Cổ phiếu Goldman Sachs lên điểm, Phố Wall khởi sắc
Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại vào cuối ngày giao dịch sau khi cổ phiếu Goldman Sachs bất ngờ tăng điểm
Ngày 19/4, chứng khoán Mỹ đã tăng điểm trở lại vào cuối ngày giao dịch sau khi cổ phiếu Goldman Sachs bất ngờ tăng điểm kéo theo khối ngân hàng đồng loạt đi lên.
Hôm thứ Hai, Conference Board công bố chỉ số tổng hợp các chỉ báo kinh tế đã tăng 1,4% trong tháng 3/2010, mức cao nhất trong 10 tháng qua. Điều này chỉ ra triển vọng nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tích cực trong 3-6 tháng tới.
Cùng ngày, Citigroup công bố lãi 4,43 tỷ USD trong quý 1/2010 sau khi đã trả cổ tức cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi, từ mức lỗ 696 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng này kể từ quý 2/2007. Doanh thu của ngân hàng đạt 25,4 tỷ USD.
Trước đó, JPMorgan Chase công bố lợi nhuận 3 tháng đầu năm nay tăng 55% so với cùng kỳ; lợi nhuận của Bank of America giảm 25%, trong khi đó, Goldman Sachs dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh vào ngày 20/4 và Morgan Stanley sẽ công bố kết quả kinh doanh vào ngày 21/4.
Thị trường phục hồi trở lại
Dù mở cửa với mức giảm nhẹ, nhưng ba chỉ số chứng khoán Mỹ đã lấy lại đà tăng khi được hỗ trợ bởi thông tin tích cực về chỉ số tổng hợp các chỉ báo kinh tế tăng mạnh và kết quả kinh doanh của Citigroup tích cực.
Tuy nhiên, áp lực bán vẫn tăng cao và cổ phiếu Goldman Sachs nói riêng và nhiều cổ phiếu khối tài chính nói chung vẫn còn giảm điểm nên đã góp phần đưa thị trường lại chìm trong sắc đỏ.
Tuy nhiên, đà tăng điểm đã trở lại vào cuối ngày giao dịch sau khi nhà đầu tư đánh giá lại mức độ tổn hại của vụ kiện Goldman Sachs và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng này.
Lo lắng về vụ kiện Goldman Sachs bớt căng thẳng sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã bỏ phiếu với tỷ lệ 3-2 thông qua việc tiếp tục theo đuổi vụ kiện, trong đó Chủ tịch SEC và hai thành viên đảng Dân chủ bỏ phiếu thuận, còn 2 đại diện của đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống.
Cổ phiếu Goldman Sachs kết thúc phiên đã tăng 1,6% lên 163,32 USD/cổ phiếu, dù trước đó có lúc đã giảm 3,6%. Cổ phiếu này cuối tuần trước đã sụt giảm gần 13%, vốn hóa giảm hơn 10 tỷ USD. Goldman Sachs cũng đang phải đối mặt với khả năng bị điều tra ở Anh và Đức.
Sự phục hồi của cổ phiếu Goldman Sachs cũng tác động tích cực tới cổ phiếu khối ngân hàng nói riêng và thị trường nói chung. Cổ phiếu Morgan Stanley tăng 1,37%, cổ phiếu FITB lên 0,28%, cổ phiếu NTRC tiến thêm 1,71%, cổ phiếu BK tăng 1,81%. Riêng cổ phiếu Citigroup đã tăng tới 7,02% sau khi hãng này công bố mức lãi kỷ lục.
Cổ phiếu khối công nghệ tỏ ra đuối sức khi nhiều cổ phiếu lớn đồng loạt đi xuống. Trong đó, chỉ số PHLX khối công nghiệp bán dẫn giảm 1%, cổ phiếu của nhà sản xuất điện thoại BlackBerry, Research In Motion đã mất 1,5%.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 19/4 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 19/4: chỉ số Dow Jones tăng 73,39 điểm, tương đương 0,67%, chốt ở mức 11.092,05. Chỉ số Nasdaq hạ 1,15 điểm, tương ứng 0,05%, chốt ở mức 2.480,11. Chỉ số S&P 500 lên 5,39 điểm, tương đương 0,45%, chốt ở mức 1.197,52.
Thanh khoản phiên này tiếp tục đạt trên 10 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq, khối lượng khớp lệnh đạt 10,77 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường có 1.681 cổ phiếu giảm điểm và có 1.324 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Citigroup đại hội cổ đông; Coke, Goldman Sachs, J&J, Regions Financial, Apple và Yahoo công bố kết quả kinh doanh.
Thứ Tư: AT&T, Boeing, McDonald's, Morgan Stanley, United Technologies, Wells Fargo, eBay, Starbucks, Qualcomm công bố kết quả kinh doanh.
Thứ Năm: Công bố chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI), công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố doanh số bán nhà đã qua sử dụng; Pepsi, Verizon, Fifth Third, PNC Bank, American Express, Microsoft và Capital One công bố kết quả kinh doanh.
Thứ Sáu: Công bố số đơn đặt hàng lâu bền; doanh số bán nhà mới; Travelers, Honewell, Schlumberger và Xerox công bố kết quả kinh doanh.
Chứng khoán châu Á sụt giảm mạnh
Ngày 19/4, chứng khoán châu Á đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong 2 tháng qua sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cáo buộc Goldman Sachs gian lận trong hoạt động đầu tư và Trung Quốc hạn chế vốn vay vào thị trường bất động sản.
Ngay từ khi mở cửa ngày giao dịch đầu tuần, tất cả 8 thị trường chứng khoán lớn của khu vực đều đổ dốc. Biên độ giảm điểm gia tăng dần và gần như các chỉ số đều đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc trở thành tâm điểm khi chỉ số Shanghai Composite sụt giảm liên tục. Mốc 3.000 điểm bị thử thách lần thứ nhất đã nhanh chóng bật lên do lực mua tăng mạnh, khối lượng giao dịch cũng tăng vọt khi chỉ số này xuống dưới ngưỡng hỗ trợ mạnh này.
Tuy nhiên, ở lần thứ hai, chỉ số Shanghai Composite xuyên thủng 3.000 điểm và không có cơ hội vươn lên trên ngưỡng này. Kết thúc phiên, chỉ số Shanghai Composite mất 150 điểm, tương đương -4,79%, chốt ở mức 2.980,3.
Giống như thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường Hồng Kông, Đài Loan cũng sụt giảm với biên độ lớn ngay từ khi mở cửa và đóng cửa với mức giảm trên 2%. Diễn biến của thị trường chứng khoán Nhật, Singapore, Hàn Quốc đều sụt giảm khá mạnh.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm 2,1% xuống 125,62 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 19/2.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 3,17%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam xuống 1,01%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,43%. Chỉ số BSE của Ấn Độ hạ 1,05%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 1,68%. Chỉ số ASX của Australia trượt 1,36%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông xuống 2,1%. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,74%.
Hôm thứ Hai, Conference Board công bố chỉ số tổng hợp các chỉ báo kinh tế đã tăng 1,4% trong tháng 3/2010, mức cao nhất trong 10 tháng qua. Điều này chỉ ra triển vọng nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tích cực trong 3-6 tháng tới.
Cùng ngày, Citigroup công bố lãi 4,43 tỷ USD trong quý 1/2010 sau khi đã trả cổ tức cho cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi, từ mức lỗ 696 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng này kể từ quý 2/2007. Doanh thu của ngân hàng đạt 25,4 tỷ USD.
Trước đó, JPMorgan Chase công bố lợi nhuận 3 tháng đầu năm nay tăng 55% so với cùng kỳ; lợi nhuận của Bank of America giảm 25%, trong khi đó, Goldman Sachs dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh vào ngày 20/4 và Morgan Stanley sẽ công bố kết quả kinh doanh vào ngày 21/4.
Thị trường phục hồi trở lại
Dù mở cửa với mức giảm nhẹ, nhưng ba chỉ số chứng khoán Mỹ đã lấy lại đà tăng khi được hỗ trợ bởi thông tin tích cực về chỉ số tổng hợp các chỉ báo kinh tế tăng mạnh và kết quả kinh doanh của Citigroup tích cực.
Tuy nhiên, áp lực bán vẫn tăng cao và cổ phiếu Goldman Sachs nói riêng và nhiều cổ phiếu khối tài chính nói chung vẫn còn giảm điểm nên đã góp phần đưa thị trường lại chìm trong sắc đỏ.
Tuy nhiên, đà tăng điểm đã trở lại vào cuối ngày giao dịch sau khi nhà đầu tư đánh giá lại mức độ tổn hại của vụ kiện Goldman Sachs và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng này.
Lo lắng về vụ kiện Goldman Sachs bớt căng thẳng sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã bỏ phiếu với tỷ lệ 3-2 thông qua việc tiếp tục theo đuổi vụ kiện, trong đó Chủ tịch SEC và hai thành viên đảng Dân chủ bỏ phiếu thuận, còn 2 đại diện của đảng Cộng hòa bỏ phiếu chống.
Cổ phiếu Goldman Sachs kết thúc phiên đã tăng 1,6% lên 163,32 USD/cổ phiếu, dù trước đó có lúc đã giảm 3,6%. Cổ phiếu này cuối tuần trước đã sụt giảm gần 13%, vốn hóa giảm hơn 10 tỷ USD. Goldman Sachs cũng đang phải đối mặt với khả năng bị điều tra ở Anh và Đức.
Sự phục hồi của cổ phiếu Goldman Sachs cũng tác động tích cực tới cổ phiếu khối ngân hàng nói riêng và thị trường nói chung. Cổ phiếu Morgan Stanley tăng 1,37%, cổ phiếu FITB lên 0,28%, cổ phiếu NTRC tiến thêm 1,71%, cổ phiếu BK tăng 1,81%. Riêng cổ phiếu Citigroup đã tăng tới 7,02% sau khi hãng này công bố mức lãi kỷ lục.
Cổ phiếu khối công nghệ tỏ ra đuối sức khi nhiều cổ phiếu lớn đồng loạt đi xuống. Trong đó, chỉ số PHLX khối công nghiệp bán dẫn giảm 1%, cổ phiếu của nhà sản xuất điện thoại BlackBerry, Research In Motion đã mất 1,5%.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 19/4 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 19/4: chỉ số Dow Jones tăng 73,39 điểm, tương đương 0,67%, chốt ở mức 11.092,05. Chỉ số Nasdaq hạ 1,15 điểm, tương ứng 0,05%, chốt ở mức 2.480,11. Chỉ số S&P 500 lên 5,39 điểm, tương đương 0,45%, chốt ở mức 1.197,52.
Thanh khoản phiên này tiếp tục đạt trên 10 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq, khối lượng khớp lệnh đạt 10,77 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, thị trường có 1.681 cổ phiếu giảm điểm và có 1.324 cổ phiếu lên điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Citigroup đại hội cổ đông; Coke, Goldman Sachs, J&J, Regions Financial, Apple và Yahoo công bố kết quả kinh doanh.
Thứ Tư: AT&T, Boeing, McDonald's, Morgan Stanley, United Technologies, Wells Fargo, eBay, Starbucks, Qualcomm công bố kết quả kinh doanh.
Thứ Năm: Công bố chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI), công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố doanh số bán nhà đã qua sử dụng; Pepsi, Verizon, Fifth Third, PNC Bank, American Express, Microsoft và Capital One công bố kết quả kinh doanh.
Thứ Sáu: Công bố số đơn đặt hàng lâu bền; doanh số bán nhà mới; Travelers, Honewell, Schlumberger và Xerox công bố kết quả kinh doanh.
Chứng khoán châu Á sụt giảm mạnh
Ngày 19/4, chứng khoán châu Á đã có phiên giảm điểm mạnh nhất trong 2 tháng qua sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ cáo buộc Goldman Sachs gian lận trong hoạt động đầu tư và Trung Quốc hạn chế vốn vay vào thị trường bất động sản.
Ngay từ khi mở cửa ngày giao dịch đầu tuần, tất cả 8 thị trường chứng khoán lớn của khu vực đều đổ dốc. Biên độ giảm điểm gia tăng dần và gần như các chỉ số đều đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc trở thành tâm điểm khi chỉ số Shanghai Composite sụt giảm liên tục. Mốc 3.000 điểm bị thử thách lần thứ nhất đã nhanh chóng bật lên do lực mua tăng mạnh, khối lượng giao dịch cũng tăng vọt khi chỉ số này xuống dưới ngưỡng hỗ trợ mạnh này.
Tuy nhiên, ở lần thứ hai, chỉ số Shanghai Composite xuyên thủng 3.000 điểm và không có cơ hội vươn lên trên ngưỡng này. Kết thúc phiên, chỉ số Shanghai Composite mất 150 điểm, tương đương -4,79%, chốt ở mức 2.980,3.
Giống như thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường Hồng Kông, Đài Loan cũng sụt giảm với biên độ lớn ngay từ khi mở cửa và đóng cửa với mức giảm trên 2%. Diễn biến của thị trường chứng khoán Nhật, Singapore, Hàn Quốc đều sụt giảm khá mạnh.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm 2,1% xuống 125,62 điểm, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 19/2.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 3,17%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam xuống 1,01%. Chỉ số Straits Times của Singapore giảm 1,43%. Chỉ số BSE của Ấn Độ hạ 1,05%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc mất 1,68%. Chỉ số ASX của Australia trượt 1,36%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông xuống 2,1%. Chỉ số Nikkei 225 giảm 1,74%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.018,66 | 11.092,05 | 73,39 | 0,67 |
Nasdaq | 2.481,26 | 2.480,11 | 1,15 | 0,05 | |
S&P 500 | 1.192,13 | 1.197,52 | 5,39 | 0,45 | |
Anh | FTSE 100 | 5.743,96 | 5.727,91 | 16,05 | 0,28 |
Đức | DAX | 6.180,90 | 6.162,44 | 18,46 | 0,30 |
Pháp | CAC 40 | 3.986,63 | 3.970,47 | 16,16 | 0,41 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.111,57 | 7.854,22 | 257,35 | 3,17 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 11.102,18 | 10.908,77 | 193,41 | 1,74 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.865,26 | 21.405,17 | 460,09 | 2,10 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.734,49 | 1.705,30 | 29,19 | 1,68 |
Singapore | Straits Times | 3.016,94 | 2,964.25 | 42,94 | 1,43 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.130,30 | 2.980,30 | 150,01 | 4,79 |
Ấn Độ | BSE | 17.591,18 | 17,407.15 | 184,03 | 1,05 |
Australia | ASX | 5.007,30 | 4.939,40 | 67,90 | 1,36 |
Việt Nam | VN-Index | 522,03 | 516,74 | 5,29 | 1,01 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |