Chuyện giáo viên làm lễ tân gây xôn xao Quốc hội
“Tôi nhận trách nhiệm”, một lần nữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhắc lại
Cuối phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sáng 16/11, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) đã đề cập đến một câu chuyện gây chú ý gần đây.
Đó là việc UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) điều động giáo viên làm lễ tân cho một sự kiện trên địa bàn.
Khi đại biểu Chiến chất vấn cách thức để chấm dứt việc điều động “giáo viên đi làm tiếp viên”, hội trường Quốc hội hơi xôn xao.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, ông nhận trách nhiệm và sẽ rút kinh nghiệm để chủ động hơn trong việc có ý kiến khi những hiện tượng này xảy ra, “chứ không để báo chí đề cập thì mới lên tiếng”.
Bộ trưởng nói rõ: “Tôi cũng đã có ý kiến. Khi nhận được thông tin này, tôi có trao đổi với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và với trách nhiệm của Bộ, chúng tôi đã có công văn gửi địa phương. Tôi cũng đánh giá rất cao việc đồng chí Chủ tịch đã có yêu cầu thị xã Hồng Lĩnh báo cáo”.
Bộ trưởng cũng cho rằng đây không phải trường hợp cá biệt ở thị xã Hồng Lĩnh mà còn xảy ra ở ở nhiều nơi.
“Cán bộ địa phương cũng vì vui vẻ thôi, nhưng đã ảnh hưởng đến hình ảnh nhà giáo. Việc này phải rút kinh nghiệm. Linh hoạt nhưng phải có chừng mực. Linh hoạt mà để xã hội phải nóng lên về vấn đề này là không được”, ông nói.
“Tôi nhận trách nhiệm”, một lần nữa Bộ trưởng nhắc lại.
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) bày tỏ sự không đồng ý với đại biểu Nguyễn Chiến về việc dùng từ “tiếp viên”, vì như vậy sẽ gây tổn thương đến các giáo viên.
Tuy nhiên, đại biểu Hiền nói: “Tôi đồng tình với sự nhận trách nhiệm của Bộ trưởng, nhưng lại nói là “vui vẻ” thôi. Tôi không biết Bộ trưởng có đau lòng không, nhưng với góc độ giới, là một nữ đại biểu, tôi thực sự đau lòng”.
Và bà đặt câu hỏi: “Bộ trưởng sẽ có giải pháp gì tiếp theo để bảo vệ sự tôn nghiêm của ngành giáo và danh dự, uy tín của giáo viên, nhất là khi chúng ta nói rất nhiều đến cải cách giáo dục, mà cải cách giáo dục phải nhấn mạnh đến nhân sự, giáo viên, nhà quản lý, đội ngũ giáo dục?”.
Từ vị trí điều hành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc lại ý của đại biểu Hiền, không đồng tình với hai chữ “tiếp viên” của đại biểu Chiến, và cũng không đồng tình với hai chữ “vui vẻ” của Bộ trưởng Nhạ.
Cũng dùng quyền tranh luận, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nói, ông không đồng tình với phát ngôn bên lề Quốc hội của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trước đó.
“Bộ trưởng nói bảo vệ quyền lợi giáo viên, nhưng hôm trước Bộ trưởng nói, trước hết phải xem lại mấy cô giáo đó. Tôi cho rằng, chắc chắn giáo viên người ta tổn thương về câu nói đó của Bộ trưởng”, ông Vân nói, và đề nghị Bộ trưởng đọc những ý kiến bình luận dưới các bài báo về phát ngôn của Bộ trưởng, để hiểu phản ứng của dư luận.
Đó là việc UBND thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) điều động giáo viên làm lễ tân cho một sự kiện trên địa bàn.
Khi đại biểu Chiến chất vấn cách thức để chấm dứt việc điều động “giáo viên đi làm tiếp viên”, hội trường Quốc hội hơi xôn xao.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, ông nhận trách nhiệm và sẽ rút kinh nghiệm để chủ động hơn trong việc có ý kiến khi những hiện tượng này xảy ra, “chứ không để báo chí đề cập thì mới lên tiếng”.
Bộ trưởng nói rõ: “Tôi cũng đã có ý kiến. Khi nhận được thông tin này, tôi có trao đổi với đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và với trách nhiệm của Bộ, chúng tôi đã có công văn gửi địa phương. Tôi cũng đánh giá rất cao việc đồng chí Chủ tịch đã có yêu cầu thị xã Hồng Lĩnh báo cáo”.
Bộ trưởng cũng cho rằng đây không phải trường hợp cá biệt ở thị xã Hồng Lĩnh mà còn xảy ra ở ở nhiều nơi.
“Cán bộ địa phương cũng vì vui vẻ thôi, nhưng đã ảnh hưởng đến hình ảnh nhà giáo. Việc này phải rút kinh nghiệm. Linh hoạt nhưng phải có chừng mực. Linh hoạt mà để xã hội phải nóng lên về vấn đề này là không được”, ông nói.
“Tôi nhận trách nhiệm”, một lần nữa Bộ trưởng nhắc lại.
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) bày tỏ sự không đồng ý với đại biểu Nguyễn Chiến về việc dùng từ “tiếp viên”, vì như vậy sẽ gây tổn thương đến các giáo viên.
Tuy nhiên, đại biểu Hiền nói: “Tôi đồng tình với sự nhận trách nhiệm của Bộ trưởng, nhưng lại nói là “vui vẻ” thôi. Tôi không biết Bộ trưởng có đau lòng không, nhưng với góc độ giới, là một nữ đại biểu, tôi thực sự đau lòng”.
Và bà đặt câu hỏi: “Bộ trưởng sẽ có giải pháp gì tiếp theo để bảo vệ sự tôn nghiêm của ngành giáo và danh dự, uy tín của giáo viên, nhất là khi chúng ta nói rất nhiều đến cải cách giáo dục, mà cải cách giáo dục phải nhấn mạnh đến nhân sự, giáo viên, nhà quản lý, đội ngũ giáo dục?”.
Từ vị trí điều hành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc lại ý của đại biểu Hiền, không đồng tình với hai chữ “tiếp viên” của đại biểu Chiến, và cũng không đồng tình với hai chữ “vui vẻ” của Bộ trưởng Nhạ.
Cũng dùng quyền tranh luận, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nói, ông không đồng tình với phát ngôn bên lề Quốc hội của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trước đó.
“Bộ trưởng nói bảo vệ quyền lợi giáo viên, nhưng hôm trước Bộ trưởng nói, trước hết phải xem lại mấy cô giáo đó. Tôi cho rằng, chắc chắn giáo viên người ta tổn thương về câu nói đó của Bộ trưởng”, ông Vân nói, và đề nghị Bộ trưởng đọc những ý kiến bình luận dưới các bài báo về phát ngôn của Bộ trưởng, để hiểu phản ứng của dư luận.