13:30 17/09/2019

Có một "đại công xưởng" sao chép tranh tại Trung Quốc

Hoài Phương

Tại ngôi làng này, một bản sao của bức tranh "Hoa hướng dương" của Van Gogh được hoàn thành sau 4 tiếng đồng hồ, rồi được bán ra thị trường với giá 8 đô-la.


Thành phố phía đông nam Trung Quốc - Thâm Quyến nổi tiếng với các ngành công nghiệp công nghệ cao. Còn ở vùng ngoại ô phía bắc của nó, ngôi làng Dafen có một cách khác để nổi tiếng: sao chép lại những bức tranh nổi tiếng.  Nơi đây cũng không khác gì một đại công xưởng với hàng ngàn họa sĩ lao động liên tục, ăn ngủ tại chỗ để mô phỏng lại các kiệt tác của các danh họa.Khi bước vào làng Dafen (Đại Phần), có lẽ nhiều người sẽ nghĩ mình đang lạc vào một viện bảo tàng mà xung quanh toàn là những tác phẩm nổi tiếng thế giới. Tại đây, bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng các bức họa như Mona Lisa, Bữa tiệc ly... cùng nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng thời phục hưng, hiện đại và đương đại mà không cần phải chen lấn như trong bảo tàng Louvre. Nhưng sự thật thì đây chỉ là những bức tranh sao chép, còn làng Đại Phần thì được biết đến như trung tâm sao chép tranh của thế giới.
Có một đại công xưởng sao chép tranh tại Trung Quốc - Ảnh 1.
Có một đại công xưởng sao chép tranh tại Trung Quốc - Ảnh 2.
Có một đại công xưởng sao chép tranh tại Trung Quốc - Ảnh 3.
Có một đại công xưởng sao chép tranh tại Trung Quốc - Ảnh 4.
Sự nổi tiếng với tranh sơn dầu của làng bắt đầu vào cuối những năm 1980 khi họa sĩ - doanh nhân Huang Jiang từ Hồng Kong về sống ở làng. Ông Huang đã kết nối với các họa sĩ và sinh viên mỹ thuật khác chép lại các bức tranh nổi tiếng của các họa sĩ phương tây như Vincent van Gogh, Leonardo da Vinci hay Rembrandt để bán cho thị trường thế giới. Các bức tranh chép được bán cho những người mua sỉ, các khách sạn và trung tâm hội nghị, những người sưu tầm tranh và chủ sở hữu của các phòng trưng bày mua bán tranh chép. Làng Dafen đã nhanh chóng chuyển mình trở thành một thành phố sôi động.Điểm khác biệt độc đáo trong quá trình sao chép tranh tại ngôi làng này là việc một bức tranh được "chắp bút" bởi nhiều người, có người chuyên chép phần phong cảnh, người lại chuyên chép phần chân dung... Chính sự phân công này đã tạo nên những bức tranh đẹp, chân thực và hoàn hảo nhất.
Có một đại công xưởng sao chép tranh tại Trung Quốc - Ảnh 5.
Có một đại công xưởng sao chép tranh tại Trung Quốc - Ảnh 6.
Giá cả của các tác phẩm sao chép này sẽ là một trời một vực so với bản gốc. Trang mạng DafenVillageOnline.com được lập ra để bán các tác phẩm này ra nước ngoài, các tác phẩm có giá trung bình 1 từ 5 đên 60 USD – tùy vào độ khó và mức độ nổi tiếng của bức tranh, mua càng nhiều, càng được giảm giá.
Có khoảng 8.000 người sống ở Dafen, trong đó bao gồm các họa sĩ, những người làm khung, người môi giới tranh và gia đình của họ. Nhiều họa sĩ đã được đào tạo bài bản tại các học viện nghệ thuật ở Trung Quốc. Vào thời hoàng kim, mỗi ngày có đến hàng nghìn tác phẩm tranh sao chép được cho ra lò tại làng Dafen, đáp ứng tới 60% nhu cầu tranh của toàn thế giới.Tuy nhiên, theo ghi nhận của BBC, lượng tranh chép xuất khẩu sang các nước phương Tây giảm hơn một nửa trong nửa đầu năm 2012. Anh Weng Yugo, họa sĩ 27 tuổi, các họa sĩ tại ngôi làng Dafen đã phải tìm cách thay đổi phong cách vẽ để có thể tồn tại với nghề.
Có một đại công xưởng sao chép tranh tại Trung Quốc - Ảnh 7.
Có một đại công xưởng sao chép tranh tại Trung Quốc - Ảnh 8.
Có một đại công xưởng sao chép tranh tại Trung Quốc - Ảnh 9.
Chính quyền địa phương tại Dafen hiện đã bắt tay vào kế hoạch biến ngôi làng này thành nơi sản xuất các tác phẩm gốc thay thế bằng việc đầu tư hơn 100 triệu Nhân dân tệ (khoảng 14,5 triệu USD) để xây dựng một bảo tàng nghệ thuật và hơn 260 căn hộ dành cho các họa sĩ sinh sống. Chính quyền Dafen hi vọng biến ngôi làng này thành điểm đến hấp dẫn của những du khách yêu thích nghệ thuật.

(Theo Nikkei Asian Review)