Cổ phần hóa: “Lần này phải kiên quyết”
Trong 3 năm liên tục, Thủ tướng họp với các “anh cả đỏ” vào mỗi dịp đầu năm để tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm mới
Trong 3 năm liên tục, Thủ tướng họp với các “anh cả đỏ” vào mỗi dịp đầu năm để tổng kết năm cũ và triển khai nhiệm vụ năm mới. Có vẻ năm nay sẽ không còn các cuộc gặp như vậy, mà thay vào đó là thông điệp quyết liệt cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Quyết liệt cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cũng đồng nghĩa với việc sẽ ít hơn những “thủ lĩnh” độc tôn làm mưa làm gió tại các tập đoàn kinh tế nhà nước kiểu như Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin hiện đang thụ án tù 20 năm hay Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Vinalines vừa bị tuyên án tử... Giới chuyên gia đánh giá đây là nỗ lực đáng ghi nhận trong việc quẳng bớt nỗi lo đi cho nền kinh tế.
“Lần này phải kiên quyết”
Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng “tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ có cải thiện quyết liệt, bởi Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thông điệp rõ ràng rằng, nếu doanh nghiệp nhà nước không chịu cổ phần hóa thì thay thế lãnh đạo. Đây là áp lực hành chính buộc lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước phải hành động, đưa ra các giải pháp để hành động”.
Tại phiên họp Chính phủ và các địa phương diễn ra cách đây hơn một tháng, Thủ tướng đã tỏ ra nhiều sốt ruột, và ông khẳng định rằng: “Nếu cán bộ lãnh đạo ở doanh nghiệp nhà nước không chịu cổ phần hóa thì phải thay thế”.
Thủ tướng còn nhấn mạnh, “cái nào thua lỗ, không khắc phục được thì giải thể, phá sản đi, lần này phải kiên quyết. Muốn có kinh tế thị trường phải đặt doanh nghiệp nhà nước trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, trong tiếp cận vốn và các nguồn lực khác”.
Trước đó, tại diễn đàn “Quan hệ đối tác phát triển Việt Nam”, diễn ra cuối năm 2013, Thủ tướng cho biết trong hai năm 2014-2015, sẽ cổ phần hóa khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là sẽ cổ phần hóa một tập đoàn kinh tế, 5/10 tổng công ty 91 và hầu hết các tổng công ty 90.
Như vậy, đích sớm nhất tới năm 2020, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu chỉ còn giữ lại khoảng 300 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước.
Hiện tại, Chính phủ đang xem xét việc cho phép các doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp cần thiết có thể thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành với mức giá thấp hơn giá trị mua ban đầu, chịu lỗ trước mắt nhưng sẽ tăng hiệu quả hoạt động sau khi thoái vốn.
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, Phó ban Tuyên truyền lý luận, báo Nhân dân, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được khởi động từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước với nhiều bước thăng trầm và trở thành một trong 3 trọng tâm đột phá tái cơ cấu kinh tế hiện nay theo tinh thần Hội nghị lần thứ 3 (tháng 10/2011), lần 6 (10/2012) và lần 8 (10/2013) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).
Về tổng thể, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn chậm, nặng về lượng hơn là chất, chưa có nhiều đột phá trong cơ chế hoạt động và quản lý nên hiệu lực và hiệu quả thấp, thậm chí ngày càng trở thành nhân tố kiềm chế đổi mới và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
Để trút bỏ gánh lo từ khối doanh nghiệp nhà nước, việc cổ phần hóa chính là phương thức khả dụng. Quá trình cổ phần hóa này được tin là sẽ có đột phá từ năm 2014 này bởi quyết tâm từ cấp cao nhất, khi Thủ tướng đã nhấn mạnh “lần này phải kiên quyết”.
Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa nhận định, hàng loạt quy chế và phát ngôn của Chính phủ Việt Nam đang và sẽ tạo một nền tảng pháp lý để đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Cần chuyển động đồng tốc
Kỳ vọng là vậy, nhưng TS. Nguyễn Đình Cung vẫn cảnh báo áp lực hành chính dù rất mạnh để buộc các vị lãnh đạo doanh nghiệp phải nỗ lực tái cơ cấu; nhưng sẽ không đủ, nếu các bộ ngành - những cơ quan có trách nhiệm đề ra chính sách và hỗ trợ xử lý các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu - không chuyển động đồng tốc.
Vì thế, nếu Thủ tướng muốn thực sự chuyển quyết tâm của mình thành hiện thực, thì cần làm rõ cả trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương có liên quan đến tiến trình này với những mốc thời gian cụ thể, giống như đối với lãnh đạo các doanh nghiệp. Khi đó, không ai có thể đá quả bóng trách nhiệm sang “sân” khác, như theo thông lệ thường xảy ra trong các cuộc cải cách.
“Ngay từ bây giờ, các bộ, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty phải công bố danh sách doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa trong năm 2014 và cả năm 2015, các khoản thoái vốn với lộ trình cụ thể. Như vậy, áp lực không chung chung, mà đẩy vào từng con người cụ thể, cá nhân cụ thể”, ông Cung nói.
Thực tế, cũng có nhiều hy vọng để giải tỏa những nỗi lo như vậy của TS. Cung.
Như tại hội nghị về thực hiện đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước ngành công thương diễn ra cuối tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có thái độ hết sức rõ ràng về việc sẽ có biện pháp xử lý lãnh đạo các doanh nghiệp không thực hiện cổ phần hóa trong năm 2014.
Còn vấn đề mà TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) băn khoăn là cổ phần hóa 500 doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2014 - 2015 không phải là quá khó, vấn đề là cổ phần hóa đến mức nào? Bao nhiêu tài sản nhà nước được chuyển ra khỏi nhà nước, được bán cho người khác? Quan trọng hơn là số cổ phần đó có lưu thông được trên thị trường chứng khoán hay không. Khi đó dân mới giám sát được quá trình hậu cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước.
Để trả lời những câu hỏi này của TS. Thành, hẳn rằng Chính phủ phải có một quyết tâm cao và sự điều hành rất sát sao.
Quyết liệt cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, cũng đồng nghĩa với việc sẽ ít hơn những “thủ lĩnh” độc tôn làm mưa làm gió tại các tập đoàn kinh tế nhà nước kiểu như Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin hiện đang thụ án tù 20 năm hay Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Vinalines vừa bị tuyên án tử... Giới chuyên gia đánh giá đây là nỗ lực đáng ghi nhận trong việc quẳng bớt nỗi lo đi cho nền kinh tế.
“Lần này phải kiên quyết”
Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng “tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ có cải thiện quyết liệt, bởi Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thông điệp rõ ràng rằng, nếu doanh nghiệp nhà nước không chịu cổ phần hóa thì thay thế lãnh đạo. Đây là áp lực hành chính buộc lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước phải hành động, đưa ra các giải pháp để hành động”.
Tại phiên họp Chính phủ và các địa phương diễn ra cách đây hơn một tháng, Thủ tướng đã tỏ ra nhiều sốt ruột, và ông khẳng định rằng: “Nếu cán bộ lãnh đạo ở doanh nghiệp nhà nước không chịu cổ phần hóa thì phải thay thế”.
Thủ tướng còn nhấn mạnh, “cái nào thua lỗ, không khắc phục được thì giải thể, phá sản đi, lần này phải kiên quyết. Muốn có kinh tế thị trường phải đặt doanh nghiệp nhà nước trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, trong tiếp cận vốn và các nguồn lực khác”.
Trước đó, tại diễn đàn “Quan hệ đối tác phát triển Việt Nam”, diễn ra cuối năm 2013, Thủ tướng cho biết trong hai năm 2014-2015, sẽ cổ phần hóa khoảng 500 doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là sẽ cổ phần hóa một tập đoàn kinh tế, 5/10 tổng công ty 91 và hầu hết các tổng công ty 90.
Như vậy, đích sớm nhất tới năm 2020, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu chỉ còn giữ lại khoảng 300 doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước.
Hiện tại, Chính phủ đang xem xét việc cho phép các doanh nghiệp nhà nước trong trường hợp cần thiết có thể thoái vốn đã đầu tư ngoài ngành với mức giá thấp hơn giá trị mua ban đầu, chịu lỗ trước mắt nhưng sẽ tăng hiệu quả hoạt động sau khi thoái vốn.
Theo TS. Nguyễn Minh Phong, Phó ban Tuyên truyền lý luận, báo Nhân dân, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được khởi động từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước với nhiều bước thăng trầm và trở thành một trong 3 trọng tâm đột phá tái cơ cấu kinh tế hiện nay theo tinh thần Hội nghị lần thứ 3 (tháng 10/2011), lần 6 (10/2012) và lần 8 (10/2013) Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI).
Về tổng thể, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn chậm, nặng về lượng hơn là chất, chưa có nhiều đột phá trong cơ chế hoạt động và quản lý nên hiệu lực và hiệu quả thấp, thậm chí ngày càng trở thành nhân tố kiềm chế đổi mới và trở thành gánh nặng cho nền kinh tế.
Để trút bỏ gánh lo từ khối doanh nghiệp nhà nước, việc cổ phần hóa chính là phương thức khả dụng. Quá trình cổ phần hóa này được tin là sẽ có đột phá từ năm 2014 này bởi quyết tâm từ cấp cao nhất, khi Thủ tướng đã nhấn mạnh “lần này phải kiên quyết”.
Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa nhận định, hàng loạt quy chế và phát ngôn của Chính phủ Việt Nam đang và sẽ tạo một nền tảng pháp lý để đẩy nhanh cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Cần chuyển động đồng tốc
Kỳ vọng là vậy, nhưng TS. Nguyễn Đình Cung vẫn cảnh báo áp lực hành chính dù rất mạnh để buộc các vị lãnh đạo doanh nghiệp phải nỗ lực tái cơ cấu; nhưng sẽ không đủ, nếu các bộ ngành - những cơ quan có trách nhiệm đề ra chính sách và hỗ trợ xử lý các vấn đề cụ thể của doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu - không chuyển động đồng tốc.
Vì thế, nếu Thủ tướng muốn thực sự chuyển quyết tâm của mình thành hiện thực, thì cần làm rõ cả trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương có liên quan đến tiến trình này với những mốc thời gian cụ thể, giống như đối với lãnh đạo các doanh nghiệp. Khi đó, không ai có thể đá quả bóng trách nhiệm sang “sân” khác, như theo thông lệ thường xảy ra trong các cuộc cải cách.
“Ngay từ bây giờ, các bộ, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty phải công bố danh sách doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa trong năm 2014 và cả năm 2015, các khoản thoái vốn với lộ trình cụ thể. Như vậy, áp lực không chung chung, mà đẩy vào từng con người cụ thể, cá nhân cụ thể”, ông Cung nói.
Thực tế, cũng có nhiều hy vọng để giải tỏa những nỗi lo như vậy của TS. Cung.
Như tại hội nghị về thực hiện đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước ngành công thương diễn ra cuối tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có thái độ hết sức rõ ràng về việc sẽ có biện pháp xử lý lãnh đạo các doanh nghiệp không thực hiện cổ phần hóa trong năm 2014.
Còn vấn đề mà TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) băn khoăn là cổ phần hóa 500 doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2014 - 2015 không phải là quá khó, vấn đề là cổ phần hóa đến mức nào? Bao nhiêu tài sản nhà nước được chuyển ra khỏi nhà nước, được bán cho người khác? Quan trọng hơn là số cổ phần đó có lưu thông được trên thị trường chứng khoán hay không. Khi đó dân mới giám sát được quá trình hậu cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước.
Để trả lời những câu hỏi này của TS. Thành, hẳn rằng Chính phủ phải có một quyết tâm cao và sự điều hành rất sát sao.