Chứng khoán Việt “săn” môi giới ngoại
“Tôi muốn là một con cá lớn trong ao nhỏ”, Mitchel - nhà môi giới chứng khoán đến từ Chicago, Mỹ - thổ lộ
Sau 6 năm làm công việc giao dịch chứng khoán ở New York và Hồng Kông, Patrick Mitchell quyết định cần có sự thay đổi.
Theo hãng tin Bloomberg, năm 2013, anh chàng 30 tuổi đã từ bỏ công việc với thời gian làm việc dài dằng dặc mỗi ngày và hoa hồng môi giới ngày càng giảm để gia nhập vào một công ty mà đa số đồng nghiệp của anh chưa bao giờ nghe tên: Công ty Cổ phần Chứng khoán Vina ở Tp.HCM.
Hiện Mitchell đã trở thành trưởng bộ phận khách hàng tổ chức của công ty này, được sống trong một biệt thự rộng gấp ít nhất 5 lần căn phòng của anh ở Hồng Kông. Công việc của Mitchell hiện nay góp phần thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Tôi muốn là một con cá lớn trong ao nhỏ”, Mitchel - nhà môi giới chứng khoán đến từ Chicago, Mỹ - thổ lộ.
Trước đây, anh từng làm cho Cantor Fitzgerald & Co. và Reorient Financial Markets Ltd. “Có 100 nhà môi giới nước ngoài khác làm cùng công ty với tôi ở Hồng Kông. Chúng tôi kiếm đủ sống ở thành phố sôi động đó, nhưng không tiết kiệm được tiền”, anh kể.
Bloomberg nhận định, sắp tới sẽ còn có thêm nhiều nhà môi giới chứng khoán ngoại quốc làm việc ở Việt Nam như Mitchell. Ít nhất 5 công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán có quy mô 57,7 tỷ USD của Việt Nam đang tìm kiếm nhân sự quản lý từ nước ngoài, và 5 công ty khác đã thuê nhân sự nước ngoài trong vòng 8 năm qua.
Xu hướng thuê môi giới nước ngoài phản ánh ảnh hưởng ngày càng lớn của các nhà đầu tư quốc tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Khối ngoại đã mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam 9 năm liên tiếp và có thể sẽ có cơ hội tăng nắm giữ nếu Chính phủ Việt Nam nới lỏng trần sở hữu đối với các cổ đông nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Lâm Dũng, Giám đốc điều hành Công ty Chứng khoán VPBank, các nhà môi giới nước ngoài có khả năng thiết lập kết nối tốt hơn với các nhà quản lý quỹ nước ngoài nhờ thạo tiếng Anh và tương đồng văn hóa. Cách đây 7 tháng, Chứng khoán VPBank đã thuê một người nước ngoài để thay thế sếp Việt ở bộ phận khách hàng tổ chức.
“Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ so với các thị trường khác. Các ứng viên trong nước cũng giỏi, nhưng họ thường thiếu kinh nghiệm. Các ứng viên đã làm việc ở các thị trường phát triển hơn có nhiều lợi thế cạnh tranh”, ông Dũng nhận xét.
Công ty Chứng khoán VNDirect cũng đang tìm kiếm một người nước ngoài cho vị trí đứng đầu bộ phận khách hàng tổ chức. Cuộc “săn đầu người” này đã kéo dài 7 tháng trong bối cảnh VNDirect muốn tăng cường tỷ trọng doanh thu của mảng khách hàng tổ chức lên mức 20% trong 2 năm tới từ mức 5% trong năm 2014.
“Chúng tôi thích thuê môi giới nước ngoài vì họ thường chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và va chạm nhiều hơn”, ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc điều hành VNDirect, phát biểu. “Quản lý danh mục khách hàng tổ chức chưa bao giờ là chuyện đơn giản cả”.
Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoản Việt Nam đã tăng 5,3% kể từ đầu năm nay, nâng tổng mức tăng từ cuối năm 2011 tới nay lên 63%. Mức tăng này cao hơn hẳn so với mức tăng 26% của chỉ số MSCI Frontier Markets Index dành cho các thị trường sơ khai và mức tăng 45% của MSCI World Index dành cho các thị trường phát triển.
Tuy vậy, khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Năm ngoái, mức giao dịch trung bình hàng ngày trên sàn Tp.HCM chỉ vào khoảng 103 triệu USD, so với mức 8,9 tỷ USD của thị trường chứng khoán Hồng Kông. Khối ngoại mua ròng 136 triệu USD trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2014, so với mức 3,76 tỷ USD trên thị trường Indonesia và 1,25 tỷ USD trên thị trường Philippines.
Một thị trường nhỏ hơn cũng đồng nghĩa với mức thù lao thấp hơn, và đây có thể là thách thức đối với các công ty chứng khoán Việt muốn thuê môi giới ngoại - theo ông Giang. Ông Giang cho biết, các ứng viên nước ngoài thường đề nghị mức lương khoảng 100.000 USD/năm, cao hơn gấp đôi so với mức lương dành cho môi giới Việt Nam.
“Lương như thế là quá cao, ông Giang nói. Ông Giang đề nghị sử dụng quyền chọn chứng khoán để bù đắp cho khoảng cách này. “Chúng tôi sẵn sàng trả lương cao, nhưng sẽ không cao như tiêu chuẩn nước ngoài mà họ kỳ vọng, vì thanh khoản ở đây không thể so với các thị trường khác”.
Ông Đặng Trần Hải Đăng, trưởng bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Maritime Bank, nhận định, dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng lên khi Chính phủ nới hạn chế đối với khối ngoại.
Theo số liệu trên website của Công ty Chứng khoán MB, doanh thu từ các dịch vụ môi giới của công ty này đã tăng lên 120,5 tỷ đồng trong năm 2014 từ mức 6,9 tỷ đồng trong năm 2013. Năm ngoái, Chứng khoán MB đã thuê một nhà môi giới nước ngoài đứng đầu bộ phận khách hàng tổ chức tại Tp.HCM. Hiện công ty này đang tìm một người nước ngoài khác để làm công việc tương tự tại Hà Nội - Chủ tịch công ty Cao Thị Thúy Nga cho hay.
Đối với Mitchell, mức thù lao thấp ở Việt Nam không phải là vấn đề vì chi phí sinh hoạt ở Việt Nam rẻ hơn. Ngoài ra, anh cũng lạc quan với triển vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một buổi tối đi chơi ở Hồng Kông thường tiêu tốn của Mitchell 200 USD, nhưng số tiền cho một buổi đi chơi tương tự ở Tp.HCM chỉ là 20 USD. Hồng Kông là thành phố đắt đỏ thứ ba trên thế giới theo xếp hạng của Mercer vào tháng 7/2014, trong khi thủ đô Hà Nội của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 131.
“Thù lao ở đây không thể so với mức lương 6 con số ở các thị trường phát triển hơn. Nhưng ai làm việc ở thị trường sơ khai này cũng đều tin tưởng vào tương lai phát triển của nền kinh tế Việt Nam”, Mitchell nói.
Theo hãng tin Bloomberg, năm 2013, anh chàng 30 tuổi đã từ bỏ công việc với thời gian làm việc dài dằng dặc mỗi ngày và hoa hồng môi giới ngày càng giảm để gia nhập vào một công ty mà đa số đồng nghiệp của anh chưa bao giờ nghe tên: Công ty Cổ phần Chứng khoán Vina ở Tp.HCM.
Hiện Mitchell đã trở thành trưởng bộ phận khách hàng tổ chức của công ty này, được sống trong một biệt thự rộng gấp ít nhất 5 lần căn phòng của anh ở Hồng Kông. Công việc của Mitchell hiện nay góp phần thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
“Tôi muốn là một con cá lớn trong ao nhỏ”, Mitchel - nhà môi giới chứng khoán đến từ Chicago, Mỹ - thổ lộ.
Trước đây, anh từng làm cho Cantor Fitzgerald & Co. và Reorient Financial Markets Ltd. “Có 100 nhà môi giới nước ngoài khác làm cùng công ty với tôi ở Hồng Kông. Chúng tôi kiếm đủ sống ở thành phố sôi động đó, nhưng không tiết kiệm được tiền”, anh kể.
Bloomberg nhận định, sắp tới sẽ còn có thêm nhiều nhà môi giới chứng khoán ngoại quốc làm việc ở Việt Nam như Mitchell. Ít nhất 5 công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán có quy mô 57,7 tỷ USD của Việt Nam đang tìm kiếm nhân sự quản lý từ nước ngoài, và 5 công ty khác đã thuê nhân sự nước ngoài trong vòng 8 năm qua.
Xu hướng thuê môi giới nước ngoài phản ánh ảnh hưởng ngày càng lớn của các nhà đầu tư quốc tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Khối ngoại đã mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam 9 năm liên tiếp và có thể sẽ có cơ hội tăng nắm giữ nếu Chính phủ Việt Nam nới lỏng trần sở hữu đối với các cổ đông nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Lâm Dũng, Giám đốc điều hành Công ty Chứng khoán VPBank, các nhà môi giới nước ngoài có khả năng thiết lập kết nối tốt hơn với các nhà quản lý quỹ nước ngoài nhờ thạo tiếng Anh và tương đồng văn hóa. Cách đây 7 tháng, Chứng khoán VPBank đã thuê một người nước ngoài để thay thế sếp Việt ở bộ phận khách hàng tổ chức.
“Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ so với các thị trường khác. Các ứng viên trong nước cũng giỏi, nhưng họ thường thiếu kinh nghiệm. Các ứng viên đã làm việc ở các thị trường phát triển hơn có nhiều lợi thế cạnh tranh”, ông Dũng nhận xét.
Công ty Chứng khoán VNDirect cũng đang tìm kiếm một người nước ngoài cho vị trí đứng đầu bộ phận khách hàng tổ chức. Cuộc “săn đầu người” này đã kéo dài 7 tháng trong bối cảnh VNDirect muốn tăng cường tỷ trọng doanh thu của mảng khách hàng tổ chức lên mức 20% trong 2 năm tới từ mức 5% trong năm 2014.
“Chúng tôi thích thuê môi giới nước ngoài vì họ thường chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm và va chạm nhiều hơn”, ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc điều hành VNDirect, phát biểu. “Quản lý danh mục khách hàng tổ chức chưa bao giờ là chuyện đơn giản cả”.
Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoản Việt Nam đã tăng 5,3% kể từ đầu năm nay, nâng tổng mức tăng từ cuối năm 2011 tới nay lên 63%. Mức tăng này cao hơn hẳn so với mức tăng 26% của chỉ số MSCI Frontier Markets Index dành cho các thị trường sơ khai và mức tăng 45% của MSCI World Index dành cho các thị trường phát triển.
Tuy vậy, khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn khiêm tốn. Năm ngoái, mức giao dịch trung bình hàng ngày trên sàn Tp.HCM chỉ vào khoảng 103 triệu USD, so với mức 8,9 tỷ USD của thị trường chứng khoán Hồng Kông. Khối ngoại mua ròng 136 triệu USD trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2014, so với mức 3,76 tỷ USD trên thị trường Indonesia và 1,25 tỷ USD trên thị trường Philippines.
Một thị trường nhỏ hơn cũng đồng nghĩa với mức thù lao thấp hơn, và đây có thể là thách thức đối với các công ty chứng khoán Việt muốn thuê môi giới ngoại - theo ông Giang. Ông Giang cho biết, các ứng viên nước ngoài thường đề nghị mức lương khoảng 100.000 USD/năm, cao hơn gấp đôi so với mức lương dành cho môi giới Việt Nam.
“Lương như thế là quá cao, ông Giang nói. Ông Giang đề nghị sử dụng quyền chọn chứng khoán để bù đắp cho khoảng cách này. “Chúng tôi sẵn sàng trả lương cao, nhưng sẽ không cao như tiêu chuẩn nước ngoài mà họ kỳ vọng, vì thanh khoản ở đây không thể so với các thị trường khác”.
Ông Đặng Trần Hải Đăng, trưởng bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Maritime Bank, nhận định, dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng lên khi Chính phủ nới hạn chế đối với khối ngoại.
Theo số liệu trên website của Công ty Chứng khoán MB, doanh thu từ các dịch vụ môi giới của công ty này đã tăng lên 120,5 tỷ đồng trong năm 2014 từ mức 6,9 tỷ đồng trong năm 2013. Năm ngoái, Chứng khoán MB đã thuê một nhà môi giới nước ngoài đứng đầu bộ phận khách hàng tổ chức tại Tp.HCM. Hiện công ty này đang tìm một người nước ngoài khác để làm công việc tương tự tại Hà Nội - Chủ tịch công ty Cao Thị Thúy Nga cho hay.
Đối với Mitchell, mức thù lao thấp ở Việt Nam không phải là vấn đề vì chi phí sinh hoạt ở Việt Nam rẻ hơn. Ngoài ra, anh cũng lạc quan với triển vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một buổi tối đi chơi ở Hồng Kông thường tiêu tốn của Mitchell 200 USD, nhưng số tiền cho một buổi đi chơi tương tự ở Tp.HCM chỉ là 20 USD. Hồng Kông là thành phố đắt đỏ thứ ba trên thế giới theo xếp hạng của Mercer vào tháng 7/2014, trong khi thủ đô Hà Nội của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 131.
“Thù lao ở đây không thể so với mức lương 6 con số ở các thị trường phát triển hơn. Nhưng ai làm việc ở thị trường sơ khai này cũng đều tin tưởng vào tương lai phát triển của nền kinh tế Việt Nam”, Mitchell nói.