Cố vấn kinh tế của Obama làm Chủ tịch Citigroup
Citigroup bổ nhiệm ông Richard Parsons, cựu CEO của hãng truyền thông Time Warner, vào ghế Chủ tịch
Ngân hàng Citigroup của Mỹ vừa cho biết đã bổ nhiệm ông Richard Parsons, cựu giám đốc điều hành (CEO) của hãng truyền thông Time Warner, đồng thời là một thành viên trong ban giám đốc của Citigroup, vào ghế Chủ tịch tập đoàn.
Như vậy, ông Parsons sẽ là người kế nhiệm đương kim Chủ tịch Win Bischoff của Citigroup. Ông Bischoff mới nhậm chức Chủ tịch Citigroup vào tháng 12/2007 sau khi vị CEO kiêm Chủ tịch của tập đoàn khi đó là Charles Prince bị sa thải sau một thời gian tập đoàn làm ăn thua lỗ nặng nề.
Quyết định bổ nhiệm này của Citigroup sẽ có hiệu lực từ ngày 23/2 tới.
Hiện Citigroup đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử. Khủng hoảng tài chính đã khiến tập đoàn ngân hàng này thua lỗ 5 quý liền liên tiếp và phải nhận 45 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ để thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ. Năm 2008, giá cổ phiếu của Citigroup sụt giảm khoảng 85%.
Tuần trước, Citigroup mới tuyên bố chia tách thành hai bộ phận sau khi báo lỗ 8,29 tỷ USD trong quý 4/2008.
Trong bối cảnh khủng hoảng leo thang và lan rộng, giới quan sát và nhiều nhà đầu tư đã lên tiếng chỉ trích ban lãnh đạo Citigroup là đã đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực thị trường địa ốc đầy rủi ro. Trong vòng mấy tuần trở lại đây, sự chỉ trích càng gia tăng, làm dấy lên những đồn đoán rằng sẽ phải có sự thay đổi trong ban lãnh đạo của tập đoàn này. Đầu tháng này, một thành viên lâu năm của ban lãnh đạo Citigroup là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Robert Robin đã tuyên bố sẽ nghỉ hưu.
Về phần mình, ông Parsons là một gương mặt đã được dự báo từ trước là có nhiều khả năng sẽ được bổ nhiệm vào ghế Chủ tịch thay cho ông Bischoff, vì ông vừa có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, vừa có kinh nghiệm lãnh đạo một doanh nghiệp lớn.
Trước khi đóng vai trò chủ chốt trong vụ đàm phán sáp nhập giữa Time Warner và America Online vào năm 2000 rồi nắm chức CEO kiêm Chủ tịch tập đoàn này, ông Parsons đã từng là CEO kiêm Chủ tịch của một ngân hàng có tên Dime Bancorp vào đầu những năm 1990.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, Citigroup có chiến lược tận dụng mối quan hệ của ông Parsons với chính quyền của tân Tổng thống Barack Obama. Ông Parsons từng là một cố vấn kinh tế của ông Obama.
Từ giữa năm 2008 tới nay, ông Parsons ngày càng đóng một vai trò lớn hơn trong việc đại diện cho Citigroup trong quan hệ với Chính phủ Mỹ và giới doanh nghiệp. Thăng tiến trong Citigroup không phải là cơ hội duy nhất mà ông có được. Trước đó, ông đã có cơ hội tìm được cho mình một vị trí quan trọng trong chính quyền của Tổng thống Obama.
Năm ngoái, Thống đốc thành phố New York Michael R. Bloomberg từng đề nghị ông Parsons ra tranh cử chức thống đốc thành phố này trong năm nay. Hiện ông còn tham gia công tác giảng dạy tại Đại học Hawaii.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Parsons cho biết, ông coi việc giữ chức Chủ tịch Citigroup là một nhiệm vụ nhằm phục vụ cho những lợi ích công, một vai trò quan trọng không chỉ để ổn định lại tập đoàn, mà còn để ổn định lại cả hệ thống tài chính nói chung.
“Citigroup là một tập đoàn quan trọng, không chỉ đối với các cổ đông mà đối với cả hệ thống tài chính toàn cầu”, ông nói.
Trong một báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) ngày 21/1, Citigroup cho biết, ba quan chức hàng đầu của tập đoàn này, bao gồm Chủ tịch Bischoff, CEO Vikram Pandit, và Giám đốc tài chính (CFO) Gary Crittenden đều từ chối nhận tiền thưởng năm 2008.
Năm 2008, ông Bischoff được Citigroup trả lượng tiền mặt và cổ phiếu trị giá ít nhất 7 triệu USD.
(Theo AP, New York Times)
Như vậy, ông Parsons sẽ là người kế nhiệm đương kim Chủ tịch Win Bischoff của Citigroup. Ông Bischoff mới nhậm chức Chủ tịch Citigroup vào tháng 12/2007 sau khi vị CEO kiêm Chủ tịch của tập đoàn khi đó là Charles Prince bị sa thải sau một thời gian tập đoàn làm ăn thua lỗ nặng nề.
Quyết định bổ nhiệm này của Citigroup sẽ có hiệu lực từ ngày 23/2 tới.
Hiện Citigroup đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử. Khủng hoảng tài chính đã khiến tập đoàn ngân hàng này thua lỗ 5 quý liền liên tiếp và phải nhận 45 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ để thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ. Năm 2008, giá cổ phiếu của Citigroup sụt giảm khoảng 85%.
Tuần trước, Citigroup mới tuyên bố chia tách thành hai bộ phận sau khi báo lỗ 8,29 tỷ USD trong quý 4/2008.
Trong bối cảnh khủng hoảng leo thang và lan rộng, giới quan sát và nhiều nhà đầu tư đã lên tiếng chỉ trích ban lãnh đạo Citigroup là đã đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực thị trường địa ốc đầy rủi ro. Trong vòng mấy tuần trở lại đây, sự chỉ trích càng gia tăng, làm dấy lên những đồn đoán rằng sẽ phải có sự thay đổi trong ban lãnh đạo của tập đoàn này. Đầu tháng này, một thành viên lâu năm của ban lãnh đạo Citigroup là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Robert Robin đã tuyên bố sẽ nghỉ hưu.
Về phần mình, ông Parsons là một gương mặt đã được dự báo từ trước là có nhiều khả năng sẽ được bổ nhiệm vào ghế Chủ tịch thay cho ông Bischoff, vì ông vừa có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng, vừa có kinh nghiệm lãnh đạo một doanh nghiệp lớn.
Trước khi đóng vai trò chủ chốt trong vụ đàm phán sáp nhập giữa Time Warner và America Online vào năm 2000 rồi nắm chức CEO kiêm Chủ tịch tập đoàn này, ông Parsons đã từng là CEO kiêm Chủ tịch của một ngân hàng có tên Dime Bancorp vào đầu những năm 1990.
Nhiều nhà phân tích cho rằng, Citigroup có chiến lược tận dụng mối quan hệ của ông Parsons với chính quyền của tân Tổng thống Barack Obama. Ông Parsons từng là một cố vấn kinh tế của ông Obama.
Từ giữa năm 2008 tới nay, ông Parsons ngày càng đóng một vai trò lớn hơn trong việc đại diện cho Citigroup trong quan hệ với Chính phủ Mỹ và giới doanh nghiệp. Thăng tiến trong Citigroup không phải là cơ hội duy nhất mà ông có được. Trước đó, ông đã có cơ hội tìm được cho mình một vị trí quan trọng trong chính quyền của Tổng thống Obama.
Năm ngoái, Thống đốc thành phố New York Michael R. Bloomberg từng đề nghị ông Parsons ra tranh cử chức thống đốc thành phố này trong năm nay. Hiện ông còn tham gia công tác giảng dạy tại Đại học Hawaii.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Parsons cho biết, ông coi việc giữ chức Chủ tịch Citigroup là một nhiệm vụ nhằm phục vụ cho những lợi ích công, một vai trò quan trọng không chỉ để ổn định lại tập đoàn, mà còn để ổn định lại cả hệ thống tài chính nói chung.
“Citigroup là một tập đoàn quan trọng, không chỉ đối với các cổ đông mà đối với cả hệ thống tài chính toàn cầu”, ông nói.
Trong một báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) ngày 21/1, Citigroup cho biết, ba quan chức hàng đầu của tập đoàn này, bao gồm Chủ tịch Bischoff, CEO Vikram Pandit, và Giám đốc tài chính (CFO) Gary Crittenden đều từ chối nhận tiền thưởng năm 2008.
Năm 2008, ông Bischoff được Citigroup trả lượng tiền mặt và cổ phiếu trị giá ít nhất 7 triệu USD.
(Theo AP, New York Times)