“Có cơ sở để giảm lãi suất vào cuối năm”
Gần 6 tháng trôi qua sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng nhưng lãi suất cho vay trên thị trường vẫn được xem là gánh nặng cho doanh nghiệp
Vào cuối tháng 4/2016, tại một hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, kích nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, đã 6 tháng trôi qua, dường như chưa hề có động thái cụ thể nào từ Ngân hàng Nhà nước đối với chỉ đạo này. Và lãi suất cho vay trên thị trường vẫn được xem là “gánh nặng” đối với hầu hết các doanh nghiệp thiếu vốn.
Lý giải thực tế này, tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 4/10, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho hay, bước vào năm 2016, khi cầu trong nước tăng trưởng lại, tín dụng tăng nhanh từ đầu năm, lạm phát có xu hướng tăng trở lại thì câu chuyện điều hành lãi suất là vấn đề rất khó khăn.
Thậm chí, theo Phó thống đốc, trên thực tế, những tháng đầu năm, trên thị trường xuất hiện xu hướng một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Khi lãi suất huy động tăng thì rất khó để giảm lãi suất cho vay.
Chính vì thế, vào cuối tháng 4/2016, Thủ tướng có cuộc đối thoại với doanh nghiệp, tiếp sau đó có chỉ đạo tại các nghị quyết của Chính phủ, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, tổ chức điều hành làm sao để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
“Vào thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước thấy điều kiện thị trường là như vậy thì mục tiêu đầu tiên đặt ra là ngăn chặn xu hướng tăng lãi suất huy động, từ đó giảm áp lực lên lãi suất cho vay. Vì thế, về phía điều hành của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đã điều hành theo hướng điều tiết lượng vốn khả dụng của hệ thống một cách hợp lý, tức là cho phép hệ thống dư thừa thanh khoản, cho phép lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp”, Phó thống đốc lý giải.
Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, động thái trên là nhằm giúp các tổ chức tín dụng nếu gặp khó khăn về thanh khoản thì có thể dễ dàng tiếp cận trên thị trường liên ngân hàng, không quay ra cạnh tranh lãi suất huy động từ thị trường 1.
Đối với chỉ đạo của Thủ tướng - giảm lãi suất cho vay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 04, là chỉ thị xuyên suốt với Chỉ thị 01, chỉ đạo tác tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn cho hợp lý, tiết kiệm chi phí, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Trên thực tế, có một số ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay đối với một số đối tượng với thời hạn cụ thể.
Đối với kế hoạch giảm lãi suất cho vay từ nay tới cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phân tích, thời điểm cuối năm bao giờ nhu cầu tín dụng cũng tăng cao hơn so với những tháng đầu năm, trong lộ trình và diễn biến của lạm phát hiện nay thì Ngân hàng Nhà nước vẫn theo dõi rất sát để có thể điều hành.
“Gần đây có một số ngân hàng thương mại lớn có động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động khi thanh khoản của hệ thống vẫn tiếp tục dư thừa. Đây là cơ sở tốt để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay”, Phó thống đốc Hồng nói.
Tuy nhiên, đã 6 tháng trôi qua, dường như chưa hề có động thái cụ thể nào từ Ngân hàng Nhà nước đối với chỉ đạo này. Và lãi suất cho vay trên thị trường vẫn được xem là “gánh nặng” đối với hầu hết các doanh nghiệp thiếu vốn.
Lý giải thực tế này, tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 4/10, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho hay, bước vào năm 2016, khi cầu trong nước tăng trưởng lại, tín dụng tăng nhanh từ đầu năm, lạm phát có xu hướng tăng trở lại thì câu chuyện điều hành lãi suất là vấn đề rất khó khăn.
Thậm chí, theo Phó thống đốc, trên thực tế, những tháng đầu năm, trên thị trường xuất hiện xu hướng một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Khi lãi suất huy động tăng thì rất khó để giảm lãi suất cho vay.
Chính vì thế, vào cuối tháng 4/2016, Thủ tướng có cuộc đối thoại với doanh nghiệp, tiếp sau đó có chỉ đạo tại các nghị quyết của Chính phủ, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, tổ chức điều hành làm sao để phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
“Vào thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước thấy điều kiện thị trường là như vậy thì mục tiêu đầu tiên đặt ra là ngăn chặn xu hướng tăng lãi suất huy động, từ đó giảm áp lực lên lãi suất cho vay. Vì thế, về phía điều hành của Ngân hàng Nhà nước, chúng tôi đã điều hành theo hướng điều tiết lượng vốn khả dụng của hệ thống một cách hợp lý, tức là cho phép hệ thống dư thừa thanh khoản, cho phép lãi suất liên ngân hàng ở mức thấp”, Phó thống đốc lý giải.
Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, động thái trên là nhằm giúp các tổ chức tín dụng nếu gặp khó khăn về thanh khoản thì có thể dễ dàng tiếp cận trên thị trường liên ngân hàng, không quay ra cạnh tranh lãi suất huy động từ thị trường 1.
Đối với chỉ đạo của Thủ tướng - giảm lãi suất cho vay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 04, là chỉ thị xuyên suốt với Chỉ thị 01, chỉ đạo tác tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn cho hợp lý, tiết kiệm chi phí, phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Trên thực tế, có một số ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay đối với một số đối tượng với thời hạn cụ thể.
Đối với kế hoạch giảm lãi suất cho vay từ nay tới cuối năm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phân tích, thời điểm cuối năm bao giờ nhu cầu tín dụng cũng tăng cao hơn so với những tháng đầu năm, trong lộ trình và diễn biến của lạm phát hiện nay thì Ngân hàng Nhà nước vẫn theo dõi rất sát để có thể điều hành.
“Gần đây có một số ngân hàng thương mại lớn có động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động khi thanh khoản của hệ thống vẫn tiếp tục dư thừa. Đây là cơ sở tốt để các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay”, Phó thống đốc Hồng nói.