11:14 13/02/2019

"Chuyên gia dọn dẹp" Marie Kondo và cuộc tranh cãi trên toàn thế giới

Lưu Hà

Marie Kondo, sinh năm 1985, một chuyên gia tư vấn người Nhật trong lĩnh vực sắp xếp, tổ chức đồ đạc, đang làm đảo lộn cả thế giới.


Marie hiện là một tác giả của những đầu sách thuộc hàng bán chạy nhất ở Nhật và châu Âu về đề tài dọn dẹp và bố trí đồ đạc. Bốn cuốn sách cô viết trong thời gian gần đây về đề tài này đã bán được hàng triệu bản cũng như được dịch từ tiếng Nhật sang các ngôn ngữ khác như Hàn, Trung, Pháp, Đức và Anh.Dọn nhà là buông bỏ Đa số mọi người đều suy nghĩ đơn giản rằng dọn dẹp là vứt bỏ càng nhiều càng tốt những thứ không còn sử dụng nữa, chỉ giữ lại những thứ thật sự cần thiết. Nhưng theo lý thuyết của Kondo, chúng ta nên chọn chất lượng thay vì số lượng trong thu dọn đồ đạc. Đó không phải là tính hữu dụng hay hiệu quả về mặt công năng của những đồ vật mà phải dựa trên đánh giá mang tính cảm xúc, tình cảm của người sở hữu dành cho chúng. Khi dọn dẹp đồ vật, chúng ta nên tự hỏi rằng mình có tình cảm, kỷ niệm gì với chúng hay không.
Chuyên gia dọn dẹp Marie Kondo và cuộc tranh cãi trên toàn thế giới - Ảnh 1.
Theo đó, những vật dụng nào còn đem lại cho ta niềm vui thì giữ, còn những vật dụng nào mà khi cầm chúng lên, ta không còn nhớ gì, cũng chẳng còn cảm thấy gì nữa, thì nên bỏ. Đây không chỉ là sự giải phóng cho không gian, giải phóng cho tâm hồn, mà còn là trách nhiệm với tài chính cá nhân, không lãng phí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...Hiện nay, phương pháp dọn dẹp đồ vật của Kondo đang rất nổi tiếng, với tên gọi KonMari. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp KonMari là chúng ta chỉ giữ lại những đồ vật "tỏa ra niềm vui". Về cơ bản, trước tiên phải tập hợp đồ vật lại, mỗi lần theo một phân loại (ví dụ quần áo, sách, tài liệu, đồ lưu niệm, đồ linh tinh…). Sau đó, chọn những vật có thể đem đến niềm vui thay vì chọn những vật hữu dụng cho cuộc sống. Cuối cùng, chọn một nơi để sắp đặt mọi vật.Bạn có thể dễ dàng tìm được những clip hướng dẫn của Marie Kondo trên Youtube, từ việc gấp quần áo, dọn giá sách, sắp xếp tủ giày. Thậm chí, có cả một show riêng của cô phù thủy dọn nhà này trên Netflix. Dưới ảnh hưởng lớn của Marie, khách hàng của cô còn tự gọi họ là những "Konverts". Năm 2015, Marie được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.
Chuyên gia dọn dẹp Marie Kondo và cuộc tranh cãi trên toàn thế giới - Ảnh 2.
Nhưng ngăn nắp liệu có tốt?Tuy nhiên, bên cạnh việc khiến cho cả nước Mỹ hay Úc phát cuồng và lao vào dọn dẹp nhà cửa, nhiều ý kiến vẫn cho rằng lối sống của Marie Kondo nói riêng hay lối sống tối giản nói chung không phù hợp với nhiều đất nước.Ở New York, câu hỏi đặt ra là "những món đồ cũ bị vứt đi sẽ đi về đâu"? Đa số cư dân thành phố này mang đồ dùng cũ đến bán lại cho các cửa hàng Beacon’s Closet - thương hiệu chuyên bán đồ second-hand nổi tiếng. Tại đây, một nhóm người chuyên thu mua đã đợi sẵn, nhặt lên từng món, săm soi xem cái nào còn giá trị. Hầu hết là không đáng giá nữa - đã lỗi mốt hoặc "không phù hợp với cửa hàng chúng tôi"…. Với những món đồ bị chê, khách hàng sẽ lại phải khệ nệ bưng về xếp xó, vứt ra thùng rác hay quyên góp cho các tổ chức từ thiện.
Chuyên gia dọn dẹp Marie Kondo và cuộc tranh cãi trên toàn thế giới - Ảnh 3.
Với người dân Singapore, họ rất yêu thích và trân trọng những thiết bị công nghệ của họ, một phần vì chúng có giá rất cao. Có thể dễ dàng tìm thấy trong ngăn kéo của nhiều người ở đảo quốc sư tử một chiếc điện thoại di động lỗi thời (hoặc thậm chí là máy nhắn tin). Mặc dù hiện tại, nhiều khi chúng không còn "mang lại niềm vui" nữa, nhưng chúng vẫn là thứ người Singapore muốn giữ lại để làm kỉ niệm. Rất nhiều người nói: biết đâu một ngày tình cờ mở điện thoại cũ lên, bạn lại tìm được những tin nhắn cũ, ghi chú cũ từ những người mà mình không bao giờ có thể gặp lại nữa…Với người Đức thực dụng, thì đây lại là câu chuyện về triết lý chống chủ nghĩa tiêu dùng, nhưng cũng rất tốn kém. Theo quan niệm của người Đức, nếu tôi muốn mọi thứ xung quanh làm cho tôi vui vẻ - bao gồm cả thiết bị gia dụng hay đồ dùng nhà bếp - thì tôi nên loại bỏ những gì tôi không thích, đúng không? Nhưng rồi đến một lúc nào đó tôi sẽ phải sắm về một phiên bản mới của những thứ tôi thực sự cần, phiên bản đem đến niềm vui cho tôi. Và những vật thay thế sẽ hiện đại hơn, đẹp hơn, mới hơn và chắc chắn đồng nghĩa với việc tốn tiền hơn.
Chuyên gia dọn dẹp Marie Kondo và cuộc tranh cãi trên toàn thế giới - Ảnh 4.
Ngay cả đối với giới trẻ Nhật, không phải ai cũng tán đồng phương pháp dọn dẹp của Kondo. "Sau những ngày làm việc vất vả, chúng tôi muốn đi du lịch và tiêu tiền hơn là tích cóp vào nhà và xe. Chúng tôi thuê những căn phòng trọ nhỏ để đơn giản là ngả lưng mỗi tối. Và với một diện tích hẹp như thế, dọn làm gì cho mất công?" anh Fujio Uramoto hiện đang sống ở quận Nagasaki, Tokyo cho biết. "Chưa kể hiện tại là thời đại công nghệ chi phối cuộc sống. Tôi làm việc, kiếm tiền, giải trí… đều nhờ các thiết bị công nghệ bày la liệt xung quanh. Nếu vứt bỏ chúng đi, cuộc sống của tôi sẽ đi về đâu?"Còn bạn thì sao, bạn tán đồng hay phản đối phương pháp dọn dẹp và vứt bỏ của Marie Kondo?