Có thể cắt giảm 32% thủ tục hành chính trong đấu thầu
Có thể cắt giảm được gần 362,3 tỷ đồng chi phí, nếu Chính phủ cho phép sửa đổi 338 và bãi bỏ 36 thủ tục hành chính
Có thể cắt giảm được gần 362,3 tỷ đồng chi phí, nếu Chính phủ cho phép sửa đổi 338 và bãi bỏ 36 thủ tục hành chính theo kiến nghị của tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI).
Con số này vừa được công bố chiều 19/4, tại Hội nghị công bố kết quả rà soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cụ thể, qua rà soát 503 thủ tục hành chính thuộc 6 lĩnh vực, được công bố lần đầu tiên vào ngày 14/8/2009, Tổ công tác kiến nghị chỉ giữ nguyên 79 thủ tục, chiếm tỷ trọng 15,7%; đơn giản hóa 424 thủ tục còn lại, chiếm 84,3%.
Đây là con số khá cao nếu so với tỷ lệ kiến nghị đơn giản hóa thủ tục trung bình của các bộ, ngành là 81%, và tỷ lệ này của các địa phương là 66%.
Nếu kiến nghị này được Chính phủ thông qua, hàng năm tổng chi phí tuân thủ ước tính theo các quy định hiện nay về thủ tục hành chính sẽ giảm từ 845,9 tỷ đồng xuống còn 483,6 tỷ đồng, tương đương giảm 42,8% so với chi phí tuân thủ hiện nay của doanh nghiệp và người dân.
Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp ước tính cắt giảm được tỷ lệ lớn nhất về chi phí tuân thủ, khoảng 45,4%. Đây cũng là lĩnh vực có số thủ tục được đưa vào rà soát lớn, đạt 257 thủ tục, và Tổ công tác kiến nghị bãi bỏ 18 thủ tục, sửa đổi 223 thủ tục khác.
Tiếp đến là lĩnh vực đầu tư trong nước cắt giảm khoảng 35,2% chi phí tuân thủ (rà soát 64 thủ tục với 39 kiến nghị sửa đổi); lĩnh vực đấu thầu cắt giảm khoảng 32% (rà soát 92 thủ tục với 51 kiến nghị sửa đổi,18 bãi bỏ); lĩnh vực hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ nước ngoài cắt giảm ước tính 30,1% (rà soát 14 thủ tục và kiến nghị sửa đổi 5)…
Cũng tại Hội nghị, đại diện của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ cho biết, tính đến ngày 31/3/2010, đã có 24/24 bộ, ngành và 63/63 địa phương hoàn thành công tác tự rà soát theo giai đoạn 2 của Đề án 30.
Theo vị này, trong tổng số 5.565 thủ tục hành chính được rà soát, các bộ, ngành đã kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ 453 thủ tục; sửa đổi, bổ sung 3.749 thủ tục; thay thể 288 thủ tục.
Kết quả tổng hợp nhanh của Tổ công tác thuộc Chính phủ ước tính, tổng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính tiết kiệm được, nếu kiến nghị của các bộ, ngành và địa phương được thông qua, vào khoảng gần 30 nghìn tỷ đồng/năm.
Dự kiến, đến hết tháng 5 năm nay, Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất trình Thủ tướng xem xét và phê duyệt ban hành chính thức bộ thủ tục hành chính của các bộ, ngành và địa phương.
Tuy nhận được sự đánh giá cao của Tổ công tác, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, đây mới là kết quả bước đầu. Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện theo đúng quy định của thủ tục hành chính.
Con số này vừa được công bố chiều 19/4, tại Hội nghị công bố kết quả rà soát thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cụ thể, qua rà soát 503 thủ tục hành chính thuộc 6 lĩnh vực, được công bố lần đầu tiên vào ngày 14/8/2009, Tổ công tác kiến nghị chỉ giữ nguyên 79 thủ tục, chiếm tỷ trọng 15,7%; đơn giản hóa 424 thủ tục còn lại, chiếm 84,3%.
Đây là con số khá cao nếu so với tỷ lệ kiến nghị đơn giản hóa thủ tục trung bình của các bộ, ngành là 81%, và tỷ lệ này của các địa phương là 66%.
Nếu kiến nghị này được Chính phủ thông qua, hàng năm tổng chi phí tuân thủ ước tính theo các quy định hiện nay về thủ tục hành chính sẽ giảm từ 845,9 tỷ đồng xuống còn 483,6 tỷ đồng, tương đương giảm 42,8% so với chi phí tuân thủ hiện nay của doanh nghiệp và người dân.
Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp ước tính cắt giảm được tỷ lệ lớn nhất về chi phí tuân thủ, khoảng 45,4%. Đây cũng là lĩnh vực có số thủ tục được đưa vào rà soát lớn, đạt 257 thủ tục, và Tổ công tác kiến nghị bãi bỏ 18 thủ tục, sửa đổi 223 thủ tục khác.
Tiếp đến là lĩnh vực đầu tư trong nước cắt giảm khoảng 35,2% chi phí tuân thủ (rà soát 64 thủ tục với 39 kiến nghị sửa đổi); lĩnh vực đấu thầu cắt giảm khoảng 32% (rà soát 92 thủ tục với 51 kiến nghị sửa đổi,18 bãi bỏ); lĩnh vực hỗ trợ phát triển chính thức và viện trợ phi chính phủ nước ngoài cắt giảm ước tính 30,1% (rà soát 14 thủ tục và kiến nghị sửa đổi 5)…
Cũng tại Hội nghị, đại diện của Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ cho biết, tính đến ngày 31/3/2010, đã có 24/24 bộ, ngành và 63/63 địa phương hoàn thành công tác tự rà soát theo giai đoạn 2 của Đề án 30.
Theo vị này, trong tổng số 5.565 thủ tục hành chính được rà soát, các bộ, ngành đã kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ 453 thủ tục; sửa đổi, bổ sung 3.749 thủ tục; thay thể 288 thủ tục.
Kết quả tổng hợp nhanh của Tổ công tác thuộc Chính phủ ước tính, tổng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính tiết kiệm được, nếu kiến nghị của các bộ, ngành và địa phương được thông qua, vào khoảng gần 30 nghìn tỷ đồng/năm.
Dự kiến, đến hết tháng 5 năm nay, Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ sẽ lựa chọn phương án tối ưu nhất trình Thủ tướng xem xét và phê duyệt ban hành chính thức bộ thủ tục hành chính của các bộ, ngành và địa phương.
Tuy nhận được sự đánh giá cao của Tổ công tác, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, đây mới là kết quả bước đầu. Trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện theo đúng quy định của thủ tục hành chính.