất hiện và thị trường chứng khoán càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến hoạt động không chỉ của các ngân hàng mà nhiều doanh nghiệp liên quan.
Còn trong báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, như đánh giá của Đại biểu Đặng Như Lợi, thông tin về định hướng phát triển thị trường chứng khoán cũng khá khiêm tốn.
Chính phủ cho biết, định hướng chung thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường quản lý để phát triển lành mạnh thị trường; tiếp tục thực hiện tốt chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, điều tiết hợp lý việc tăng cung và bảo đảm chất lượng hàng hoá; tăng cường việc công khai minh bạch các hoạt động; quy định rõ phạm vi hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài; kiểm soát chặt việc cho vay kinh doanh và lập mới công ty…