“5 cơ sở để giảm lãi suất cho vay”
Có 5 cơ sở để kỳ vọng lãi suất cho vay có thể giảm được những tháng cuối năm
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế 7 tháng đầu năm 2016, cùng dự báo về triển vọng lãi suất.
Báo cáo dẫn đánh giá của Ủy ban, việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm để hỗ trợ doanh nghiệp có sơ sở để thực hiện được. Có 5 cơ sở chính để nhìn về triển vọng này.
Thứ nhất, thanh khoản hệ thống đang khá dồi dào, có thể đảm bảo được nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế trong năm 2016. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng đang chuyển dịch tập trung cho 5 lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với chủ trương của Chính phủ.
Tuy nhiên, dữ liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ở hầu hết các nhóm ưu tiên trên đều thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân 6 tháng đầu năm nay.
Thứ hai, lãi suất trái phiếu Chính phủ tiếp tục giảm ở các kỳ hạn. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ đã đạt 85% kế hoạch năm (phát hành 250 nghìn tỷ đồng) sẽ giảm thiểu gây áp lực tăng lãi suất.
Thứ ba, lạm phát tăng so với năm trước nhưng dự báo cả năm vẫn ở mức thấp (3,5-4%).
Thứ tư, tỷ giá và thị trường ngoại hối từ đầu năm vẫn khá ổn định. Dự báo tỷ giá cuối năm chỉ dao động trong khoảng kỳ vọng (3%).
Thứ năm, lợi nhuận 6 tháng đầu năm các ngân hàng thương mại tương đối khả quan, tạo dư địa cho việc xử lý nợ xấu và tiết giảm chi phí hoạt động của hệ thống.
Theo số liệu của Ủy ban, tính đến 30/6/2016, lợi nhuận hệ thống các tổ chức tín dụng ước tăng 39,3% so với cùng kỳ năm trước.
“Như vậy, các điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất đang có nhiều yếu tố thuận lợi, song để duy trì việc giảm mặt bằng lãi suất, hệ thống ngân hàng cần phải chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh xử lý nợ xấu để giảm trích lập dự phòng”, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định.
Riêng về tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong tháng 7, Ủy ban cho biết vẫn ở mức dồi dào, do huy động tăng cao so với cùng kỳ (tính đến cuối tháng 6 tăng 10,2% so với đầu năm; cùng kỳ 2015 tăng 6%), trong khi tín dụng chỉ tăng ở mức tương đương (tính đến 30/6/2015, tăng trưởng tín dụng đạt 8,16% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm 2015 là 7,86%).
Mặt khác, cung tiền tăng khá mạnh (tính đến 31/5/2016, M2 tăng 6,77% so với cuối năm 2015; cùng kỳ 2015 tăng 3,8%) do Ngân hàng Nhà nước đã bơm vào hệ thống khoảng 180.000 tỷ đồng thông qua việc mua ngoại tệ, trong khi tính đến 22/7/2016 hút ròng khoảng 116.000 tỷ đồng.
Có một điểm đáng chú ý, những dữ liệu trong báo cáo tháng 7 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia không cập nhật được đến tháng 7/2016, về tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và cung tiền. Đây cũng là những số liệu thiếu vắng trong thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 vừa qua.
Báo cáo dẫn đánh giá của Ủy ban, việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm để hỗ trợ doanh nghiệp có sơ sở để thực hiện được. Có 5 cơ sở chính để nhìn về triển vọng này.
Thứ nhất, thanh khoản hệ thống đang khá dồi dào, có thể đảm bảo được nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế trong năm 2016. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng đang chuyển dịch tập trung cho 5 lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với chủ trương của Chính phủ.
Tuy nhiên, dữ liệu thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng ở hầu hết các nhóm ưu tiên trên đều thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân 6 tháng đầu năm nay.
Thứ hai, lãi suất trái phiếu Chính phủ tiếp tục giảm ở các kỳ hạn. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ đã đạt 85% kế hoạch năm (phát hành 250 nghìn tỷ đồng) sẽ giảm thiểu gây áp lực tăng lãi suất.
Thứ ba, lạm phát tăng so với năm trước nhưng dự báo cả năm vẫn ở mức thấp (3,5-4%).
Thứ tư, tỷ giá và thị trường ngoại hối từ đầu năm vẫn khá ổn định. Dự báo tỷ giá cuối năm chỉ dao động trong khoảng kỳ vọng (3%).
Thứ năm, lợi nhuận 6 tháng đầu năm các ngân hàng thương mại tương đối khả quan, tạo dư địa cho việc xử lý nợ xấu và tiết giảm chi phí hoạt động của hệ thống.
Theo số liệu của Ủy ban, tính đến 30/6/2016, lợi nhuận hệ thống các tổ chức tín dụng ước tăng 39,3% so với cùng kỳ năm trước.
“Như vậy, các điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất đang có nhiều yếu tố thuận lợi, song để duy trì việc giảm mặt bằng lãi suất, hệ thống ngân hàng cần phải chủ động tiết giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh xử lý nợ xấu để giảm trích lập dự phòng”, báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định.
Riêng về tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong tháng 7, Ủy ban cho biết vẫn ở mức dồi dào, do huy động tăng cao so với cùng kỳ (tính đến cuối tháng 6 tăng 10,2% so với đầu năm; cùng kỳ 2015 tăng 6%), trong khi tín dụng chỉ tăng ở mức tương đương (tính đến 30/6/2015, tăng trưởng tín dụng đạt 8,16% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm 2015 là 7,86%).
Mặt khác, cung tiền tăng khá mạnh (tính đến 31/5/2016, M2 tăng 6,77% so với cuối năm 2015; cùng kỳ 2015 tăng 3,8%) do Ngân hàng Nhà nước đã bơm vào hệ thống khoảng 180.000 tỷ đồng thông qua việc mua ngoại tệ, trong khi tính đến 22/7/2016 hút ròng khoảng 116.000 tỷ đồng.
Có một điểm đáng chú ý, những dữ liệu trong báo cáo tháng 7 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia không cập nhật được đến tháng 7/2016, về tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và cung tiền. Đây cũng là những số liệu thiếu vắng trong thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 vừa qua.